Xử Lý Người Bị Ngất Xỉu

Xử Lý Người Bị Ngất Xỉu

ngatxiuNgất xỉu, người ta còn gọi là “chết giấc”, là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt, mắt tối sầm và sau đó không nhận thức được xung quanh. Tình trạng ngất xỉu xảy ra khi dòng máu đến não thấp hơn mức tối thiểu hay do huyết áp giảm đột ngột.

 

Nguyên Nhân:

Một người có thể bị ngất do cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, thiếu ôxy, bệnh tim, say nắng, kiệt sức, đói…

Nguyên nhân có thể do: xúc động, quá mệt; thay đổi tư thế bất chợt; nồng độ đường trong máu thấp; nhịp đập của tim bất thường; lên cơn đau tim; quá tức giận… Trừ vài trường hợp ngất gặp trong các bệnh tim mạch, huyết áp, nói chung ngất không phải là một bệnh.

Nhiều người có thể bị ngất cùng thời gian tại một nơi đông đúc, nóng; khi quá mệt, lúc bụng đói hay gặp việc gì gây uất ức. Dậy thì cũng có thể là một yếu tố, vì ở tuổi này, các cảm xúc rất nhạy cảm.
Nếu tình trạng ngất hoặc chóng mặt thường xảy ra khi đột ngột đứng dậy, cần chú ý để tránh. Khi đang nằm muốn ngồi dậy, hay khi đang ngồi muốn đứng dậy hãy làm từ từ. Không đứng lâu quá một chỗ.
Nếu có tình trạng chóng mặt sau khi dùng một loại thuốc nào đó, nên báo cho bác sĩ điều trị biết để đổi thuốc.

Đối với sinh viên ngoài các trường hợp ngất do tim mạch, thần kinh, hô hấp… thì nguyên nhân hay gặp còn là do hạ đường huyết, các yếu tố về tâm lý.

Triệu chứng của ngất:

Người bệnh tự nhiên thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… rồi ngã lăn ra. Có khi toát mồ hôi, da nhợt nhạt, chân tay lạnh; tuần hoàn và hô hấp ngừng hoặc rất yếu, huyết áp hạ, đồng tử giãn.

     Những điều nên làm:

  • Đặt bệnh nhân nằm nơi thoáng mát, đỡ chân bệnh nhân lên, đầu thấp.ngatxiu2
  • Nới lỏng quần áo, dây nịt, cà vạt… để máu dễ lưu thông.
  • Bảo đảm cho bệnh nhân thở nhiều không khí trong lành; nếu cần thiết thì hãy mở cửa sổ ra.
  • Xoa bóp, kích thích lên cơ thể như giật tóc mai, tát vào má, đắp khăn ướt lên mặt, xoa bóp bằng cồn long não, cho ngửi amoniac, giấm…
  • Trong trường hợp ngất nặng, ngoài cách xử trí như trên còn phải làm hô hấp nhân tạo hoặc tiến hành thủ thuật “Hồi sinh tim phổi” (CPR)
  • Bấm vào huyệt nhân trung và huyệt dũng tuyền. Huyệt nhân trung nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Huyệt dũng tuyền nằm dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2. Cần bấm huyệt ngay sau khi người bệnh có biểu hiện ngất nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt.

ngatxiu3

TỰ XỬ TRÍ KHI BỊ NGẤT XỈU:

Ngất xỉu có thể là một điều đáng sợ, đặc biệt là khi bạn không biết tại sao hoặc phải làm gì. Dưới đây là các bước cần thực hiện để chăm sóc bản thân (hoặc người khác), nếu tình trạng ngất xỉu ập đến trong tương lai.

Bước 1: KHI BẠN CẢM THẤY “NÓ” SẮP ĐẾN

 ngatxiu4

  1. Lắng nghe và cảm nhận các triệu chứng:

 Trước khi bị ngất xỉu, bạn có thể cảm thấy ánh đèn như đang mờ đi, đầu choáng váng và chóng mặt, tiếng động nghe không rõ ràng.

  1. Nằm xuống ngay lập tức:

 Nếu bạn bắt đầu thấy bất kỳ triệu chứng nào như vậy, hãy nằm xuống càng sớm càng tốt, tránh làm tổn thương chính mình. Sự nguy hiểm vì bị té khi xỉu, nói chung, nó không phải là nghiêm trọng cho lắm (trừ khi bạn bị đập đầu vào một vật cứng nào đó). Kê chân lên mấy chiếc gối hoặc một chiếc áo khoác cuộn lại, sao cho chân của bạn cao hơn tim của bạn. Điều này làm tăng lưu lượng máu đến tim và não, chính xác là những gì bạn cần.

 Biết rằng ngay cả khi bạn nằm xuống, bạn vẫn có thể bị ngất nhưng ít nhất là bạn cũng được an toàn.

  1. Nếu bạn không thể nằm xuống:

 Hãy ngồi và đặt đầu giữa hai đầu gối để tăng cường máu lưu thông lên não của bạn. Điều này giúp bạn có thời gian để cảnh báo cho ai đó gần bạn đưa bạn đến một nơi thông thoáng hơn.

ngatxiu5

  1. Nếu có thể, bạn nói với ai đó là bạn sắp ngất xỉu:

 Đôi khi ngất xỉu có thể là một tình trạng nguy hiểm, vì vậy điều tốt nhất là được sự giúp đỡ của ai đó trước khi bạn mất hết ý thức. Cho nên khi bạn bắt đầu cảm thấy các triệu chứng, hãy gọi ai đó – thậm chí một người lạ – nói là bạn đang mất tầm nhìn và cảm thấy chóng mặt. Bạn cần họ dọn sàn nhà hoặc một nơi an toàn để bạn nằm và theo dõi tình trạng của bạn. Điều này chỉ áp dụng nếu bạn đang ở trong một khu vực đông người. Đừng đi quá xa! Bạn không nên ở với một người lạ nào đó nơi vắng vẻ.

  1. Nếu bạn đang đứng mà cảm thấy sắp ngất xỉu:

 Nếu không có ai giúp đỡ, hãy tìm một bức tường, dựa vào đó mà ngồi xuống thì tốt hơn nhiều so với việc bạn té xuống sàn nhà và bị gãy tay hoặc tìm một vật mềm như tấm nệm chẳng hạn, để té xuống.

  1. Nếu bạn đang ở giữa cầu thang có một rào chắn (lan can):

 Hãy vịn vào lan can và ngồi xuống, vì khi bạn ngã, bạn sẽ chỉ trượt một hoặc hai chân hơn là té nhào từ cầu thang xuống. Nhưng dù cầu thang có lan can hay không thì cố gắng xuống tới sàn nhà càng sớm càng tốt.

Bước 2: SAU KHI TRẠNG THÁI NGẤT XỈU QUA ĐI

 ngatxiu6

  1. Nếu bạn đang ở một mình, hít một hơi thật sâu:

 Kiểm tra các vết thương nhưng không ngồi dậy, cứ nằm yên đó khoảng 10-15 phút. Nếu có thể, bạn nên gác chân cao lên để tăng lưu lượng máu đến não của bạn. Nếu có điện thoại, hãy gọi một người bạn hoặc người thân hay một ai đó mà bạn biết đang ở gần bạn.

  1. Uống đủ nước:

 Đặc biệt là khi cơ thể bạn đang bị mất nước do đổ mồ hôi nhiều hoặc đang ở  trong một môi trường nóng. Đôi khi chính nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng trong sự ngất xỉu.

ngatxiu7

  1. Ăn mặn:

 Thực phẩm nhiều muối được cho là làm tăng huyết áp, vì vậy các bác sĩ thường khuyên bạn nên dùng các thực phẩm hoặc các chất lỏng có muối cho những người đã từng bị ngất xỉu.

Thông thường, ăn mặn không phải là một điều tốt, đặc biệt là đối với những người có huyết áp cao. Nếu bạn đang bị huyết áp cao, thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi bạn ăn hoặc uống những gì có nhiều muối.

  1. Đi đứng, cử động chậm:

 Nghỉ hẳn một ngày, không di chuyển đột ngột hay làm bất cứ điều gì cho đến khi bạn cảm thấy hồi phục hoàn toàn. Ăn những gì bạn có thể, uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Đó là những gì bạn cần. Sự chuyển động duy nhất được khuyến khích là chuyển động đôi chân của bạn trong khi đang nằm. Điều này kích thích sự lưu thông máu và giùp cho mọi thứ vận hành

ngatxiu8

  1. Nếu các triệu chứng không giảm:

 Phải gọi 115. Một đợt ngất xỉu chỉ kéo dài từ vài giây đến một phút. Nếu bạn bị lâu hơn, cần phải được đưa vào bệnh viện. Hơn nữa, nếu điều này xảy ra thường xuyên, cần phải đến bác sĩ. Bạn cũng cần phải theo dõi nhịp tim và huyết áp thường xuyên.

SAU KHI TỈNH LẠI:

  • Khi bệnh nhân tỉnh lại, trấn an và giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Đỡ nạn nhân ngồi dậy từ từ.
  • Tìm xem bệnh nhân có còn bị thương tích nào do bị ngã gây ra không và điều trị cho bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân không hồi tỉnh lại nhanh, hãy kiểm tra nhịp thở và mạch đập của bệnh nhân, chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế dễ hồi sức và quay số 115 gọi cấp cứu.
  • Nếu bệnh nhẩn bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu trở lại, hãy đặt đầu bệnh nhân giữa hai đầu gối họ và bảo họ hít sâu vào.

ngatxiu9

Một số bài thuốc Nam có thể đem lại hiệu quả trong việc chữa ngất xỉu:

– Gây hắt hơi: Quả bồ kết nướng giòn, tán mịn, thổi nhẹ vào 2 lỗ mũi hoặc đốt bồ kết rồi thổi khói vào 2 lỗ mũi. Cũng có thể dùng lông gà ngoáy kích thích niêm mạc trong mũi để gây hắt hơi.

– Nếu chân tay lạnh, dùng gừng tươi 12 g, tỏi 4 g giã nhỏ, cho thêm 20 ml nước sôi, vắt lấy nước, lọc trong. Sau đó cho thêm 5 ml rượu trắng, khuấy đều cho uống.

 Phạm Văn Nhân

(Visited 11.109 times, 1 visits today)

Chia sẻ

Trả lời