Author - saigonscouts

Nhận Biết Kỳ Hiệu Hàng Hải

1. GIỚI THIỆU

Trên tàu biển có treo nhiều loại cờ trông khá đẹp mắt. Đây không phải là cờ trang trí mà tác dụng chính của những lá cờ đó là truyền thông. Mỗi lá cờ này đều mang một mẫu tự và một thông tin. Nếu ghép hai cờ lại với nhau thì lại là một thông tin khác. Đây là phương pháp truyền tin quốc tế, không phân biệt ngôn ngữ, quốc gia, lãnh thổ.kyhieu

Thí dụ: Nếu thấy một lá cờ hình chữ nhật gồm các vạch vàng và xanh thẫm xen kẽ nhau theo chiều thẳng đứng, có nghĩa là “I require a pilot” (Tôi cần một hoa tiêu).

Còn lá cờ hình chữ nhật, màu vàng, có nghĩa là mọi thuyền viên trên tàu đều khỏe mạnh (về mặt y tế, không có ai bị ốm đau gì), xin phép vào cảng” (My vessel is healthy and I request free pratique).

Khi gặp tàu treo lá cờ hình chữ nhật chia làm 3 phần theo chiều ngang, phần ở giữa màu xanh thẫm, 2 phần còn lại có cùng màu vàng: “tránh xa tôi ra, tôi đang di chuyển rất khó khăn” (keep clear of me, I am manoevering with difficulty).

2. Ý NGHĨA CỦA NHỮNG LÁ CỜ HIỆU HÀNG HẢI

2.1 CỜ SỐ (numeric pennants)

Và còn có những lá cờ để chỉ các con số:
kyhieu1

2.2 CỜ CHỮ ALPHABET

Có bao nhiêu chữ cái (A, B, C…) thì có bấy nhiêu lá cờ với ý nghĩa khác nhau:

kyhieu2

kyhieu3

kyhieu4

2.3 CỜ GHÉP:

Người ta còn ghép hai cờ lại với nhau theo chiều đứng (một cái trên, một cái dưới) tạo thành những hiệu lệnh khác.
kyhieu5

2.4 CỜ TRẢ LỜI (answering pennant)
kyhieu6

2.3 CỜ THAY THẾ (substitute pennants) 

kyhieu7 kyhieu8  kyhieu9
Thay thế 1 Thay thế 2 Thay thế 3

3. SỬ DỤNG BẠT HAI MÀU

Các bạn có thể dùng một tấm bạt (hay vải buồm) hình vuông, cạnh từ 1 – 2 mét, có 2 màu xanh và vàng (hoặc bất cứ màu gì miễn là hai màu khác nhau rõ rệt) xếp các góc và các cạnh theo mẫu qui định dưới dây để ra hiệu cho phi cơ.

kyhieu10

Bởi: Hổ Hăng Hái

Chi tiết...

Giữ Gìn Sức Khoẻ Để Sinh Tồn Trên Biển

Bạn đã sống sót qua một tai nạn trên biển! Bạn đã lên được một chiếc bè và được ở một nơi ấm áp, khô ráo!.  Bây giờ bạn đã sẵn sàng để tồn tại trên biển trong một thời gian không rõ là bao lâu!

Cũng như trên đất liền, ở trên biển chúng ta vẫn áp dụng các quy tắc cơ bản của sự sống. Trước tiên bạn phải tự bảo vệ mình khỏi các yếu tố bất lợi chung quanh, sau đó tìm cách (hay làm) ra nước và thực phẩm. Tiếp theo là chuẩn bị dụng cụ để báo hiệu cho các đội tìm kiếm, các tàu bè qua lại . . . để giúp tăng cơ hội được tìm thấy và cứu thoát . . .

suckhoe

VẦN ĐỀ Y TẾ VÀ SỨC KHỎE

Sau sự chết đuối, nguy hiểm lớn nhất đến từ việc tiếp xúc với môi trường: giá lạnh, gió, nhiệt, mặt trời, muối . . .

Việc cơ thể của bạn đề kháng với các yếu tố này cũng bị giảm sút do sợ hãi, căng thẳng, và năng lượng thì cũng đã tiêu hao nhiều trong việc tìm kiếm phương tiện đào thoát.

Trên biển, bạn có thể bị say sóng, bị những vết loét do nước mặn, hoặc đối mặt với một số vấn đề y tế cũng như trên đất liền, như mất nước hoặc bị say nắng (sốc nhiệt). Những vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chữa trị hay  điều tiết.

suckhoe1

Say sóng

Say sóng là chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa, nó gây ra do sự chuyển động của chiếc bè dưới tác động của sóng. Tình trạng này có thể dẫn  tới:

  • Sự mất mát chất lỏng làm cơ thể nhanh chóng bị kiệt sức.
  • Mất hết ý chí sống còn.

Say sóng còn do bởi sự chăm chú nhìn vào những con cá mập (hoặc các đàn cá) bơi lượn quanh bè hoặc do các chất bẩn do người khác nôn ra.

Xử lý

  • Rửa cả bệnh nhân và bè để họ không thấy chất bẩn và không ngửi mùi hôi.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống gì cho đến khi sự buồn nôn biến mất.
  • Để bệnh nhân nằm xuống và nghỉ ngơi.

Cho uống thuốc chống say sóng nếu có. Nếu bệnh nhân không thể uống thì nhét vào hậu môn để cơ thể hấp thu chúng.

suckhoe2

Lưu ý: Một số người sống sót đã cho biết, nếu lắp đặt một mái vòm hay sử dụng đường chân trời như là một tiêu điểm để nhìn chăm chú, sẽ giúp khắc phục được bịnh say sóng. Những người khác thì cho rằng, bơi cùng với chiếc bè trong thời gian ngắn sẽ giúp hết say sóng, nhưng phải có sự quan tâm đặc biệt của người khác  trong lúc bơi.

Lở loét do tiếp xúc lâu với muối.Salt exposure tiếp xúc lâu vớ

Tiếp xúc với muối trong một thời gian dài sẽ kích thích da và có thể làmcháy da, mọng nước, các tổn thương này sẽ thành vết loét. Nếu có thể, các bạn nên rửa sạch vết thương bằng nước mưa và giữ cho vết thương luôn khô ráo, sát trùng và uống kháng sinh (nếu có). Tránh bất kỳ sự tiếp xúc thêm nào với muối (nước biển).

Tiếp xúc với nắng

Vấn đề chính của việc tiếp xúc với nắng là  tiếp xúc với tia tử ngoại  gây mất nước và bỏng da. Trên một chiếc bè giữa biển, nước ngọt là sản vật có giá trị nhất của bạn.  Một cách để giảm mức tiêu thụ nước ngọt cần thiết là không để cho cơ thể bạn mất chất lỏng. Để làm được như vậy bạn có để giảm vận động và tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.

Tạo dựng một bóng mát bằng bất kỳ phương tiện nào có thể, giữ da ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhất. Nếu có thể làm cho chúng có bóng râm che tối đa bề mặt trên bè trong khi vẫn để cho các luồng không khí thông thoáng.

Khi các bạn quá nóng thì hãy bơi lội (nhưng nhớ luôn luôn buộc mình vào chiếc bè.suckhoe3

Giữ ẩm quần áo trong thời tiết khô nóng sẽ giữ cho bạn mát hơn (nó cũng sẽ bảo vệ bạn khỏi bị bỏng)

Cháy nắng (bỏng nắng)

Cháy nắng là một vấn đề nghiêm trọng trong sự sống còn ở biển. Nó gây đau rát rất khó chịu và cũng có thể gây lở loét. Hãy cố gắng tránh bị cháy nắng bằng cách ở trong bóng râm, giữ đầu và làn da của bạn luôn được che chắn. Sử dụng kem hoặc sáp chống nắng từ túi cứu thương của bạn. Hãy nhớ rằng, sự phản xạ từ nước biển cũng gây cháy nắng.

Nếu đang ở trong nước

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống sót:

  • Cân nặng – những người to lớn và người mập có khả năng sống sót lâu hơn người gầy
  • Quần áo – mặc nhiều lớp quần áo mỏng sẽ giúp kéo dài thời gian sống sót
  • Tư thế cơ thể – bằng cách áp dụng tư thế HELP hoặc tư thế co cụm, bạn sẽ che chắn được những bộ phận dễ mất nhiệt của cơ thể như háng, nách và hai bên ngực.

Các yếu tố sau đây được coi là những mối nguy cho con người trong quá trình sơ tán trên biển:suckhoe4

  • Sốc nhiệt
  • Mất nhiệt
  • Giảm thân nhiệt
  • Say sóng
  • Không duy trì được chất lỏng trong cơ thể đúng cách, dẫn tới mất nước.
  • Uống phải nước biển hoặc nước tiểu
  • Đám cháy hoặc váng dầu trên biển

 Giảm thân nhiệt

Hạ nhiệt là nguyên nhân chính gây tử vong do tiếp xúc với các yếu tố lạnh giá.  Việc mất nhiệt cơ thể ở trong nước lớn hơn 25 lần trong không khí.  Ngay cả khi ở vùng nhiệt đới, một người dầm mình (không có bảo vệ) trong khoảng thời gian dài, cũng sẽ chết vì hạ thân nhiệt. (Vào năm 1980 một chiếc thuyền bị chìm trong nước ấm tại biển Cortez (vịnh California). Những người sống sót là những người đã mặc áo mưa khi nhảy xuống nước, thế mà họ vẫn còn bị hạ thân nhiệt). Còn nếu ở trong nước lạnh, cái chết vì hạ thân nhiệt có thể đến trong một vài phút.

Gặp những trường hợp này, các bạn cần mặc càng nhiều quần áo càng tốt. nhất là các loại đi mưa hoặc chống lạnh.

suckhoe5 suckhoe6

Trên bè

Cách tổ chức cuộc sống trên bè

  • Xác định người chỉ huy các hoạt động trên bè
  • Bố trí canh phòng
  • Mở hộp thiết bị
  • Phân phát thuốc chống nôn và túi nôn (nếu chưa phân phát trước lúc sơ tán)
  • Tát hết nước trong bè, làm khô sàn bè và làm phồng nếu thấy phù hợp.
  • Lái bè hướng về các bè cứu sinh khác, kết các bè lại với nhau.
  • Phân chia số người và thiết bị giữa các bè với nhau cho đồng đều
  • Cởi quần cáo ướt, vắt kiệt nước và mặc lại
  • Bố trí canh phòng và phân công nhiệm vụ.
  • Kiểm tra bè đã hoạt động tốt hay chưa, sửa chữa những hư hại nếu có.
  • Kiểm tra hoạt động của khe sáng trên mái bè, tiết kiệm năng lượng trong thời gian ban ngày.
  • Điều chỉnh các cửa trên mái bè để bảo vệ những người trong bè khỏi ảnh hưởng của thời thiết, hoặc để thông gió cho bè một cách phù hợp.
  • Chuẩn bị và sử dụng thiết bị phát tín hiệu cấp cứu EPIRB, thiết bị phản xạ sóng rada SART và radio.
  • Thu gom những vật dụng có ích trôi quanh bè.
  • Bảo vệ những người trong bè khỏi ảnh hưởng của cái nóng, cái lạnh và điều kiện ẩm ướt.
  • Xác định khẩu phẩn thức ăn và nước uống.
  • Thực hiện biện pháp nhằm ổn định tinh thần cho mọi người.
  • Đề ra các quy định về vệ sinh để duy trì môi trường sống phù hợp trong bè.
  • Bảo quản và duy trì tình trạng hoạt động của bè.
  • Sử dụng các trang bị sinh tồn trong bè một cách hợp lý
  • Chuẩn bị cho các hành động khi có tàu cứu hộ; khi được lai dắt và khi có máy bay cứu hộ đến.

Bảo vệ da

Nước muối làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da và làm cháy da, đẩy nhanh sự mất nước. Da có thể nhanh chóng bị khô, nứt nẻ và sưng tấy. Bảo vệ làn da của bạn bằng cách mặc quần áo có màu sáng.

Nước có thể làm cho bạn mát, nhưng tiếp xúc liên tục với muối có thể kích thích làn da của bạn nhiều hơn (không để cho nước muối thấm vào các vùng da bị bỏng).

Các bạn cũng cần phơi quần áo của bạn khô trước khi đêm đến. Ngay cả ở vùng nhiệt đới, ban đêm trên biển cũng có thể rất lạnh.

Nếu bạn không có loại thuốc chống nắng nào thì bất kỳ loại mỡ hoặc chất béo nào cũng có thể giúp bảo vệ làn da của bạn. (Chất béo có thể được tìm thấy trong các loài chim biển và nhiều loài động vật khác).

Bảo vệ mắt

Trên đại dương, ánh áng mặt trời phản chiếu bởi nước biển có thể gây mù tạm thời hoặc vĩnh viễn. Các bạn phải sử dụng kính râm trong mọi hoạt động ở dưới nước (kính phân cực 100% UV là tốt nhất).

Nếu không có bất kỳ loại kính mát nào, bạn nên bắt chước người dân ở vùng cực để chế tạo một cái kính. Sử dụng một miếng da, họ cắt thành hình cái kính, rạch hai khe hẹp để nhìn. Những khe hở hẹp này làm giảm thiểu sự tiếp xúc với tia sáng mặt trời. Bạn có thể sử dụng loại vải dày hay vỏ cây để chế tao một cái kính bảo vệ mắt như cách nói trên.

suckhoe7

Nếu mắt bạn đang bị sưng hoặc bỏng, bạn có thể áp dụng băng ướt để làm mát và giảm thiểu ánh sáng. Tốt hơn là sử dụng nước ngọt, nếu bạn có. Don’t apply the bandage for too long. Tuy nhiên không nên sử dụng băng  quá lâu.

Hổ Hăng Hái

Chi tiết...

Sinh Tồn Trên Bè Cứu Sinh

1. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI LÊN BÈ CỨU SINH

Sau một vụ tai nạn (chìm tàu hay rơi máy bay), bạn may mắn sống sót và lên được một chiếc bè cứu sinh. Lúc này những khó khăn nguy hiểm vẫn chưa qua. Các bạn còn phải đối mặt với nhiều gian lao thử thách khác để được sinh tồn, cho nên không đượic chủ quan. Khi đã lên bè, các bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau đây:

  • Kiểm tra tất cả các vật dụng trên bè. Các thiết bị sinh tồn và cấp cứu, nước, lương thực thuốc men, dụng cụ y tế. . . Cột chặt các vật dụng mà các bạn đang có vào bè, để khỏi bị sóng đánh hay lật bè làm rơi mất.
  • Cố gắng vớt tất cả các vật trôi nổi chung quanh bè như lương thực, thùng can rỗng, chai lọ, quần áo, đệm ghế, dù… bất cứ vật gì mà bạn nghĩ là sẽ hữu ích cho bạn. Để an toàn, hãy đảm bảo rằng các vật bạn vớt lên bè không có cạnh sắc nhọn có thể đâm thủng bè và không nặng quá trọng tải của bè.
  • Nếu có các bè khác, hãy gọi họ lại gần với nhau trong khoảng cách 5-7 mét để hỗ trợ lẫn nhau và để cho những máy bay tìm kiếm cứu hộ dễ dàng nhìn thấy (một nhóm bè dễ thấy hơn là một cái bè).Và như vậy sẽ dễ cứu hộ hơn là phân tán.
  • Lắp đặt các máy vô tuyến khẩn cấp và đưa nó vào hoạt động.Sử dụng nó để gửi tiếp những tín hiệu “MAYDAY” cầu cứu.
  • Chuẩn bị các thiết bị phát tín hiệu khác sẵn sàng cho việc sử dụng ngay lập tức như pháo sáng, trái khói, kính ra hiệu, pano… Cắt người trực quan sát, nếu thấy máy bay hay tàu đi vào vùng thì lập tức phát tín hiệu cầu cứu. Nếu ban đêm thì bắn pháo sáng dù hay giựt pháo sáng cầm tay, pháo sáng sao. Nếu ban ngày thì sử dụng trái khói, vải màu (pano) hay kính phản chiếu ra hiệu…
  • Hãy nhớ rằng, cứu nạn trên biển là một nỗ lực của tập thể. Sử dụng tất cả những thiết bị tạo hình ảnh hay các thiết bị truyền tin điện tử và vật dụng khác để liên lạc với nhóm cứu hộ. Ví dụ, nâng cao một lá cờ hoặc một tấm vải màu trên một mái chèo (càng cao càng tốt) để thu hút sự chú ý.

2. CÁC LOẠI BÈ CỨU SINH

Hiện nay, người ta sản xuất rất nhiều loại bè cứu sinh có tải trọng và hình dáng khác nhau. Có loại dành cho 1-2 người, nhưng cũng có loại có thể chứa 20-25 người, thậm chí có loại chứa tới 50 người. Có loại đơn giản như một cái phao nổi, nhưng cũng có loại có mái che và được trang bị đầy đủ. 
be

Nếu bè cứu sinh được chuẩn bị tốt, các bạn sẽ có tất cả những vật dụng thiết yếu để tồn tại trên bè trong một thời gian dài .Danh sách các trang bị cần thiết được đề nghị như sau:be1

  • Quần áo thích hợp (nhất là vùng lạnh).
  • Áo phao, thiết bị nổi
  • Nước (và dụng cụ chưng cất nước)
  • Thực phẩm dự trữ
  • Túi cứu thương.
  • Máy bộ đàm
  • Pháo sáng và trái khói, súng hỏa pháo
  • Thiết bị truyền tín hiệu (kính, pano . . .)
  • Dụng cụ đánh bắt cá, hộp câu.
  • Thuốc chống say sóng
  • Một neo nổi (buồm nước)
  • Dao nổi an toàn
  • Mộtbộ dụng cụ sửa chữa,
  • Bơm hơi để bơm bè
  • Đèn pin, pin vàbóng dự phòng
  • Haimái chèo
  • Neo nổi và 30 m dây
  • Bơm hút nước(để tháo nước)
  • Hướng dẫn sinh tồn.

3. CÓ THỂ SỐNG SÓT BAO LÂU TRÊN MỘT CHIẾC BÈ CỨU SINH

Khi tiến hành những cuộc tìm kiếm những người mất tích trên đại dương, người ta thường tự hỏi: Con người có thể tồn tại được bao lâu trên một chiếc bè cứu sinh? Đây là câu hỏi rất khó trả lời. Nó tùy thuộc vào nhiệt độ của vùng, khả năng và ý chí của con người, lương thực và dụng cụ họ có trên bè.

Ngày 02 tháng 07 năm 1816, tàu La Méduse xô vào một dải cát ngầm cách bờ biển châu Phi chừng 180 km, có 149 người; gồm hành khách, thuỷ thủ và sĩ quan chỉ huy kịp xuống một chiếc bè kết tạm. Chiếc bè rời nơi tàu bị nạn và trôi dạt giữa Đại Tây Dương. Họ mang được xuống bè hai thùng nước ngọt và sáu thùng rượu vang. Thế mà, chỉ có mười hai ngày sau, khi có tàu đến cứu, trên bè chỉ còn có mười lăm người sống sót, trong đó mười người đang hấp hối và cũng chết khi vừa được vớt lên tàu.

Nhưng cũng có những câu chuyện rất phi thường về thời gian tồn tại trên một bè cứu sinh. Người đang giữ kỷ lục hiện nay là Poon Lim. Poon Lim – sinh ngày 08/3/1918 – mất ngày 04/1/1991) tại Hải Nam, Trung Quốc. Lim đã làm việc trên tàu buôn SS Benlomond (Anh Quốc)  khi nó bị đánh chìm bởi một tàu ngầm U-boat của Đức vào ngày 23 tháng 11 năm 1942. Sau một vài giờ ngụp lặn trong nước, Lim tìm thấy một chiếc bè gỗ vuông cạnh 2.50 m, trong đó có một số thực phẩm và nước. Khi nguồn cung cấp gần hết, ông câu cá, bắt chim biển và thu thập nước mưa. Ngày 05 tháng Tư năm 1943, ông đã được ba ngư dân Brazil cứu sống khi đang trôi dạt gần bờ biển Brazil sau 133 ngày lênh đênh trên Đại Tây Dương.

Một trường hợp nổi tiếng khác là gia đình của Dougal Robertson, những người đã trải qua 38 ngày trong một chiếc bè sau khi du thuyền của  họ bị chìm.

Ngày 15 tháng 6 1972, chiếc LUCETTE của họ đã đã bị cá voi sát thủ làm thủng và chìm khoảng 200 dặm về phía tây của quần đảo Galapagos. Gia đình gồm 6 người trên tàu đã thoát được lên một chiếc xuồng hơi và một chiếc xuồng vỏ cứng dài 3 mét với một ít công cụ. Trong những ngày lênh đênh trên biển, họ hứng nước mưa để uống,   đánh bắt cá, rùa để ăn.   Sau 16 ngày, chiếc uồng hơi của họ bị hư, do đó 6 người chen chúc nhau trên chiếc xuồng vỏ cứng dài ba mét với những gì họ có. Sau đó, họ tiếp tục sử dụng gió và dòng hải lưu thuận lợi để  di chuyển đến phía Đông Bắc vùng Trung Mỹ. Đến ngày thứ 38 họ đã được tàu đánh cá Tokamaru của Nhật Bản cứu. Câu chuyện của họ đã được viết thành sách (1973) và dựng thành phim (1991).

Nhưng Mike Tipton, giáo sư bộ môn “Con người và sinh lý học ứng dụng” tại Đại học Portsmouth, cho rằng sự tồn tại lâu dài trên một bè cứu sinh gần như lúc nào cũng diễn ra gần đường xích đạo, trong vùng nước ấm. Nhưng ở các vùng nước lạnh, bè cứu sinh có thể thường xuyên bị ngập nước, làm cho việc sinh tồn gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không có bè, một người nào đó ở trong nước lạnh 15oC, sẽ chết trong vòng không quá sáu giờ. “Bất cứ điều gì bên dưới 15C có tác động ngay lập tức trên cơ thể – Hạ thân nhiệt, tăng huyết áp cao, tăng nhịp thở . . . Nó làm cho chúng ta mất hết mọi năng lực, ngay cả những người bơi giỏi…” 

4. SINH HOẠT TRÊN BÈ CỨU SINH

Các bạn có thể lênh đênh trên biển nhiều ngày, cho nên cần phải biết tổ chức cuộc sống cho mình, biết bảo tồn sinh lực, biết những hoạt động nào nên làm và những gì nên tránh.

  • Kiểm tra độ căng (hơi) của bè, sự rò rỉ hơi, và các điểm có thể trầy xước do ma sát. Hãy chắc chắn rằng các khoang hơi chính không có gì thay đổi (vẫn đầy hơi nhưng không quá căng). Xì bớt hơi khi trời nóng và bơm thêm hơi khi trời lạnh.
  • Giữ khô quần áo, mang vớ và găng tay, che tất cả những nơi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng nếu có thể, vì sức nóng của mặt trời có thể đốt cháy da các bạn. Áo quần khô ráo cũng là điều cần thiết giúp chúng ta chống lại với cái lạnh, nhất là về ban đêm trên biển.
  • Tận dụng bóng mát của buồm hay các vật liệu khác để che nắng, cố gắng làm giảm tối thiểu việc tiếp xúc với ánh nắng, vì rất dễ làm cơ thể các bạn mất nước.
  • Kiểm kê toàn bộ lương thực và nước uống, cất giữ một nơi an toàn và thoáng mát, hạn chế ăn uống trong 24 giờ đầu.
  • Lau l bè vì nó sẽ làm bong tróc hay suy giảm tính năng của vỏ bè và có thể phá vỡ các khớp nối được dán bằng keo.  Throw out the sea anchor, or improvise a drag from the raft’s case, bailing bucket, or a roll of clothing. 

5. CƠ HỘI ĐỂ ĐƯỢC CỨU SỐNG

Nếu các bạn đã gửi đi một tín hiệu cầu cứu và toán cứu hộ đã nhận được (xác nhận họ đã trả lời bạn). Và nếu trong bản tin đó, bạn đã gửi cho họ vị trí chính xác của bạn (tại tọa độ tàu đắm) thì các bạn không nên rời xa vị trí đắm tàu, mà nên quanh quẩn gần đó chờ cứu hộ là tốt nhất. Trong khi chờ đợi, các bạn hãy chuẩn bị trong khi chờ đợi bất cứ thiết bị báo hiệu (pháo sáng, khói màu, kính phản chiếu…) hay các thiết bị liên lạc khác trong tư thế sẵn sàng. Một phi cơ hay tàu cứu hộ sẽ không thể tìm thấy một chiếc bè trong đại dương mênh mông nếu không biết vị trí của nó hay nếu không có tín hiệu hoặc liên lạc. Tình trạng thời tiết đôi khi cũng làm cho không thể thực hiện việc tìm kiếm hay liên lạc.

Nếu không có liên lạc và bạn cũng không mong đợi bất cứ đội cứu hộ nào đến cứu bạn (vì họ không biết). Và bạn có thể thấy hoặc định hướng được bờ biển (đặc biệt là nếu gió hay dòng chảy đang đẩy bạn về hướng đó), bạn hãy cố gắng đưa bè về hướng đó (dĩ nhiên).

 Nếu bè đang ở giữa đại dương mênh mông, bạn không thể định hướng được, để tiết kiệm năng lượng, tốt hơn là các bạn nên ở lại tại chỗ. Tuy nhiên, mỗi tình huống có thể gợi cho các bạn một hành động khác nhau. Điều quan trọng là các bạn phải suy nghĩ về tất cả mọi thứ trước khi quyết định rời khỏi địa điểm đắm tàu (hoặc rơi máy bay). Ví dụ, ngay cả khi bạn không gửi bất kỳ tín hiệu cầu cứu nào, vẫn có thể tốt hơn nếu các bạn ở nơi mà bạn đã bị đắm, vì vị trí đó thường nằm trên tuyến đường vận chuyển hàng hải hay hàng không (tàu bị đắm của bạn cũng đang đi trên tuyến đường đó) cho nên các bạn có thể dễ dàng được tìm thấy. Hoặc các hãng hàng không hay tàu thuyền biết máy bay hay tàu của các bạn mất tích, họ sẽ tổ chức tìm kiếm.

6. ĐI VỀ ĐÂU?

Nhưng bạn đang ở giữa đại dương, không có dấu hiệu cho thấy bờ biển.

Cho dù cho dù bạn có bản đồ hay có một cái gì đó cho biết bạn đang ở đâu và chung quanh bạn là những đâu, thì việc quyết định đi đâu vẫn là quyết định quan trọng và khó chọn lựa.

Có thể bạn có một cánh buồm hay “neo nổi” trên bè, nhưng hướng gió hoặc dòng chảy có thể là không thuận tiện để đưa nó về hướng bạn muốn (ngay cả khi nó chỉ cách 50 dặm). Nhiều người đắm tàu đã bị trôi dạt hàng trăm dặm, thậm chí hàng ngàn dặm trước khi tiếp cận đến mảnh đất mà mình đã thấy trước đó..

Dong buồm để đưa bè theo hướng ngược lại với hướng gió để đến bờ biển (hay hải đảo) là một việc rất khó thực hiện, nhưng nó có thể cứu sống bạn. Vì vậy, các bạn nên chọn điểm đến của bạn dựa trên dòng chảy và gió.  Tránh những hòn đảo nhỏ, vì ở đó bạn sẽ không có cơ hội tiếp cận với dân bản địa, không có tài nguyên để sinh tồn. Tốt hơn là các bạn nên hướng tới một nơi tuy xa hơn nhưng đó là bờ biển hay một hòn đảo lớn hơn.

7. DI CHUYỂN BẰNG BÈ CỨU SINH

Khi di chuyền bằng bè, các bạn cần phải chọn lựa một trong hai phương pháp di chuyển: Hoặc là xuôi theo chiều gió, hoặc là nương theo các dòng hải lưu (đừng nghĩ đến chuyện chèo chống, bạn không đủ sức đâu. Có chăng khi chỉ cách bờ biển chửng một vài cây số)

Gió và hải lưu ít khi nào chuyển động theo cùng một hướng, thường thì một thuận và một thì ngược lại. Các bạn cần có một số kiến thức về gió và hải lưu, biết vị trí (tương đối) của mình, biết hướng mình cần đi, biết gió hay hải lưu sẽ đưa mình đến đâu.

Vận dụng các dòng hải lưu:

Dòng hải lưu là những con sông trên biển, những con sông này chuyển động trực tiếp, liên tục, tương đối ổn định và chảy theo một đường nhất định như những con sông trên đất liền. Chúng không có lòng sông, cho nên chúng lớn hơn những con sông trên đất liền nhiều lần. Các dòng sông này người ta gọi là “hải lưu”. Chúng có thể lưu thông trên một quãng đường dài hàng ngàn kilômét. Chúng rất quan trọng trong việc hình thành khí hậu của các lục địa, đặc biệt ở những khu vực gần biển. Ví dụ nổi bật nhất là dòng Gulf Stream. Dòng hải lưu này làm cho vùng Tây Bắc châu Âu có nhiệt độ cao hơn bất kỳ khu vực nào có cùng vĩ độ.

Một chiếc bè không buồm buộc phải bị chi phối bởi các dòng hải lưu, vì vậy các bạn phải biết cách vận dụng để nó giúp mình trong chuyến hải hành.

Để vận dụng dòng hải lưu, người ta thường sử dụng một cái túi bằng vải dày gọi là “buồm gàu” hay “neo nổi” (sea anchor) để thả xuống nước, luồng nước sẽ làm cho gàu bung ra và đẩy nó đi kéo theo chiếc bè. Điều chỉnh dây neo gàu để khi bè trên ngọn sóng, thì neo nổi tại chân sóng

Dụng cụ này rất quen thuộc với các nhà đi biển trước đây, rồi bị xem nhẹ một thời gian. Gần đây người ta sử dụng trở lại, và nó tỏ ra có tác dụng rất tốt. Bất cứ vật gì nửa nổi nửa chìm, buộc vào mũi thuyền bằng một sợi dây, đều có thể coi là “neo nổi”

be2

Nếu không có “neo nổi”, các bạn cũng có thể vận dụng các dòng hải lưu bằng cách làm cho bè ngập một phần trong nước (như xì bớt hơi nếu là bè cao su), cột một cái xô hay một số đồ vật cho chìm trong nước để chịu sự tác động của dòng hải lưu nhiều hơn. Nếu may mắn, dòng chảy sẽ đưa các bạn đi qua các tuyến hải hành của tàu thuyền hoặc mang các bạn vào gần đất liền.

Quấn dây neo gàu với vải hay áo quần để ngăn chặn sự cọ sát của dây lên vỏ bè.

Vận dụng sức gió

Tuy gió là bạn đồng hành của các nhà hàng hải từ ngàn xưa, nhưng nếu chúng ta không nắm vững qui luật của gió thì thay vì đưa chúng ta vào đất liền, gió cũng có thể đưa chúng ta ra xa hơn.

Vùng Biển Đông nước ta nằm trọn trong vùng Đông Nam Á Gió Mùa với hai loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và Gió mùa Tây Nam.

Về cường độ, hai loại gió này thay đổi rất nhiều ở các tháng giao thời (tháng Ba, tháng Tư và tháng Chín, Mười) hướng gió không ổn định.

Gió mùa Đông Bắc hoạt động kéo dài từ tháng Mười đến tháng Ba năm sau.

Gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười và do có nguồn gốc đại dương nên trong thời kỳ này có mưa lớn.

be3

Bè hơi không có khung sườn cứng, do đó, các bạn khó dựng buồm để hứng gió. Tuy nhiên, có một số bè người ta cũng làm lỗ sẵn đế cắm buồm.

Bất cứ ai cũng có thể đưa bè xuôi theo hướng gió. Nhưng để đi lệch với hướng gió thì phải là người chuyên môn, có kinh nghiệm. Do not try to sail the raft unless land is near.Vì vậy, nếu là tay mơ, thì bạn không nên cố gắng dựng buồm trên bè, trừ khi nhìn thấy đất liền (hay hải đảo) cùng chiều với hướng gió.

Nếu các bạn quyết định dựng buồm hướng gió thổi xuôi theo điểm đến mà bạn mong muốn, thì các bạn hãy bơm cho bè phồng lên, ngồi cao, thu hồi neo nổi, dựng buồm lên, và sử dụng mái chèo như một bánh lái.

Cánh buồm lúc này đồng thời cũng là một vật dùng làm dấu hiệu cho các tàu thuyền khác dễ dàng trông thấy.

IVới một bè lớn, các bạn có thể dựng một cánh buồm vuông dựa theo khung của mái vòm, sử dụng các mái chèo như là cột buồm. Bạn có thể dùng một tấm bạt hoặc vật liệu chống thấm để làm buồm.

be4

Khi thời tiết xấu, để đề phòng bè bị lật, hãy giữ cho neo gàu không nằm ở phía mũi tàu. Các hành khách ngồi thấp trong bè, phân phối trọng lượng của họ dàn đều khắp sàn bè. Để ngăn ngừa té ngã ra, họ không được ngồi trên mạn của bè hoặc đứng lên. Tránh những động tác đột ngột mà không có cảnh báo cho các hành khách khác.

Khi không sử dụng neo gàu, cột nó vào bè và xếp gọn nó trong một tư thế sẵn sàng sử dụng ngay lập tức nếu bị lật úp  bè.

8.  ĐƯA BÈ CẬP VÀO BỜ

Để cập bờ cho an toàn khi bè đã tiến gần đến bờ, các bạn hãy:

– Cố gắng tìm một chỗ khuất gió trên đất liền (hay hải đảo) để đổ bộ.

– Không nên đổ bộ vào hướng ngược với mặt trời, ánh sáng và sự phản chiếu từ biển sẽ làm bạn lóa mắt, không thấy được mục tiêu, dễ bị va đập.

– Chọn những nơi ít sóng cồn (ít bọt trắng) sẽ giúp các bạn cập vào bờ dễ dàng và ít hao sức lực.

– Nếu các bạn buộc phải cắt ngang sóng cồn, hãy hạ cột buồm, cột chặt lại các dụng cụ, mặc quần áo, mang giầy, để hạn chế sự trầy xước do va chạm hay cọ sát có thể xảy ra.

– Dùng mái chèo hay sào, gậy… để kiểm tra độ sâu, san hô, đá ngầm…

– Kéo “buồm gàu” lên, nhất là khi vượt qua các rặng san hô hay khi đã gần bờ.

– Tránh những khu vực có sóng vỗ mạnh vào vách đá hay những tảng đá.

– Khi bè chuẩn bị cập bờ, các bạn hãy nhìn thẳng về phía trước, ngồi cho thật vững vàng để có thể chịu đựng được những cú va đập khi bè cập bờ.

– Khi bè vừa chạm đất, các bạn hãy nhảy xuống, nương theo những ngọn sóng để kéo bè vào bờ.

Hổ Hăng Hái

Chi tiết...

Rèn Luyện Trước Khi Vào Nơi Hoang Dã

1. LỜI GỢI MỞ 

Xin quý độc giả cố gắng đọc kỹ phần này, tuy nó chỉ là phần lý thuyết khô khan nhưng rất quan trọng.

Ngoài những nhà phiêu lưu mạo hiểm, những chiến binh, những người khai phá . . .  ít ai trong chúng ta lại nghĩ rằng: sẽ có một ngày nào đó, mình phải đối diện với sự sinh tồn của chính mình chỉ với hai bàn tay và khối óc, trong khi chung quanh là thiên nhiên bao la bí hiểm, bệnh tật, đói khát, chết chóc. . .  Thế mà, có người ngày hôm qua còn đang ở trong biệt thự tiện nghi, xe cộ đưa đón, kẻ hầu người hạ . . . nhưng hôm nay: rừng rậm hoang vu, đầm lầy bí hiểm, sa mạc khô cằn, hoang đảo cô đơn. . .  Mà nếu không am hiểu về thiên nhiên, không có kỹ năng về sinh tồn, thì họ khó mà tồn tại giữa thiên nhiên khắc nghiệt.

Kỹ năng sinh tồn là một kỹ thuật mà người ta có thể sử dụng để sống sót một thời gian dài trong những tình huống nguy hiểm. Nói chung, các kỹ thuật này là nhằm cung cấp cho chúng ta những kiến thức để có thể tồn tại ở những nơi mà nhu cầu cơ bản cho cuộc sống con người như: lửa, nước, thức ăn, chỗ ở, tiện nghi . . .   hoàn toàn thiếu thốn.

Kỹ năng sinh tồn còn có nghĩa là chúng ta tìm hiểu và ứng dụng ý tưởng và kỹ thuật mà con người cổ xưa đã sáng tạo và sử dụng cách đây hàng ngàn năm, nhưng vì không biết bảo tồn và gìn giữ, những kỹ năng này có thể sẽ bị mất đi trong một vài thế hệ. Do đó, các kỹ năng này cũng là một phần của lịch sử. Nhiều người đã sử dụng các kỹ năng này như là những cách để tồn tại trong một thời gian dài ở những nơi hoang dã xa xôi. Một số người khác thì sử dụng những kỹ năng xưa nhưng đã được cập nhật và hiện đại hóa, để tự đánh giá bản thân trước thiên nhiên bằng những cuộc phiêu lưu thám hiểm, leo núi, khám phá thiên nhiên hoang dã, lưu trú ở những nơi chưa có con người . . .

Những kỹ năng sinh tồn mà chúng tôi trình bày trong chủ đề này cũng có thể được dùng để đối phó với những tình huống khẩn cấp như bão tố, động đất hoặc trong các vùng hoang vu nguy hiểm như sa mạc, núi rừng, băng tuyết, đầm lầy . . . Vì là một tài liệu thiên về hành động, nên chúng tôi chú ý nhiều đến những hình ảnh minh họa như là phần thực tập.

Có người vì nhiệm vụ, có người vì sơ ý để thất lạc, có người vì tai nạn, mà cũng có người lập dị muốn sống cuộc sống hoang sơ, từ chối tiện nghi của nền văn minh hiện đại… Tất cả họ đều phải đối diện với một thiên nhiên khốc liệt, mà phần đông trong số họ thường phải bó tay, dù đôi khi họ được trang bị khá đầy đủ, chỉ vì họ chưa được học tập và rèn luyện chu đáo. Có một số ít người do may mắn, nhưng cũng không ít người do khả năng, sức lực, ý chí, sự hiểu biết về mưu sinh thoát hiểm… mà đã sống sót sau những tai nạn. Báo chí và các phương tiện truyền thông đã nói rất nhiều về những trường hợp điển hình đó.

Chúng tôi xin trích một đoạn trong tạp chí THẾ GIỚI MỚI về cuộc hội thảo “VĂN HÓA NGOÀI TRỜI” được tổ chức tại Nhật Bản:

“Chúng ta lo đuổi theo văn minh vật chất, lo chú ý đến kinh tế mà coi nhẹ giáo dục con người, các nhà trường hiện nay nặng về phát triển trí tuệ chứ không phát triển đức tính. Với lớp trẻ, mọi thứ đều có những phát minh khoa học cung cấp cho: ăn uống, nhà ở, tiêu dùng, sinh hoạt… tất cả đều sẵn sàng đến mức con người không phải làm gì và không biết làm gì nữa. Ở Nhật Bản đã tổ chức một cuộc thí nghiệm: Tập trung một số thanh thiếu niên, cho sống với nhau trên một hòn đảo, tự túc lấy một vài tuần… Người ta thấy rằng: Các em không biết nấu cơm, không dựng được nhà ở, không thể trèo núi, băng suối…” (TGM số 221 – 1997)

Như vậy, cho dù được trang bị đầy đủ mà không được học tập rèn luyện chu đáo, thì chúng ta cũng dễ bị lúng túng và thụ động trước thiên nhiên. Chúng ta nên nhớ rằng: Thiên nhiên rất tàn nhẫn nhưng cũng rất hào phóng. Lấy đi tất cả nhưng cũng cho lại tất cả. Chỉ có điều, chúng ta phải biết cách nhận!

Một trong những khái niệm sinh tồn được lưu hành rộng rãi với ba nguyên tắc cần nhớ:

  1. Con người không thể sống sót nhiều hơn ba giờ khi tiếp xúc với nhiệt độ cực thấp.
  2. Con người không thể sống sót nhiều hơn ba ngày mà không có nước.
  3. Con người không thể sống sót nhiều hơn ba tuần mà không có thức ăn.

Kỹ năng sinh tồn là một kỹ năng dùng để đối phó với 3 nguyên tắc trên. Tuy nhiên chúng tôi hy vọng là các bạn sẽ không bao giờ gặp phải hoàn cảnh “buộc” phải dùng đến, mà chỉ sử dụng trong những tình huống đã được “sắp sẵn” như là một sự trải nghiệm. Nếu không, chắc chắn các bạn khó mà tồn tại nơi hoang dã trong một thời gian dài.

Nhiều người cho rằng: đất nước của chúng ta làm gì còn những cánh rừng hoang đi năm bảy ngày mà không ra khỏi. Chỉ cần dăm ba chục cây số là đụng buôn làng, khu dân cư, trang trại . . . Nói như thế là các bạn đó chưa hiểu gì về “rừng” cả. Nếu không có kỹ năng và sự am hiểu về thiên nhiên hoang dã thì bất cứ cánh rừng nào cũng có thể nhấn chìm các bạn. Cho dù đó là cánh rừng nhỏ hay khu rừng bạt ngàn.

Trong chuỗi bài về SINH TỒN NƠI HOANG DÃ nầy, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu và thực hành những điều cần phải biết, những việc cần phải làm, để khi cần, chúng ta có thể sinh tồn nơi hoang dã mà đôi khi chỉ với một con dao hay một cái rìu trong tay. Các bạn đừng nghĩ rằng: việc đó quá xa vời, ngoài tầm tay của các bạn. Không đâu! Chỉ cần sau khi đọc tài liệu nầy, các bạn hãy tìm cách thực tập và cộng với một quyết tâm cao, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng, và biết đâu, sẽ có lúc bạn tự hào về những khả năng và sự hiểu biết của mình.

2. RÈN LUYỆN TRƯỚC KHI VÀO NƠI HOANG DÃ

  • Các bạn là những người đang chuẩn bị cho một cuộc thám hiểm, khám phá những vùng đất mới, hoang vu xa lạ.
  • Các bạn đang chuẩn bị cho một chuyến du lịch sinh thái ở một vùng mà bạn biết rất mơ hồ qua một số thông tin nghèo nàn.
  • Các bạn sắp sửa phải dấn thân vào rừng sâu núi thẳm vì nhiệm vụ được giao phó.
  • Các bạn biết công việc của mình có thể bị bất ngờ rơi vào một nơi hoang dã, cho nên phải chuẩn bị.
  • Các bạn đã chán ngấy cuộc sống ồn ào náo nhiệt của thành phố, chán các tiện nghi của nền văn minh cơ khí. . . muốn tìm sự tĩnh lặng thanh thản giữa thiên nhiên.
  • Các bạn muốn làm một Robinson Crusoe thời nay.

Hoặc vì một lý do nào đó, các bạn sắp phải sống một thời gian dài ở những vùng thiên nhiên hoang dã, vắng bóng người. . . .

Để cho công việc được hoàn thành một cách tốt đẹp và bản thân các bạn được an toàn, các bạn buộc phải qua một quá trình chuẩn bị, học tập, và rèn luyện một cách cẩn thận. Vì đây không phải là một chuyến du lịch với túi tiền đầy ắp. Ở đây không có kẻ đưa người đón, không có cỗ bàn dọn sẵn, cũng không có phòng ốc tiện nghi, mà trái lại, có thể đầy dẫy gian lao nguy hiểm, nhọc nhằn, vất vả, bệnh tật, đói khát, sức cùng lực kiệt . . . đang chờ đón các bạn. Ở đó, các bạn chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân của mình. Vì vậy, các bạn phải trang bị cho mình một số kỹ năng và kiến thức cần thiết. Những kỹ năng này, không phải chỉ đọc ở sách vở hay học bằng lý thuyết suông, mà phải thực hành nhiều lần, nhất là trong những dịp cắm trại, thám du, khảo sát, di hành dã ngoại ngắn ngày hoặc dài ngày. Các bạn cũng cần phải rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị tinh thần và nghị lực, sẵn sàng đương đầu với mọi gian lao thử thách bằng một sự say mê khẳng định bản thân.

Dĩ nhiên là khi các bạn đã được chuẩn bị tốt, thì khả năng tồn tại nơi hoang dã của các bạn càng được an toàn và bảo đảm hơn rất nhiều so với những người đột nhiên bị ném vào những nơi xa lạ mà chưa hề có khái niệm gì về “mưu sinh thoát hiểm”.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần của các bạn, nếu các bạn không bình tĩnh, tự tin, không có nghị lực và quyết tâm cao, không có máu phiêu lưu và đam mê thiên nhiên. . .  thì mọi sở học của các bạn cũng vô ích.

3. CHUẨN BỊ TINH THẦN

Tinh thần là một yếu tố rất quan trọng để tồn tại. Laurence Gonzales trong cuốn sách, “TỒN TẠI LÂU DÀI – Ai Sống, Ai chết và Tại sao” (Deep Survival: Who Lives, Who Dies, and Why), mô tả câu chuyện của một cô gái 17 tuổi, là nạn nhân của một tai nạn máy bay trong rừng Amazon. Cô ta chưa hề được đào tạo về kỹ năng sinh tồn, và với một bộ áo quần trên người, cô đã đi bộ xuyên qua cánh rừng đầy dẫy côn trùng bám vào dưới da của mình, chống lại sự cô đơn lạc lõng, căng thẳng, sợ hãi. . . Mười một ngày sau, cô đến được một ngôi làng và được cứu thoát. Cô là người duy nhất sống sót nhờ tinh thân kiên định và ý chí sống còn của mình, trong khi những người khác thì chết do suy sụp tinh thần.

Để sống sót, kỹ năng là điều quan trọng, nhưng quan trọng nhất là giải quyết được vấn đề tư tưởng. Phải giữ được lòng tin và tinh thần phấn đấu. Phần đông nạn nhân bị chết vì kinh hoàng và lo sợ dẫn đến điên loạn. Họ chết trước khi nguồn sinh học trong cơ thể họ thật sự cạn kiệt.

Các bạn cần phải tin tưởng rằng: với ý chí và nghị lực, các bạn có thể làm nên những chuyện phi thường.

Cần phải có một ý chí và nghị lực cao để có thể sống còn. Ngay cả những chiến binh được đào tạo bài bản, nhưng khi phải đối mặt với quá nhiều căng thẳng, sẽ tác động đến tâm lý của họ. Và nếu thiếu nghi lực, có thể chuyển đổi từ một chiến binh dũng cảm, tự tin, thành một quân nhân do dự, hèn nhát. Một người bị lung lạc, sẽ dẫn đến sự mất tinh thần của cả một tập thể. Vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hiểu và có thể nhận ra rằng: những căng thẳng thường được đi đôi với sự sống còn. Sự căng thẳng có hai mặt; mặt tích tực và mặt tiêu cực.

Mặt tích cực sẽ đánh thức mọi tiềm năng và ý chí sống còn, giúp người ta phải đứng dậy với một nghị lực phi thường và làm một cái gì đó để giúp mình thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại.

Mặt tiêu cực sẽ làm cho con người mất hết nhuệ khí, sức lực, ngồi ủ rũ, buông xuôi cho số phận.

  • Sự sợ hãi: Một trong những phản ứng đầu tiên đáng lưu ý là sự sợ hãi. Đây là một phản ứng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sợ hãi là kẻ thù của sự sống còn, nó có thể làm tê liệt trí óc, làm suy giảm khả năng suy nghĩ để có thể sáng suốt chọn lựa các quyết định. Điều này dẫn đến giảm cơ hội cho sự tồn tại.

Trong việc nỗ lực để giảm thiểu sự sợ hãi, người ta huấn luyện các chiến binh với những tình huống thực tế trong điều kiện để học viên phải đối mặt với những nỗi ám ảnh về việc lo sợ côn trùng, cô đơn nơi vắng vẽ, hãi hùng trong đêm tối, v.v… đủ để họ vượt qua những sợ hãi, giúp họ có thể thực hiện nhiệm vụ và đáp ứng nhu cầu sống còn của họ.

  • Lo lắng – Thông thường, sự lo lắng và sợ hãi xuất hiện cùng một lúc. Lo lắng có thể bắt đầu như là một cảm giác bất an trong lòng, rồi càng ngày, sự lo lắng được pha trộn thêm sự sợ hãi làm tê liệt mọi ý chí và sự minh mẫn của đầu óc,làm cho chúng ta khó khăn trong việc thực hiện các quyết định hợp lý.
  • Sự bình tĩnh – Chúng tôi khuyên các bạn hãy cố bình tĩnh (cho dù rất khó), vì nếu các bạn quá lo lắng và sợ hãi, sẽ dẫn đến những hành động mất kiểm soát và có thể đưa đến những hậu quả thảm khốc, bao gồm cả cái chết. Hãy hít thật sâu và thở ra nhè nhẹ nhiều lần.
  • Thất vọng và tức giận – Thất vọng và tức giận phát sinh khi các bạn dồn mọi nỗ lực thực hiện những hoạt động để sinh tồn (như việc tạo ra lửa chẳng hạn) nhưng liên tục bị thất bại. Lúc đó, các bạn có cảm giác như cả bầu trời bị sụp đổ. Chán nản và thất vọng, các bạn muốn buông xuôi tất cả.

Các bạn hãy nhớ rằng: mục tiêu của chúng ta là sống sót cho đến khi có thể tiếp cận đến sự hỗ trợ (hay sự hỗ trợ tiếp cận với chúng ta), vì vậy, để đạt được mục tiêu này, các bạn phải hoàn tất một số công việc với các nguồn sinh lực tối thiểu, cho nên các bạn không được thất vọng hay chán nản. Hãy kiên trì thực hiện những kỹ năng mà bạn đã học, đã đọc đâu đó trên sách báo, đã nhìn thấy trên TV . . . và hãy đứng lên. Nếu không, hoang dã sẽ nhấn chìm bạn.

  • Trầm cảm – Trầm cảm là một cảm giác phổ biến trong các tình huống sống nơi hoang vu, đặc biệt là khi sống một mình.

Quá trầm cảm có thể dẫn đến sự suy sụp tinh thần, nó thường liên kết chặt chẽ với thất vọng và tức giận. Để chống lại trầm cảm, các bạn nên ca hát, tích cực hoạt động, xây dựng những “cơ ngơi” tiện nghi và ấm áp, thu thập nước, thực phẩm, tạo lửa . . . cố gắng để cải thiện cuộc sống. Thành quả của công việc sẽ giúp cho các bạn phấn khởi và lên tinh thần.

  • Cô đơn và chán nảnCon người là một động vật có tính cộng đồng. Điều này có nghĩa là chúng ta, những con người, thích sống quần tụ. Rất ít người muốn được ở cô đơn một mình. Cho dù họ muốn sống đơn độc, thì cũng đơn độc giữa cộng đồng xã hội.

Đối với một số người, đôi khi sống tách biệt lại là một điều hay. Vì khi đó, óc tưởng tượng và sự sáng tạo trong người của họ trỗi dậy một cách bất ngờ. Họ có thể khám phá một số tài năng, khả năng tiềm ẩn, tưởng như đã bị triệt tiêu do được xã hội cung cấp mọi tiện nghi có sẵn, họ chỉ cần hưởng thụ mà không cần phải sáng tạo gì cả. Nhưng khi ở một mình, họ phải tự xoay xở, vì vậy họ “buộc” phải sáng tạo. Đối với một số người khác thì ngược lại, cô đơn và chán nản có thể là nguồn gốc của trầm cảm. As a soldier surviving alone, or with others, you must find ways to keep your mind productively occupied. Vì thế, các bạn cần giữ cho đầu óc bận rộn với những tư tưởng sáng tạo, hoạt động hữu ích, những ý nghĩ tích cực . . . Ngoài ra, bạn cần phải phát triển tính tự lập. Bạn phải tin vào khả năng của bạn là “ta có thể sống một mình”.          

4. RÈN LUYỆN SỨC KHỎE

Không một nhà thám hiểm, khai phá hay một chiến binh nào mà có thể hoàn thành công việc của mình với một sức khỏe èo uột. Vì nơi hoang dã là một môi trường đào thải rất khắc nghiệt, đầy dẫy lam sơn chướng khí, thời tiết thất thường, rừng thiêng nước độc, sông sâu vực thẳm, cây độc thú dữ, thực phẩm thiếu thốn, thuốc men hiếm hoi, tiện nghi nghèo nàn, hoang vu vắng vẻ . . .

Các bạn còn phải tiêu hao rất nhiều năng lượng do mang trên vai hành trang nặng nề hay phải sử dụng đôi chân để vượt những chặng đường dài mà không dễ đi chút nào: phải leo núi, xuống dốc, băng sông, vượt lầy, cắt rừng . . . Một người có thể lực trung bình thì cũng khó mà đảm đương nổi. 

Rèn luyện sức chịu đựng của tim mạch

Sức chịu đựng của cơ thể dựa vào khả  năng của tim mạch để có thể thực hiện bất cứ hoạt động lặp đi lặp lại nào trong một thời gian dài, nhất là khi cần phải sử dụng các nhóm cơ bắp lớn ngoài tim và phổi. Ví dụ: chạy bộ, đạp xe, bơi lội. . . Có nhiều sự lựa chọn để các bạn rèn luyện thích hợp và hiệu quả, các bạn nên chọn loại hình nào dễ hơn để lập một chương trình rèn luyện thường xuyên mà bạn có thể gắn bó suốt tuần, cho dù nắng hay mưa.

Khi bắt đầu rèn luyện tim mạch, cố gắng từ từ xây dựng một nền tảng vững chắc sự chịu đựng bằng cách tăng dần dần độ dài của những buổi tập cho đến khi bạn có thể duy trì hoạt động cao trong 45 phút hoặc lâu hơn.

Khi đã tiến bộ trong việc tập luyện, các bạn tăng thêm khoảng từ 2 đến 3 kg vào ba lô mỗi tuần tiếp theo cho đến khi bạn có thể mang được khối lượng bằng 1/3 trọng lượng của bạn. Dành riêng tối thiểu bốn đến sáu tháng cho quá trình rèn luyện chắc chắn trước khi bắt tay vào bất cứ cuộc hành trình nguy hiểm nào. 

Tập Aerobic

Tập Aerobic là hoạt động tim mạch đòi hỏi nhiều khí oxy; nó được thực hiện tại một cấp độ phản ứng sinh lý dưới mức tối đa, hoặc từ 60 tới 85% nhịp tim tối đa của bạn. Khi chọn một hoạt động rèn luyện thích hợp, hãy cố gắng sắp đặt nó càng gần càng tốt với hoạt động thực tế mà bạn dự định thực hiện.. 

Những hoạt động ngoài trời:

Đi bộ với một ba lô trên những đường mòn, leo lên đồi hoặc leo bậc thang, chạy bộ không có ba lô . . . là những hoạt động giúp rèn luyện tim mạch tuyệt vời cho những người leo núi, những nhà thám hiểm. . .

Những hoạt động trong nhà:

Duy trì các hoạt động Aerobic thích hợp khi thời tiết xấu, sử dụng máy chạy bộ, máy đi bộ, xe đạp thể dục, máy tập chèo thuyền, và lớp aeorbic hoặc lớp khiêu vũ thể thao.

Bài tập hô hấp

Bài tập hô hấp, điều hòa hơi thở là sự rèn luyện tim mạch tốt nhất để cho các bạn đạt trình độ cao hơn trong các lĩnh vực tập luyện khác của bạn. Trong việc rèn luyện hô hấp, cơ thể sẽ làm quen với sự thiếu hụt khí oxy, sử dụng lượng oxy nhiều hơn bình thường. Hầu hết con người chỉ có thể chịu đựng làm việc trong môi trường thiếu oxy trong một thời gian ngắn, có thể là một phút hoặc ngắn hơn.

Sức mạnh cơ bắp

Điều kiện thể chất quan trọng thứ hai là việc xây dựng sức mạnh cơ bắp. Sức mạnh cần thiết gần như cho toàn bộ công việc ngoài trời. Tập luyện trực tiếp chuẩn bị cho bạn để sử dụng sức mạnh vào môi trường thiên nhiên như di chuyển trên mọi địa hình khác nhau, hoặc vượt qua các chướng ngại thử thách như triền núi, cầu dây . . .những nơi có thể làm cho các bạn rơi vào tình trạng mất cân bằng.

  • Thay vì lái xe tới cửa hiệu, hãy đi bộ, mang theo một cái ba lô và chất đầy hàng tạp hóa vào đó khi đi về.
  • Dùng một túi đầy đồ để luyện tập ở nhà như ngồi xổm, xô vai, nâng bắp chân, nhún vai, nhấc vật nặng, và bước lên cầu thang.
  • Đặt một cây xà đơn ngay cửa ra vào và thực hiện một vài lần hít xà khi bạn đi ngang nó. Tập treo người trên xà để tăng sức nắm chặt, hoặc tập nhảy cao cho tới khi vượt khỏi cằm của bạn và sau đó tập chậm rãi hạ thân xuống sàn một vài lần . . . tập hít đất để luyện sức mạnh cơ lưng, cẳng tay, ngón tay, và bắp tay.
  • Nếu gần đó có một sân chơi trẻ em, hãy thử di chuyển trên dàn giáo thể dục bằng tay để tăng sức mạnh nắm chặt, đeo, bám. . .

Rèn luyện sự dẻo dai

Ngay sau bất cứ chuyến leo núi hoặc cuộc đi bộ đường dài căng thẳng nào, bạn hãy dành vài phút để duỗi các cơ trước khi cuộn mình vào túi ngủ hoặc rút vào xe và lái về nhà. Duỗi cơ có thể giúp bạn phòng ngừa hoặc giảm bớt việc đau nhức cơ những ngày sau. Ở nhà, hãy thử tập võ, yoga, hoặc lớp khiêu vũ để tăng sự thăng bằng và sự mềm dẻo để chuẩn bị những đối đầu với những thử thách trong thiên nhiên.

Ghi chép sự tiến bộ

Các bạn nên làm một quyển nhật ký, trong đó ghi chép các phản ứng của bạn với những chuyến leo núi mạo hiểm, những tiến bộ trong những bài tập tim mạch, những khó khăn trong rèn luyện sức khoẻ và sự co giãn, như thế các bạn có thể rút ra những bài học và kinh nghiệm tốt nhất cho bản thân trong những khoá huấn luyện, nghỉ ngơi và phục hồi.

Sự nghỉ ngơi và phục hồi

Các bạn càng thực hiện nhiều hoạt động bao nhiêu, thì việc nghỉ ngơi thích hợp càng quan trọng. Bao gồm các ngày nghỉ không vận động và đánh một giấc ngon lành. Trước những chuyến luyện tập  tích cực ở vùng núi, cho phép cơ thể bạn có một chút thời gian để phục hồi và giúp ngăn ngừa tổn thương do quá lạm dụng cơ bắp. Khi lập được chương trình rèn luyện thể lực, hãy đảm bảo sao cho các bài tập về sức bền hay sức mạnh phải cách nhau ít nhất 48 giờ, nhờ thế cơ bắp, gân và dây chằng có thể phục hồi trước khi chúng hoạt động căng thẳng trở lại.

Ngoài sức khỏe ra, các bạn cũng cần phải có một tinh thần kiên định vững vàng, đam mê khám phá, yêu mến thiên nhiên, không ngại gian khổ . . . Biết bao nhiêu người đã bỏ cuộc chỉ vì thiếu tính kiên nhẫn, lòng đam mê và không vượt qua được những gian khó, cho dù họ có sức khỏe rất tốt. Các bạn hãy nhớ rằng, thực tế không đẹp như một bức tranh phong cảnh hay như một bài thơ trữ tình đâu.

5. KIẾN THỨC VỀ THIÊN NHIÊN

Là một vấn đề rất quan trọng đối với những người chuẩn bị tiến hành các cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Nếu không am hiểu về thiên nhiên, các bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc sinh tồn nơi hoang dã.

Về lý thuyết: Các bạn nên đọc và nghiên cứu thật nhiều qua sách báo, phim ảnh… để tích lũy kiến thức về môi trường sinh thái, về động thực vật, về thời tiết, khí tượng, thiên văn, thủy triều. . .

Về thực hành: Các bạn nên tham gia nhiều cuộc khảo sát, thám du, chinh phục chướng ngại, cắm trại. . .  để cho quen việc tiếp xúc với thiên nhiên càng nhiều càng tốt.

Nếu không có kiến thức về thiên nhiên, các bạn có thể hoảng loạn trước những con vật xù xì gớm ghiếc nhưng vô hại và mất cảnh giác trước những con côn trùng nhỏ bé hoặc những con vật có màu sắc sặc sỡ đáng yêu nhưng lại rất nguy hiểm.

Các bạn cũng cần phải biết phân biệt được những cây, hoa, lá, rễ, củ… có thể làm thực phẩm hay thuốc chữa bệnh hoặc mang nhiều độc tố chết người. Biết tiên đoán thời tiết để khỏi bị động trước mọi hiện tượng của thiên nhiên.

Tóm lại: Có kiến thức rộng về thiên nhiên bạn mới mong có thể tồn tại giữa thiên nhiên hoang dã. Nếu không, thiên nhiên sẽ nhấn chìm bạn.

6. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Để có thể tồn tại ở một nơi hoang vu khắc nghiệt, các bạn phải cần đến nhiều kỹ năng như: để kiến tạo một nơi trú ẩn, tìm ra thức ăn, tạo ra lửa, di chuyển, leo núi . . . mà không cần hoặc không có sự trợ giúp của các thiết bị hỗ trợ cơ bản. . Một số người được đào tạo ít hoặc không có đào tạo thì khó mà chủ động được trong những trường hợp như thế này. Một số người khác được đào tạo bài bản, nhưng do quá hoang mang lo sợ, không biết cách ứng dụng các kỹ năng cũng như kiến thức của mình, đành bó tay chờ chết.Chìa khóa quan trọng trong bất cứ tình huống nào là luôn sống với tinh thần và thái độ tích cực, lạc quan. Những kỹ năng và kiến thức quan trọng mà các bạn cần phải học tập và thực hành là

  • Kiến thức về thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường, động thực vật . .
  • Các phương pháp tìm phương hướng.
  • Đọc và sử dụng bản đồ.
  • Kỹ thuật di chuyển, leo núi, vượt chướng ngại
  • Kỹ thuật lều trại và các cách làm chòi trú ẩn bằng vật liệu thiên nhiên.
  • Thủ công, nghề rừng.
  • Kỹ thuật săn bắn, đánh bắt.
  • Cách tìm nước.
  • Chế tạo vật dụng từ nguyên liệu thiên nhiên.
  • Dây và nút dây.
  • Tìm thực phẩm.
  • Biết bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh thông thường.
  • Cứu thương và cấp cứu.
  • Phương pháp tạo ra lửa.
  • Chế tạo thuyền bè, công cụ, vũ khí . . .

Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân

 

Chi tiết...

Xử Lý Khi Gặp Tai Nạn Giao Thông Đường Bộ

Theo thống kê, hàng năm tai nạn giao thông trên thế giới đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người hơn cả các cuộc chiến tranh trên các quốc gia và lãnh thổ cộng lại; hơn cả thiên tai dịch bệnh.

Riêng tại Việt Nam, với mật độ xe cộ lưu thông và ý thức của người tham gia giao thông như hiện nay thì tai nạn giao thông là một việc xãy ra gần như thường ngày. Có thể nói tai nạn giao thông ở nước ta đã vượt quá tỷ lệ cho phép đối với các nước trên thế giới, và đang ở mức độ báo động khẩn cấp. Vì vậy, ngoài việc nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông, các bạn cũng cần hiểu biết một số biện pháp cấp cứu và thiết lập sự an toàn cũng như vừa bảo vệ hiện trường vừa để giúp đỡ các nạn nhân (và đôi khi cho chính chúng ta).

NGUYÊN NHÂN:

– Tai nạn giao thông do con người:gt

Người tham gia giao thông không chấp hành luật và các quy định về an toàn giao thông. Người đi bộ chạy qua đường bất ngờ, không quan sát… Trẻ em đùa nghịch đu bám tàu xe, đá bóng dưới lòng đường. Người dân phơi rơm rạ trên đường giao thông. Người đi xe đạp dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô tô. Người đi xe máy phóng nhanh, lạng lách; lái xe ô tô uống rượu bia, không kiểm soát tốc độ v.v… Đặc biệt nguy hiểm đối với các trường hợp vô ý thức có hành vi nguy hiểm gây chết người như: rải đinh trên đường cao tốc, ném đá lên tàu, tháo ốc vít trên đường ray tàu hoả v.v…

– Tai nạn giao thông do các phương tiện giao thông:

Chất lượng xe cộ thấp kém, xe thiếu các thiết bị an toàn. Phương tiện vận chuyển quá khổ, quá tải…

Tai nạn giao thông do đường sá chất lượng xấu, thiếu biển báo, đèn hiệu, đèn chiếu sáng v.v…

CÁCH XỬ TRÍ KHI THẤY MỘT TAI NẠN GIAO THÔNG:

Được coi là tai nạn giao thông từ việc một người bị té xe đạp, xe gắn máy, đến những sự cố lớn hơn, có nhiều xe cộ và nạn nhân liên quan. Như vậy, khi gặp một tai nạn giao thông, các bạn cần phải làm gì?

  1. Kiểm tra và thiết lập sự an toàn nơi hiện trường:

Trước hết phải bảo đảm an toàn cho riêng bạn, không tiếp cận và xử lý nạn nhân nếu không kiểm soát được các mối nguy hiểm cho bản thân (và cả cho các nạn nhân); không bị gây thêm nguy hiểm:

  • Đậu xe an toàn và có thể nhìn thấy rõ hiện trường. Nếu là xe hơi, các bạn hãy cho đèn xe chớp nháygt1 để báo có tai nạn.
  • Nhờ những người xung quanh thông báo cho các tài xế khác biết để cảnh giác.
  • Nếu có thể, đặt biển báo hay đèn chiếu sáng cách hiện trường 200 – 250m về mỗi hướng.
  • Tắt công tắc của bất kỳ loại xe nào, dù máy đã ngừng. Khoá bộ phận cung cấp nhiên liệu đối với các loại xe chạy bằng xăng.
  • Cố định xe. Nếu xe ở thế bình thường, hãy dùng thắng tay để gài số lại hay đặt vật cản trước bánh xe.
  • Để ý xem có những nguy hiểm vật lý nào không? Thí dụ:

–  Có ai đó đang hút thuốc không?

–  Xe có chở các chất nguy hiểm không?

–  Có dây điện hư, đứt hay xăng chảy ra không?

–  Có cây cối, đất đá hay công trình xây dựng nào sắp sửa đổ xuống trên hiện trường knông?

–  Xe có chồm lên mép vực hay lan can thành cầu không?

–  ………

 Xử trí khi thấy trẻ em gặp tai nan giao thông:

Khi thấy trẻ em bị nạn, cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nơi nguy hiểm và gọi mọi người giúp đỡ. Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế nhanh nhất. Sơ cứu tại chỗ, rửa vết thương bằng nước sạch hoặc băng cầm máu và tìm mọi cách đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

 Xem xét và sơ cứu nạn nhân:

Sau khi thiết lập an toàn hiện trường, các bạn nhanh chóng tiếp cận, xem xét tất cả các nạn nhân và nên nhớ rằng: không được di chuyển nạn nhân, nhất là những nạn nhân bị thương nặng, trừ khi điều đó thật cần thiết do những nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng nạn nhân như cháy nổ, chênh vênh bên bờ vực…

Nên áp dụng “Mô hình Cấp cứu Căn bản” (xem phần Sơ cấp cứu) để sơ cứu nạn nhân. Khi sơ cứu, trong hầu hết trường hợp việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho nạn nhân, làm thông đường thở. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi… phải dùng tay móc ra ngay.

Những người bị nặng, có nguy cơ bị đe dọa đến tính mạng thì sơ cứu trước. Những người nhẹ thì sơ cứu sau.

Hãy lục soát khắp khu vực xãy ra tai nạn để không bỏ sót nạn nhân nào bị văng ra xa hay do họ bị sốc mà bước đi trong cơn mê sảng.

  • Để nạn nhân nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, bỏ mũ, khăn.
  • Nếu nạn nhân hôn mê: cần cho nằm ưỡn cổ bằng cách độn gối hay áo quần quấn lại dưới hai vai, đầu nghiêng sang một bên; móc hết đờm dãi, đất cát, dị vật ở mũi, miệng. Nếu nạn nhân  bị tụt lưỡi (thở khò khè) có thể dùng tay tạm thời kéo lưỡi ra ngoài và chuyển nạn nhân ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
  • Với người bị nhẹ (hoàn toàn tỉnh táo, không chảy máu, thậm chí đứng dậy được): cần cho nằm nghỉ ngơi. Sau đó đưa họ đến cơ sở y tế kiểm tra.
  • Nếu nạn nhân bị thương vào đầu hoặc nghi có gẫy xương, cần nẹp cố định chỗ gãy với phương tiện tại chỗ như que tre, thanh gỗ, dát giường… Thậm chí là mảnh bìa cứng đối với trẻ nhỏ. Nguyên tắc là bất động trên và dưới chỗ gãy một khớp (ví dụ nếu gãy hai xương cẳng tay thì phải bất động luôn khớp khuỷu và khớp cổ tay). Đối với gãy xương đùi khi không có dụng cụ gì để giữ cố định, có thể tạm thời buộc hai chân vào nhau; dùng chân lành có tác dụng như một cái nẹp. Sau đó chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
  • Với người bị thương nặng (trong tình trạng hôn mê): nên tiến hành sơ cứu theo 3 bước.
  • Thông đường thở: làm bệnh nhân thở được (Hô hấp nhân tạo).
  • Kiểm tra tim (“ Hồi sinh tim phổi ” nếu cần).
  • Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Nếu nạn nhân bị chảy máu thì phải cầm máu tại chỗ bằng cách lấy ngón tay, nắm tay, khăn hay một cục bông đè mạnh vào vết thương. Đây là động tác rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.

 Bị bỏng:

Nếu xe bốc cháy, việc đầu tiên là quan sát hiện trường để giúp nạn nhân mà không gây tổn thương cho mình. Hãy tách nạn nhân khỏi vùng cháy, cởi bỏ quần áo nếu bén lửa, ngâm vùng bị bỏng vào nước sạch hoặc đắp khăn mát trong 15-20 phút.

Nên nhớ: Nguyên tắc khi chữa bỏng là làm mát vùng da bị tổn thương càng sớm càng tốt, không dùng nước đá hoặc nước quá lạnh để ngâm hoặc chườm. Khi thực hiện sơ cứu phải thật nhẹ nhàng, tránh gây đau, tránh làm vỡ các nốt phỏng vì dễ khiến tình trạng nhiễm trùng nặng thêm. Không bôi kem hoặc bất kỳ chất gì lên vết thương. Nếu bị bỏng mắt, cần dặn dò nạn nhân không được dụi, không cố gắng lấy dị vật trong mắt ra.

Nếu nạn nhân còn tỉnh, cần cho uống bù nước. Trong thời tiết lạnh, cần giữ ấm cho cơ thể nạn nhân. Sau đó nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất.

  Không nên:

  • Không nên gỡ bỏ bất cứ một dị vật nào ở da đầu và xương sọ. Nếu có vật nhọn đâm vào cơ thể, nhất gt2là ngực, bụng, tuyệt đối không được rút vật nhọn đó ra, vì lúc này nó có tác dụng bịt các mạch máu. Nếu rút ra máu sẽ phun mạnh, nạn nhân mất máu nhiều và có thể bị tử vong. Khi sơ cứu, các bạn nên mang găng tay hoặc túi nilon sạch để tránh lây bệnh truyền nhiễm từ nạn nhân (nếu có). Dùng tay ép chặt mép vết thương rồi chèn băng gạc quanh dị vật để cố định. Lưu ý: không băng trùm lên dị vật, chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.
  • Không dùng tay nâng cao đầu làm gập cổ nạn nhân vì có thể gây tổn thương cột sống cổ rất nguy hiểm.
  • Không di chuyển người bị nạn khỏi hiện trường khi chưa cố định các vùng xương gãy.
  • Không di chuyển người bị nạn bằng xe đạp, xe gắn máy vì có nhiều trường hợp gãy cột sống cổ do chở đi bị xóc, đã tử vong trước khi vào viện do liệt hô hấp.
  • Không đưa bất cứ một vật lạ, nước vào miệng người bị nạn, có thể gây tử vong do sặc, ngạt thở.

Di chuyển nạn nhân:

Không vội vàng  “nhét” nạn nhân lên một chiếc xe hơi nào đó để đưa đên bệnh viện vì đây là cách dễ dàng nhất để làm cho nạn nhân tổn thương nặng hơn.

Cần từ 2-3 người nhấc người bệnh lên chứ không bế xốc bổng hay bế gập người lại. Một người luồn tay xuống đỡ chân- hông, một người đỡ vai-đầu để tránh các di lệch cột sống; đưa đến chỗ an toàn và gọi xe cứu thương đến hoặc chuyển ngay đến bệnh viện.

Trong các trường hợp đặc biệt và không có người, có thể áp dụng các tư thế đặc biệt để di chuyển nạn nhân như bế xốc nách, kéo lê gót… nhưng nói chung cần hết sức tránh vì nếu vận chuyển không đúng còn làm nguy hại thêm cho nạn nhân./.

daosaigon.org

Chi tiết...