Author - saigonscouts

Sống Sót Sau Một Vụ Đắm Tàu

Với sự tiến bộ trong công nghệ về an toàn tàu biển hiện nay, tỷ lệ để bạn bị mắc kẹt trên một con tàu chìm là rất thấp. Tuy nhiên, đây vẫn còn là những thảm họa thường xuyên. Một số vụ tai nạn vẫn có thể xảy ra cho dù bạn đang đi du lịch ở một quốc gia mà tiêu chuẩn an toàn hàng hải đã được áp dụng nghiêm ngặt.

Trên hải trình của các bạn, dù là tàu lớn hay thuyền nhỏ, cũng có thể xảy ra những tai nạn bất ngờ như: hai tàu đâm vào nhau, chạm phải đá ngầm, va vào băng trôi (điển hình như vụ tàu Titanic), gặp gió bão, máy tàu hỏng hóc . . .  Nếu lọt vào vùng có chiến sự thì tàu có thể bị đánh đắm, trúng thủy lôi . . .  Và hậu quả có thể dẫn đến là tàu bị nổ, lật, chìm . . .  cho dù đó là một con tàu cự kỳ hiện đại. Nếu đang ở trên một con tàu mà bạn cảm thấy mình đang ở trong tình huống tính mạng bị đe dọa, hãy cố nhớ lại một số gợi ý sau đây để giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của bạn.

NẾU TÀU SẮP CHÌM

  1. Gửi một tín hiệu Mayday để cầu cứu nếu bạn là người phụ trách con tàu đang chìm: Các cuộc gọi Mayday có thể được phát đi trên bất cứ tần số nào và khi có một cuộc gọi Mayday thì những thông tin dùng sóng radio khác không được phép phát sóng, trừ các thông tin nhằm giúp đỡ tình trạng khẩn cấp. Một cuộc gọi mayday chỉ có thể được sử dụng khi mà mạng sống hoặc tàu thuyền, xe cộ, máy bay đang đối diện với nguy hiểm chết người rõ rệt hoặc bị chìm hay bị phá hủy.

damtau

Khuôn mẫu tiêu chuẩn của một cuộc gọi báo nguy gồm có chữ MAYDAY được nói ba lần liên tiếp, theo sau là tên (hoặc mã hiệu) của chiếc tàu (máy bay) cũng được nói ba lần, rồi MAYDAY và tên hoặc mã hiệu lần nữa. Các thông tin quan trọng nên theo sau gồm có vị trí, tính khẩn cấp và sự giúp đỡ nào được cần đến và số người trên tàu hay máy bay. Một thông điệp báo nguy tiêu biểu có thể như sau:

“MAYDAY, MAYDAY, MAYDAY, đây là HƯỚNG VIỆT, HƯỚNG VIỆT, HƯỚNG VIỆT. MAYDAY, HƯỚNG VIỆT. Vị trí 35 độ 45 phút Bắc, 15 độ 25 phút Tây. Tàu của tôi đang bị cháy và chìm xuống. Tôi yêu cầu được giúp đỡ ngay. Bốn người đang trên tàu và đang dùng một xuồng cứu hộ. HẾT.”

Riêng tại Việt Nam, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cho biết, đối với việc cấp cứu trên biển, tần số 7903 kHz là tần số thu nhận thông tin cấp cứu, khẩn cấp được trực canh 24/24 giờ kể cả các ngày nghỉ, lễ, tết.

Khi tàu bị sự cố như cháy nổ, tàu đang chìm, người rơi xuống biển, cấp cứu y tế, tai nạn lao động,… mà tàu không tự xử lý được thì có thể gọi các tổng đài thông tin duyên hải trên tần số 7903 kHz để được trợ giúp kịp thời. Để tránh tình trạng gây nhiễu trên tần số 7903 kHz, chỉ khi tàu gặp sự cố mới liên lạc trên tần số này.

  1. Lắng nghe các tín hiệu di tản:Tín hiệu di tản tiêu chuẩn là 7 tiếng còi ngắn theo sau là một tiếng còi dài. Thuyền trưởng hoặc các sĩ quan phụ tá cũng có thể sử dụng các hệ thống liên lạc khác để nói chuyện với tất cả thủy thủ đoàn và hành khách.
  1. Lấy áo áo phao để mặc vào: Hãy chuẩn bị để thoát khỏi con tàu trong thời gian cho phép. Nếu bạn có thời gian hãy lấy bất kỳ thêm một số dụng cụ hay thực phẩm để sinh tồn. Nhưng chỉ làm điều này nếu không gây nguy hiểm cho mạng sống của bạn hay của những người khác.

Nên mặc thêm y phục chống thấm nước của bạn, chẳng hạn như mũ, áo và găng tay.  Quần áo làm tăng cơ hội sống sót trong nước lạnh. Giúp đỡ cho tất cả trẻ em và vật nuôi sau khi bạn đã chuẩn bị cho mình.

  1. Làm theo sự hướng dẫn.Đây là điều quan trọng hơn cả.Nếu bạn không biết làm cách nào để được an toàn, hãy làm theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng hoặc một trong các thành viên thủy thủ đoàn. Họ là những người đã được đào tạo về các hoạt động cứu hộ trên tàu và sẽ có một sự hiểu biết tốt hơn về những gì bạn cần phải làm để đảm bảo an toàn cho bạn.  Một con tàu chở khách sẽ có một phòng tập trung, nơi tất cả mọi người cần phải tập họp lại để chuẩn bị cho một cuộc di tản. Nếu bạn nghe được lệnh tập trung, hãy cố gắng để đến đó.

Nếu bạn không thể nghe thấy hoặc không hiểu các hướng dẫn (ví dụ, nó không phải là ngôn ngữ của bạn), hãy nhớ trong tâm trí một điều – đi lên và ra khỏi tàu.

  1. Giữ bình tỉnh và không hoảng sợ:Nghe có vẻ giống như một lời sáo rỗng, vì nói thì dễ. Nhưng bạn càng hoảng sợ, thì càng khó mà tiến đến được một chiếc thuyền cứu sinh. Việc giữ bình tĩnh rất quan trọng để đối phó với những hành khách khác cũng như để giữ cho tâm trí của bạn tập trung để làm bất cứ điều gì giúp bạn có thể tồn tại. Nếu những người khác xung quanh bạn đang hoảng loạn, hãy cố gắng làm mọi cách để họ bình tĩnh trở lại. Những hành động của họ chỉ làm thêm chậm và có thể gây nguy hiểm cho việc sơ tán.

Cố gắng tập trung vào việc giữ bạn hít thở dưới sự kiểm soát. Nếu bạn đang có luyện hít thở theo phương pháp khí công, yoga, pilates . . . hoặc bất kỳ phương pháp thư giãn nào, hãy sử dụng chúng để làm bạn bình tĩnh, cũng như phải dùng đến hơi thở theo cách này nếu bạn rơi xuống nước. Hãy cố gắng giữ bình tỉnh để sinh tồn.

 damtau1

  1. Tập trung vào việc thoát ra bằng con đường nhanh nhất, không phải là con đường ngắn nhất.Làm sao để thoát được ra ngoài là điều quan trọng hơn là cứ mãi tìm con đường ngắn nhất, gần nhất mà thậm chí nó có thể dẫn bạn đến nguy hiểm hơn. Khi tàu bắt đầu nghiêng, bám lấy bất cứ điều gì có thể để giúp bạn giữ thẳng đứng, chẳng hạn như tay vịn, ống, móc, phụ kiện ánh sáng, vv. . .

Cũng như khi các bạn cố gắng để thoát khỏi một đám cháy, lúc này không đi thang máy hay sử dụng những thiết bị  điều khiển bằng điện. Bạn sẽ không bao giờ muốn bị kẹt trong thang máy trên một con tàu chìm.

  1. Một khi bạn đã lên được trên boong, hãy đến chỗ tập trung hoặc các xuồng cứu sinh gần nhất. Hầu hết các tàu du lịch ngày nay, người ta thực tập và phổ biến các thủ tục an toàn trước khi khởi hành, để hành khách biết phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp. Nếu không, các bạn hãy đi đến nơi có vẻ như các thủy thủ đoàn đang trợ giúp hành khách để di tản. Thủy thủ đoàn thường sẽ là những người cuối cùng rời bỏ tàu, vì nhiệm vụ của họ là lo cho tất cả mọi người an toàn rời khỏi tàu trước tiên.

Không tỏ ra anh hùng bằng cách ở lại cùng với thủy thủ đoàn trên tàu. Hãy làm những gì cần phải được làm để đảm bảo sự an toàn của bản thân và những người thân yêu của bạn. Đây không phải là những bộ phim.

 RỜI BỎ TÀU

Nếu tình huống không thể cứu vãn, các bạn bắt buộc phải rời bỏ tàu, thì xuồng cứu sinh bơm hơi là vật đã chứng tỏ được sự hiệu quả trong các tình huống sống còn hơn các loại xuồng khác. The well-prepared sailors will have all they need to survive in their raft and signal their position. Khi được các thủy thủ chuẩn bị tốt, các bạn sẽ có tất cả những vật dụng thiết yếu để tồn tại trên bè trong một thời gian dài. A list of recommended equipment is as follows. Danh sách các trang bị cần thiết được đề nghị như sau.

  • Appropriate Clothing (most important in cold water), flotation device, water (or reverse osmosis pump), first aid kit, signaling and communication device, and food (and/or fishing/hunting equipment), a knife, sea sick pills, sun screen (or oil or grease).- Quần áo thích hợp (nhất là vùng lạnh).
  • Áo phao, thiết bị nổi.damtau2
  • Nước (và dụng cụ chưng cất nước)
  • Thực phẩm dự trữ
  • Túi cứu thương.
  • Máy bộ đàm
  • Pháo sáng và trái khói
  • Thiết bị truyền tín hiệu (kính, pano . . .)
  • Dụng cụ đánh bắt cá
  • Thuốc chống say sóng,
  • Một neo nổi (buồm nước)
  • Dao nổi an toàn
  • Một bộ dụng cụ sửa chữa,
  • Bơm hơi để bơm bè
  • Đèn pin, pin và bóng dự phòng
  • Hai mái chèo,
  •  Neo nổi và 30 m dây
  • Bơm hút nước (để tháo nước)
  • Hướng dẫn Survival, một
  • . . .

Khi buộc phải nhảy xuống nước, nếu là mùa lạnh (hay đang ở vùng biển lạnh), trước khi nhảy xuống, nên mặc nhiều quần áo (nếu có quần áo chống thấm nước càng tốt), đội mũ, mang bít tất và dĩ nhiên là phải mang phao cứu sinh.

NHẢY XUỐNG NƯỚC

Khi nhảy xuống nước thì nhảy thẳng đứng, chân xuống trước, hai chân khép lại, mắt nhìn về phía trước, hai tay ôm choàng trước ngực, đè lên phao cứu sinh. Không nên nhảy cắm đầu xuống như trong hồ bơi. Bịt mũi lại để đề phòng sặc nước.

Lưu ý: trước khi nhảy xuống nước (thường thì từ độ rất cao), không được thổi phồng phao cứu sinh lên để tránh phao bi va đập xuống nước gây chấn thương hay bị vỡ phao.

damtau3damtau4

Tư Thế Nhảy Xuống Nước

Nếu có thể được thì nên chọn hướng dưới gió để tránh gió thổi va đập vào tàu.

Nếu là tàu lớn, sau khi xuống nước, cần rời xa ngay mạn tàu. Vì khi tàu chìm, sẽ tạo thành một luồng nước xoáy rất mạnh, hút theo tất cả những vật thể gần đó.

Sau khi xuống nước, mọi người nên tụ tập lại gần nhau để có thể nương tựa vào nhau, giúp đỡ và động viên nhau . . . và nhất là những toán cứu hộ sẽ dễ dàng phát hiện và cứu giúp các bạn. Chia nhau các mảnh gỗ hay các vật thể trôi nổi bềnh bồng trên mặt nước để tăng cường lực nổi của mình.

damtau5SỬ DỤNG PHAO CỨU SINH

Khi gặp tai nạn trên biển, cần phải nhảy xuống nước để thoát thân thì cho dù bạn là một tay bơi lội cự phách, bạn cũng phải mang phao cứu sinh để duy trì sức lực, kéo dài thời gian sinh tồn trên mặt nước.

Phao cứu sinh có nhiều loại nhiều kiểu khác nhau: có loại thổi khí bằng miệng, có loại sử dụng hơi nén (chỉ cần giựt mạnh chốt bình khí nén là phao tự phồng lên), có loại làm bằng những vật liệu mà tự thân nó đã có một lực nổi nhất định.

Khi gặp tình huống nguy hiểm, phải thông báo ngay cho mọi người trên tàu biết để mang phao cứu sinh. Dành những loại phao có độ nổi cao cho trẻ em, phụ nữ và người già. Giúp họ mang phao, cột dây, gài nút, gài khóa, hướng dẫn sơ bộ . . . Những người biết bơi nên sử dụng loại phao hỗ trợ, tuy lực nổi thấp, nhưng tiện cho việc thao tác trong khi bơi lội.damtau6

Nếu thiếu phao cứu sinh, những người biết bơi nên tự tìm hay chế tạo cho mình những chiếc phao cứu sinh bằng cách tìm những thùng rỗng, can rỗng, túi nylon, các vật liệu xốp, nhẹ, có độ nổi cao… dùng dây cột lại với nhau. Cũng có thể thổi nhiều túi nylon nhỏ, cho vào hai ống quần rồi cột túm lại. Khi sử dụng loại phao này, không được nhảy mạnh xuống nước vì lực va đập sẽ làm vỡ túi khí, phao sẽ mất tác dụng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHỎI CHẾT ĐUỐI SAU MỘT VỤ ĐẮM TÀU

Đuối nước có lẽ là một kết cuộc mà không ai muốn, và ở trong một con tàu đắm, việc tồi tệ nhất để kết thúc là chết đuối. Những hướng dẫn dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để thoát khỏi chết đuối sau một vụ đắm tàu và tiếp cận bờ biển một cách an toàn.

  1. Mang một áo phao hay thiết bị nổi. Hạ thân nhiệt, sốc, tổn thương và kiệt sức có nghĩa là bạn không thể đủ sức để bơi đến nơi an toàn sau vụ tai nạn đã xảy ra. Mặc áo phao có hỗ trợ cổ đúng cách sẽ giữ cho khuôn mặt của bạn lên khỏi nước cho dù bạn có rơi vào tình trạng bất tỉnh.
  2. Tránh xa bất cứ ai đang ở trong nước. Cho dù bạn là một tay bơi cừ thì ngay sau khi tai nạn xảy ra, bạn cũng đang ở trong tình trạng nguy hiểm nhất. Bạn có thể quay trở lại và họp cùng với những người bơi lội giỏi sau, nhưng ngay bây giờ, bạn có nguy cơ từ những người bơi yếu và hoảng loạn, những người sẽ làm bất cứ điều gì để cố tự cứu mình. Họ sẽ đeo bám bạn, không phải chỉ một người mà có thể cả một nhóm người. Vì vậy thường có hiện tượng “chết chùm” trong những vụ đắm tàu. Hãy nhớ rằng, bạn phải tự bảo vệ mình trước hết.damtau7
  3. Hãy là một tay bơi cừ. Hàng ngày nên rèn luyện khả năng bơi lội khoảng 1 giờ, bơi trong khi mặc áo quần. Điều này sẽ giúp xây dựng khả năng chịu đựng của bạn ở dưới nước.
  4. Cố gắng giữ ấm cho cơ thể. Để làm như được điều này, các bạn mặc áo phao và ôm nhau, nếu có một mình thì co người lại, cố gắng để bảo tồn thân nhiệt của bạn.


damtau8

  1. Tìm cách để tạo một cái phao thô sơ. Buộc hai ống quần của bạn lại, sau đó đưa lên khỏi đầu của bạn rồi đập mạnh nước. Khi đó 2 ống quần sẽ căng đầy hơi, các bạn sử dụng như một cái phao.
  2. Tập trung càng nhiều người sống sót càng tốt. Sau khi đã ổn định, mọi người đều có áo phao, các bạn nên tập trung lại với nhau. Điều này sẽ giúp các bạn bảo tồn nhiệt độ cơ thể, và có thể hỗ trợ lẫn nhau. Hơn nữa, một nhóm đông người thì các đội tìm kiếm dễ nhìn thấy hơn.
  3. Tìm hướng để bơi vào đất liền hay hải đảo. Ở đó bạn sẽ có thể nhóm một ngọn lửa, lau khô thân thể và nghỉ ngơi. Nếu không thể làm được điều này, bạn nên hạn chế chuyển động, cố gắng không để lãng phí năng lượng.
  4. Nếu một máy bay xuất hiện trong không trung. Giơ hai tay khua lên xuống trong không khí. Đừng quơ một tay, quơ một tay có nghĩa không có gì, trong khi khua hai tay có nghĩa là bạn cần sự giúp đỡ và họ sẽ cứu bạn.
  5. Giữ tinh thần lạc quan tích cực. Một tư duy tích cực là những gì mà những người sống sót cần phải có cho sự sinh tồn của họ. Lặp lại các thần chú như “Tên tôi là John Smith và tôi sẽ không chết ở đây”, và hát thật to những bài hát vui để đánh lạc hướng chính mình, giữ cho tâm trí của bạn lạc quan.
  6. Nếu bị thương, đừng di chuyển phần cơ thể bị thương của bạn, và cố gắng giữ cho nó được che chớ bằng quần áo của bạn, hoặc với bất kỳ lớp che phủ nào đó.

LƯU Ý:

  • Ống quần của bạn phải không có lỗ, vì điều này sẽ làm thoát tất cả không khí và do đó sẽ không tạo thành một cái phao. Tốt nhất là nên tìm một cái áo phao, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng.
  • Nếu bạn ở gần bờ và bạn nghĩ mình có thể bơi đến đó, hãy cởi bớt quần áo của bạn (nếu nước không quá lạnh) , mặc càng ít càng tốt, vì chúng sẽ cản trở tốc độ bơi của bạn
  • Nếu bạn không thể thấy bờ hoặc nhiệt độ nước dưới 150C, giữ quần áo của bạn để bảo tồn thân nhiệt.

Thả nổi – Tiết kiệm năng lượng

Nếu bạn đang ở trong nước và không có gì để hổ trợ bạn (trang thiết bị, quần áo) giúp cho bạn nổi trên mặt nước, thì đIt is important to save your eneriều quan trọng nhất là bạn phải tiết kiệm năng lượng. Unless you can swim to shore (within a reasonable distance and the current isn’t against you) you should avoid swimming and save your energy as much as possible. Bạn nên thả nổi, tránh những hoạt động như bơi lội để tiết kiệm sức lực của bạn càng nhiều càng tốt. Trừ khi bạn nhìn thấy bờ và tin chắc là mình có đủ khả năng để bơi vào.

Tỷ trọng của cơ thể con người là thấp hơn nhiều so với tỷ trọng của nước biển (phụ nữ có tỷ trọng thấp hơn so với nam giới). Điều này có nghĩa là cơ thể của bạn dễ dàng để thả nổi.  Tuy nhiên, sự sợ hãi và hoảng loạn là nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt sức dẫn đến việc bạn nuốt nước. Một vài hớp nước biển có thể nhấn chìm bạn xuống biển.

damtau9

Điều quan trọng là để thư giãn.  Cách dễ nhất để tiết kiệm năng lượng là thả nổi trên lưng của bạn (thả ngửa). Bạn có thể trở nên nổi hơn bằng cách hít thở sâu.

Khi gặp biển động khiến bạn gặp khó khăn trong khi áp dụng kỹ thuật thả ngửa thì hãy nằm sấp xuống, khuôn mặt úp trong nước, hai cánh tay thỏng xuống hay dang rộng để giữ thăng bằng. Khi bạn cần thở, đẩy cánh tay xuống nước và nâng cao đầu chỉ cần đủ lâu để thở.  Đây là cách dễ nhất để thả nổi.

Bạn cần thả nổi khi bị rơi xuống nước trong đêm tối, không thể định hướng để bơi vào bờ hoặc thả nổi để nghỉ ngơi hồi sức sau khi bơi một chặng đường dài. Thả nổi cũng giúp bạn bảo tồn sinh lực để có thể ở lâu dưới nước trong khi chờ người đến cứu hay tình thế cải thiện hơn.

Sẽ dễ dàng hơn trong việc thả nổi nếu các bạn có một cái phao hay các trang thiết bị, vật liệu nổi… 

CÁC LOẠI XUỒNG CỨU SINH

Xuồng cứu sinh (Lifeboat) là một trong những phương tiện cứu sinh quan trọng nhất trên tàu, nó được sử dụng trong các tình huống bỏ tàu khẩn cấp. Xuồng cứu sinh là một “con tàu” thu nhỏ, được lắp vào tàu bằng cẩu davit nhằm giúp cho nó được hạ xuống nước ít tốn thời gian nhất. Xuồng cứu sinh khác với bè cứu sinh (liferaft) vì xuồng cứu sinh có vỏ cứng, còng bè cứu sinh bằng cao su bơm hơi.

Một xuồng cứu sinh đủ tiêu chuẩn nếu nó chứa tất cả các trang bị cần thiết, các trang bị này giúp thuyền viên sinh tồn trên biển. Chúng bao gồm lương thực, nước ngọt, dụng cụ sơ cứu, các thiết bị phát tín hiệu cấp cứu, dụng cụ mưu sinh… Một con tàu phải trang bị một xuồng cấp cứu (rescue boat) cho trường hợp cần phải cấp cứu, song song với các xuồng cứu sinh khác. Một trong các xuồng cứu sinh có thể được thiết kế như một xuồng cấp cứu, nếu tàu đó trang bị hai xuồng cứu sinh trở lên.

Có ba loại xuồng cứu sinh được sử dụng trên tàu biển:

1. Xuồng cứu sinh dạng mở (Open Lifeboat):

Giống như cái tên của nó, xuồng cứu sinh dạng mở không có mái che và thường được lái bằng tay, động cơ khí nén có thể được sử dụng để đẩy xuồng. Tuy nhiên, ngày nay loại xuồng này ít được dùng, chỉ còn thấy trên các con tàu cũ.

damtau10

Xuồng cứu sinh dạng mở không hữu ích khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, và có thể bị nước tràn vào khi có sóng cao.

2. Xuồng cứu sinh dạng đóng (Closed Lifeboat):

Xuồng cứu sinh dạng đóng có hai loại: xuồng cứu sinh đóng từng phần (partially enclosed lifeboat) hoặc xuồng cứu sinh đóng hoàn toàn (fully enclosed lifeboat).

damtau11Xuồng cứu sinh đóng từng phần

damtau12
Xuồng cứu sinh đóng hoàn toàn

Đây là loại được sử dụng phổ biến trên tàu biển hiện nay, dạng kín của xuồng giúp bảo vệ thuyền viên khỏi nước biển, gió mạnh và thời tiết khắc nghiệt. Hơn nữa, tính kín nước của loại xuồng cứu sinh này có khả năng chống lật, chống chìm.

3. Xuồng cứu sinh dạng rơi tự do (Free-fall Lifeboat):

Xuồng cứu sinh dạng rơi tự do giống xuồng cứu sinh dạng đóng nhưng cách thức hạ thủy thì khác hoàn toàn. Nó có hình dáng động học để không bị hư hại thân xuồng khi thả từ trên cao. Loại này được lắp đặt ở phía lái của tàu, nơi có nhiều khu vực trống trải để có thể thả tự do.

SỬ DỤNG XUỒNG & BÈ CỨU SINH

Khi xảy ra tai nạn trên biển, xuồng hay bè cứu sinh là phương tiện tốt nhất để chúng ta thoát hiểm. Tuy nhiên, để cho an toàn và hiệu quả cao, các bạn cần biết một số điều sau:

– Nếu tàu có trang bị hệ thống thả bằng cẩu davit có thể cho phép hành khác, nhất là phụ nữ và trẻ em, vào bè ngay trên boong, nhằm ngăn ngừa các nguy hiểm khi họ tiếp xúc với nước biển.

damtau13

.- Nếu xuồng hay bè cứu sinh được làm bằng cao su thổi khí (thường là khí nén) thì có thể ném thẳng xuống biển. Nhưng trước khi ném, cần có một sợi dây dài buột bè với tàu đề phòng khi ném xuống nước, vì nhẹ nên dễ bị gió thổi trôi đi mất.

– Thủy thủ đoàn nên chuẩn bị cho mỗi xuồng hay bè cứu sinh một số thức ăn, nước uống và dụng cụ mưu sinh như: radio, vũ khí, đèn pin, hỏa pháo, kính phản chiếu, pano màu, dao, mái chèo, thuốc cấp cứu . . . và một sợi dây dài cột sau xuồng hay bè cứu sinh, để nhỡ có người rơi xuống nước thì họ có thể bám vào đó để cho chúng ta kéo lên.

– Sau khi hạ xuồng hay bè cứu sinh xuống nước, cần cử hai người khỏe mạnh, bơi lội giỏi, một người leo lên bè và một người bơi chung quanh bè để giúp đỡ những người khác leo lên.

– Trong trường hợp số lượng người nhiều hơn tải trọng của xuồng hay bè cứu sinh, những người bơi lội giỏi nên mang phao và bơi theo xuồng, nếu mệt thì bám nhẹ vào mạn xuồng.

– Sau khi lên xuồng, tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của các thủy thủ, ở đâu thì ngồi yên đó, không được chen lấn, chạy tới chạy lui, chồm ra mạn xuồng…

– Nếu trước đó, tàu đã kịp phát tín hiệu cầu cứu thì những toán cứu hộ sẽ đến và họ sẽ ưu tiên lùng sục khu vực bị tai nạn trước tiên, cho nên sau khi lên xuồng, các bạn không nên chèo xuồng đi quá xa mà nên thả chập chờn chung quanh khu vực tai nạn, trừ khi các bạn biết hướng vào đất liền hay hải đảo hoặc nhìn thấy các ánh đèn (nếu là ban đêm).

– Cử người luân phiên tát nước trong xuồng cứu sinh ra ngoài.

– Cắt cử người luôn luôn quan sát trên không cũng như trên biển, khi thấy bóng dáng của máy bay hay tàu thuyền, lập tức phát tín hiệu cầu cứu. Nếu trời nắng tốt, thì gương phản chiếu hay một miếng kim khí đánh bóng là hiệu quả nhất, nếu không có thì dùng khói, khói màu, vải màu sáng… thu hút sự chú ý của họ. Ban đêm có thể dùng lửa hay hỏa pháo phát sáng.

– Điều quan trọng nhất là phải biết giữ tinh thần lạc quan, đoàn kết, động viên, an ủi và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Có như thế thì các bạn mới có thể vượt qua mọi gian lao nguy hiểm để cùng nhau tồn tại.

Bài Viết Liên Quan:

  1. TỒN TẠI TRÊN BÈ CỨU SINH

Hổ Hăng Hái

Chi tiết...

Xử Lý Người Bị Ngất Xỉu

ngatxiuNgất xỉu, người ta còn gọi là “chết giấc”, là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt, mắt tối sầm và sau đó không nhận thức được xung quanh. Tình trạng ngất xỉu xảy ra khi dòng máu đến não thấp hơn mức tối thiểu hay do huyết áp giảm đột ngột.

 

Nguyên Nhân:

Một người có thể bị ngất do cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, thiếu ôxy, bệnh tim, say nắng, kiệt sức, đói…

Nguyên nhân có thể do: xúc động, quá mệt; thay đổi tư thế bất chợt; nồng độ đường trong máu thấp; nhịp đập của tim bất thường; lên cơn đau tim; quá tức giận… Trừ vài trường hợp ngất gặp trong các bệnh tim mạch, huyết áp, nói chung ngất không phải là một bệnh.

Nhiều người có thể bị ngất cùng thời gian tại một nơi đông đúc, nóng; khi quá mệt, lúc bụng đói hay gặp việc gì gây uất ức. Dậy thì cũng có thể là một yếu tố, vì ở tuổi này, các cảm xúc rất nhạy cảm.
Nếu tình trạng ngất hoặc chóng mặt thường xảy ra khi đột ngột đứng dậy, cần chú ý để tránh. Khi đang nằm muốn ngồi dậy, hay khi đang ngồi muốn đứng dậy hãy làm từ từ. Không đứng lâu quá một chỗ.
Nếu có tình trạng chóng mặt sau khi dùng một loại thuốc nào đó, nên báo cho bác sĩ điều trị biết để đổi thuốc.

Đối với sinh viên ngoài các trường hợp ngất do tim mạch, thần kinh, hô hấp… thì nguyên nhân hay gặp còn là do hạ đường huyết, các yếu tố về tâm lý.

Triệu chứng của ngất:

Người bệnh tự nhiên thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… rồi ngã lăn ra. Có khi toát mồ hôi, da nhợt nhạt, chân tay lạnh; tuần hoàn và hô hấp ngừng hoặc rất yếu, huyết áp hạ, đồng tử giãn.

     Những điều nên làm:

  • Đặt bệnh nhân nằm nơi thoáng mát, đỡ chân bệnh nhân lên, đầu thấp.ngatxiu2
  • Nới lỏng quần áo, dây nịt, cà vạt… để máu dễ lưu thông.
  • Bảo đảm cho bệnh nhân thở nhiều không khí trong lành; nếu cần thiết thì hãy mở cửa sổ ra.
  • Xoa bóp, kích thích lên cơ thể như giật tóc mai, tát vào má, đắp khăn ướt lên mặt, xoa bóp bằng cồn long não, cho ngửi amoniac, giấm…
  • Trong trường hợp ngất nặng, ngoài cách xử trí như trên còn phải làm hô hấp nhân tạo hoặc tiến hành thủ thuật “Hồi sinh tim phổi” (CPR)
  • Bấm vào huyệt nhân trung và huyệt dũng tuyền. Huyệt nhân trung nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Huyệt dũng tuyền nằm dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2. Cần bấm huyệt ngay sau khi người bệnh có biểu hiện ngất nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt.

ngatxiu3

TỰ XỬ TRÍ KHI BỊ NGẤT XỈU:

Ngất xỉu có thể là một điều đáng sợ, đặc biệt là khi bạn không biết tại sao hoặc phải làm gì. Dưới đây là các bước cần thực hiện để chăm sóc bản thân (hoặc người khác), nếu tình trạng ngất xỉu ập đến trong tương lai.

Bước 1: KHI BẠN CẢM THẤY “NÓ” SẮP ĐẾN

 ngatxiu4

  1. Lắng nghe và cảm nhận các triệu chứng:

 Trước khi bị ngất xỉu, bạn có thể cảm thấy ánh đèn như đang mờ đi, đầu choáng váng và chóng mặt, tiếng động nghe không rõ ràng.

  1. Nằm xuống ngay lập tức:

 Nếu bạn bắt đầu thấy bất kỳ triệu chứng nào như vậy, hãy nằm xuống càng sớm càng tốt, tránh làm tổn thương chính mình. Sự nguy hiểm vì bị té khi xỉu, nói chung, nó không phải là nghiêm trọng cho lắm (trừ khi bạn bị đập đầu vào một vật cứng nào đó). Kê chân lên mấy chiếc gối hoặc một chiếc áo khoác cuộn lại, sao cho chân của bạn cao hơn tim của bạn. Điều này làm tăng lưu lượng máu đến tim và não, chính xác là những gì bạn cần.

 Biết rằng ngay cả khi bạn nằm xuống, bạn vẫn có thể bị ngất nhưng ít nhất là bạn cũng được an toàn.

  1. Nếu bạn không thể nằm xuống:

 Hãy ngồi và đặt đầu giữa hai đầu gối để tăng cường máu lưu thông lên não của bạn. Điều này giúp bạn có thời gian để cảnh báo cho ai đó gần bạn đưa bạn đến một nơi thông thoáng hơn.

ngatxiu5

  1. Nếu có thể, bạn nói với ai đó là bạn sắp ngất xỉu:

 Đôi khi ngất xỉu có thể là một tình trạng nguy hiểm, vì vậy điều tốt nhất là được sự giúp đỡ của ai đó trước khi bạn mất hết ý thức. Cho nên khi bạn bắt đầu cảm thấy các triệu chứng, hãy gọi ai đó – thậm chí một người lạ – nói là bạn đang mất tầm nhìn và cảm thấy chóng mặt. Bạn cần họ dọn sàn nhà hoặc một nơi an toàn để bạn nằm và theo dõi tình trạng của bạn. Điều này chỉ áp dụng nếu bạn đang ở trong một khu vực đông người. Đừng đi quá xa! Bạn không nên ở với một người lạ nào đó nơi vắng vẻ.

  1. Nếu bạn đang đứng mà cảm thấy sắp ngất xỉu:

 Nếu không có ai giúp đỡ, hãy tìm một bức tường, dựa vào đó mà ngồi xuống thì tốt hơn nhiều so với việc bạn té xuống sàn nhà và bị gãy tay hoặc tìm một vật mềm như tấm nệm chẳng hạn, để té xuống.

  1. Nếu bạn đang ở giữa cầu thang có một rào chắn (lan can):

 Hãy vịn vào lan can và ngồi xuống, vì khi bạn ngã, bạn sẽ chỉ trượt một hoặc hai chân hơn là té nhào từ cầu thang xuống. Nhưng dù cầu thang có lan can hay không thì cố gắng xuống tới sàn nhà càng sớm càng tốt.

Bước 2: SAU KHI TRẠNG THÁI NGẤT XỈU QUA ĐI

 ngatxiu6

  1. Nếu bạn đang ở một mình, hít một hơi thật sâu:

 Kiểm tra các vết thương nhưng không ngồi dậy, cứ nằm yên đó khoảng 10-15 phút. Nếu có thể, bạn nên gác chân cao lên để tăng lưu lượng máu đến não của bạn. Nếu có điện thoại, hãy gọi một người bạn hoặc người thân hay một ai đó mà bạn biết đang ở gần bạn.

  1. Uống đủ nước:

 Đặc biệt là khi cơ thể bạn đang bị mất nước do đổ mồ hôi nhiều hoặc đang ở  trong một môi trường nóng. Đôi khi chính nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng trong sự ngất xỉu.

ngatxiu7

  1. Ăn mặn:

 Thực phẩm nhiều muối được cho là làm tăng huyết áp, vì vậy các bác sĩ thường khuyên bạn nên dùng các thực phẩm hoặc các chất lỏng có muối cho những người đã từng bị ngất xỉu.

Thông thường, ăn mặn không phải là một điều tốt, đặc biệt là đối với những người có huyết áp cao. Nếu bạn đang bị huyết áp cao, thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi bạn ăn hoặc uống những gì có nhiều muối.

  1. Đi đứng, cử động chậm:

 Nghỉ hẳn một ngày, không di chuyển đột ngột hay làm bất cứ điều gì cho đến khi bạn cảm thấy hồi phục hoàn toàn. Ăn những gì bạn có thể, uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Đó là những gì bạn cần. Sự chuyển động duy nhất được khuyến khích là chuyển động đôi chân của bạn trong khi đang nằm. Điều này kích thích sự lưu thông máu và giùp cho mọi thứ vận hành

ngatxiu8

  1. Nếu các triệu chứng không giảm:

 Phải gọi 115. Một đợt ngất xỉu chỉ kéo dài từ vài giây đến một phút. Nếu bạn bị lâu hơn, cần phải được đưa vào bệnh viện. Hơn nữa, nếu điều này xảy ra thường xuyên, cần phải đến bác sĩ. Bạn cũng cần phải theo dõi nhịp tim và huyết áp thường xuyên.

SAU KHI TỈNH LẠI:

  • Khi bệnh nhân tỉnh lại, trấn an và giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Đỡ nạn nhân ngồi dậy từ từ.
  • Tìm xem bệnh nhân có còn bị thương tích nào do bị ngã gây ra không và điều trị cho bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân không hồi tỉnh lại nhanh, hãy kiểm tra nhịp thở và mạch đập của bệnh nhân, chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế dễ hồi sức và quay số 115 gọi cấp cứu.
  • Nếu bệnh nhẩn bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu trở lại, hãy đặt đầu bệnh nhân giữa hai đầu gối họ và bảo họ hít sâu vào.

ngatxiu9

Một số bài thuốc Nam có thể đem lại hiệu quả trong việc chữa ngất xỉu:

– Gây hắt hơi: Quả bồ kết nướng giòn, tán mịn, thổi nhẹ vào 2 lỗ mũi hoặc đốt bồ kết rồi thổi khói vào 2 lỗ mũi. Cũng có thể dùng lông gà ngoáy kích thích niêm mạc trong mũi để gây hắt hơi.

– Nếu chân tay lạnh, dùng gừng tươi 12 g, tỏi 4 g giã nhỏ, cho thêm 20 ml nước sôi, vắt lấy nước, lọc trong. Sau đó cho thêm 5 ml rượu trắng, khuấy đều cho uống.

 Phạm Văn Nhân

Chi tiết...

Sơ Cấp Cứu Sốc – Choáng

Sốc (Choáng) là tình trạng y khoa nghiêm trọng, có thể xảy ra sau một tai nạn trầm trọng gây mất máu, đau đớn hay sợ hãi quá sức, chấn thương, đau tim, phản ứng dị ứng, nhiễm độc, nhiễm trùng hoặc gây thiệt hại đến hệ thống thần kinh. Sốc làm cho lưu lượng máu trong cơ thể giảm xuống nhanh chóng, có thể gây tổn thương vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.

TRIỆU CHỨNG:

Tùy theo mức độ và thời gian xảy ra.

     Sơ choáng:

  • Da mặt nhợt nhạt, có vẻ ngây dại.
  • Thường bị kích thích thần kinh, nằm ngồi không yên.
  • Vật vã kêu la, đói, khát.
  • Da lạnh và tím xanh.
  • Mạch nhanh hơn 100 lần/phút, huyết áp tăng nhẹ.
  • Hơi thở nhanh.

Sau đó chuyển sang ức chế thần kinh.

     Choáng sâu:

  • Nằm im lìm, lờ đờ, không kêu la dẫy dụa.
  • Tiếng nói yếu đuối phều phào.
  • Mặt nhợt nhạt hốc hác.
  • Mũi tóp lại, cánh mũi phập phồng.
  • Trán rịn mồ hôi, da và chân tay lạnh.
  • Cử chỉ chậm chạp, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt.
  • Huyết áp tụt dần đến không đo được.

Nếu để tình trạng kéo dài, không xử trí, nạn nhân sẽ chết.

CÁC BƯỚC KIỂM TRA NẠN NHÂN BỊ SỐC:

 sochoang

  1. Kiểm tra ý thức nạn nhân: Bằng cách yêu cầu họ nói, cười, giơ tay hay thè lưỡi. Một người trải qua cú sốc có thể có ý thức hay vô thức. Nếu người đó lâm vào tình trạng vô thức, ngay lập tức liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp.
  2. Nếu nạn nhân có ý thức: Xác định xem mức độ ý thức của người đó mờ nhạt, yếu ớt hoặc không thể tập trung được. Đây là những dấu hiệu của sốc : Mắt lờ đờ, đôi khi đồng tử giãn rộngvà người đó có thể dường như nhìn chằm chằm vào mông lung, vẻ mặt ngây dại. Một số người có thể cảm thấy bị kích động, lo lắng, bất an hoặc bị kích thích thần kinh, nằm ngồi không yên, vật vã, kêu la đói khát. Khi choáng sâu thì nằm im lìm, lờ đờ, không kêu la dẫy dụa.
  3. Xem xét màu da: Nếu một người đang trải qua cú sốc, mặt nhợt nhạt, da có thể bị lạnh và dẻo, nhợt nhạt, hoặc tím xanh.

mauda

  1. Kiểm tra hơi thở: Xem bình thường hay bất thường, nhanh hay chậm, thở hổn hển hay kéo dài từng hơi… nhờ đó chúng ta có thể đánh giá sơ choáng hay choáng sâu.
  2. Kiểm tra mạch đập: Một người trải qua cú sốc sẽ có mạch nhanh hơn 100 lần/phút nhưng yếu và huyết áp rất thấp.
  3. Xác định nếu người đó buồn nôn hoặc nôn ói: Đây là những dấu hiệu của sốc.nonoi
  1. Nếu bạn nghi ngờ sốc sau chấn thương: Thm chí ngay c khi người bnh còn bình thường cũng phi gi 115hoặc cơ sở y tế gần nhất.
  2. Liên lạc với dịch vụ khẩn cấp: Trong lúc chờ đợi đặt nạn nhân nằm xuống và kê chân cao lên khoảng 30 cm hoặc cao hơn đầu 1/3 mét Chỉ kê bàn chân cao lên mà thôi, không làm gì gây thêm tổn thương, làm cho nạn nhân trầm trọng hoặc đau đớn hơn.
  3. Giữ người bệnh ấm và thoải mái: Nới lỏng thắt lưng, quần áo. Dùng chăn đắp lên người bệnh.

 

 giuam

  1. Không cho bệnh nhân uống nước: Ngay cả khi bệnh nhân kêu khát.
  2. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng: Để ngăn ngừa sặc khi bệnh nhân nôn hoặc chảy máu ở miệng, tiếp tục theo dõi các dấu hiệu sống mỗi 5 phút cho đến các dịch vụ khẩn cấp đến nơi.

Kiểm tra dấu hiệu sống ( thở, ho, cử động ). Nếu không thấy, hãy tiến hành thủ thuật “Hồi sinh tim phổi”.

CẤP CỨU:

  • Áp dụng “Mô hình Cấp cứu Căn bản DRCAB” [Xem chi tiết]
  • Nếu thấy nạn nhân bất tỉnh hay có vẻ ngạt thở, hãy lật nghiêng qua một bên, đầu thấp hơn mình, kéo hàm và lưỡi về phía trước.
  • Nếu có vật lạ trong họng hay bị nôn, hãy móc ra và lau sạch, đừng để họ hít vào trong phổi.
  • Nếu ngừng thở phải hô hấp nhân tạo.
  • Nếu bị xuất huyết, hãy cầm máu ngay lập tức.
  • Nếu bị thương hay gãy xương, phải băng bó và cố định xương gãy.

Chú ý:

Sau khi cấp cứu nên đợi nạn nhân hết choáng, ổn định, mới xử trí các thương tổn và di chuyển nạn nhân, chống choáng tái phát.

PHÒNG CHỐNG CHOÁNG:

Nếu thấy nạn nhân còn tỉnh và có dấu hiệu bị choáng hay có nguy cơ bị choáng chúng ta phải:

  • Đưa nạn nhân ra khỏi nguyên nhân gây đau đớn.
  • Kê cao chân.
  • Nếu nạn nhân thấy lạnh, phải đắp chăn ủ ấm.
  • Giữ yên tĩnh và thoải mái, động viên tinh thần nạn nhân.
  • Truyền máu, truyền dịch (nếu có thể).

   Phạm Văn Nhân

Chi tiết...

TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN (DEMO)

I. SƠ LUỢC SỰ HÌNH THÀNH NGÀNH HUẤN LUYỆN

Sau trại thử nghiệm ở đảo Brownsea, cụ BP xuất bản cuốn “Scouting for boys”, từ đó phong trào Hướng Đạo phát triển nhanh chóng ngoài dự tính. Để các Đoàn trưởng đủ khả năng điều khiển đơn bị, đích thân BP mở các khóa Huấn luyện Trưởng năm 1911 và 1912.

  • 1913 – BP phác thảo chương trình Huấn luyện Trưởng, lấy tên là “Huấn luyện Bằng Rừng” mà những nét chính vẫn còn được giữ trong chương trình các Khóa Bằng Rừng hiện nay.
  • 1919 – M.de Bois Maclaren mua khu đất Gilwell tặng Hội HĐ Anh Quốc làm nơi cắm trại cho các HĐS, một phần khuôn viên được dành làm nơi huấn luyện Trưởng: Trại trường Gilwell ra đời.
  • 8/9/1919 Khai mạc Khóa Huấn luyện Bằng Rừng đầu tiên dưới sự điều hành của Francis Gidney, vị Trại Trưởng đầu tiên của Gilwell.

(Khóa trại này theo đúng chương trình Huấn luyện Bằng Rừng do BP phác thảo năm 1913. Ai qua trại sẽ được phát bằng như sau:

-Một mẩu gỗ (lấy từ xâu chuỗi Dinizulu) đeo ở cúc áo cho những trại sinh đã qua phần 1 và phần 2.

-Một mẩu gỗ đeo ở dây quai nón và một chứng chỉ cho những ai qua đủ 3 phần của BR.

-Hai mẩu gỗ đeo ở dây quai nón và một chứng chỉ cho những ai đậu BR mà có khả năng trở thành Khóa Trưởng Huấn luyện.

(Trang 207/5 Le manuel pour Le commissaire national à la Formation)

Mãi về sau, BR được tiêu biểu bởi một dây da đeo cổ với 2 mẩu gỗ phỏng theo mẫu ở xâu chuỗi Dinizulu, còn các DCC thì dây cổ với 4 mẩu gỗ. Riêng ở Ấn Độ có tục lệ thờ Bò nên không dùng dây da như ta thường thấy!)

  • 1919 – BP cho xuất bản cuốn Aids to scoutmastership (Le guide du Chef Eclaireur – Hướng dẫn vào nghề Trưởng HĐ) để làm tài liệu căn bản cho việc huấn luyện Trưởng.
  • 1922 – Khóa Huấn luyện Bằng Rừng Ấu đầu tiên được mở ở Gilwell.
  • 1927 – Mở Khóa Huấn luyện Bằng Rừng Tráng đầu tiên.

Ban đầu, các Khóa Bằng Rừng chỉ tổ chức ở Gilwell, về sau số trại sinh từ các nơi xin theo học quá đông, Trại Trưởng Gilwell (Camp Chief) bèn cử một số Trưởng Bằng Rừng có khả năng, đại diện cho mình để mở các Khóa Bằng Rừng tại các quốc gia có HĐ, từ đó mới có đẳng cấp DCC (Deputy Camp Chief) trong ngành Huấn luyện.

  • 1946 – Chính thức lập thêm cấp Huấn luyện Dự Bị BR. Thực ra thì từ năm 1928, ở Anh quốc đã bắt đầu mở các Khóa Dự Bị dành cho các Trưởng mới vào nghề hoặc những người mới gia nhập HĐ muốn thành Trưởng nhưng không theo nổi chương trình các Khóa BR. Sau Thế chiến thứ II, phong trào HĐ phát triển quá nhanh, cần phải đào tạo Trưởng từ những người mới gia nhập, nên phải đặt thêm cấp Huấn luyện Dự Bị BR để cung cấp Trưởng tập sự cho các Đoàn. Từ đấy, phải có Dự Bị mới được theo học BR.
  • 1947 – Gilwell mở Khóa ôn luyện cho các DCC của Liên Hiệp Anh. Đây là bước đầu cho quan niệm cần mở Khóa Huấn luyện Trưởng Huấn luyện.
  • 1957 – Gilwell đặt ra chương trình Khóa Huấn luyện Training the Team Course (Formation de l`Equipe).
  • 1961 – Hội nghị Thế giới về Huấn luyện lần thứ ba tại Lisbonne đề nghị tổ chức Khóa Huấn luyện Bằng Rừng cho cấp Ủy Viên Liên Đoàn Trưởng. Khuyến cáo các Hội HĐ Quốc gia bổ nhiệm Ủy Viên Huấn luyện Quốc gia (Commissaire National à la Formation) hay Trại Trưởng Quốc gia để liên hệ với Ủy Ban Huấn luyện Thế giới, lo vấn đề đào tạo Trưởng cho HĐ của quốc gia mình.
  • 1969 tại Helsinki, Hội nghị Hướng Đạo Thế giới (lần thứ 22) trao quyền cho Ban Huấn luyện Quốc gia được mở các Khóa huấn luyện Trưởng Huấn luyện “National Trainer Course” (Cours National pour Formateurs) với sự cố vấn của Ủy Ban Huấn luyện Vùng, để đào tạo HLV (Trainer) và ADCC cho quốc gia mình. Ủy Ban HL của Văn phòng HĐTG chỉ còn giữ nhiệm vụ mở các Khóa Huấn luyện Trưởng Huấn luyện Quốc tế “International Training the Team Course” (Stage International de Formation d`Equipe) để đào tạo các DCC mà thôi; các khóa này do đích thân Trại Trưởng Gilwell (Camp Chief) điều khiển.
  • 1977 tại Montréal, Hội nghị HĐTG (lần thứ 26) trao nốt cho Ban huấn luyện Quốc gia nhiệm vụ mở trại ITTC, Ủy Ban Huấn luyện của VPHĐTG và của Vùng chỉ còn đặc trách mở các Hội nghị Huấn luyện (Séminaires de Formation) mà thôi.

II. QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA BAN HUẤN LUYỆN CÁC CẤP:

A. TỔ CHỨC: được phân quyền như sau:

Quốc tế:

Ban đầu do Trại Trưởng Gilwell, về sau do Ủy Ban Huấn luyện của VPHĐTG.

Khởi thủy Trại Trưởng Gilwell có nhiệm vụ đào tạo Trưởng cho HĐ Anh Quốc, về sau các Hội HĐ Quốc gia khác cũng xin gửi người theo học do đó trở thành trung tâm Huấn luyện BR cho cả thế giới. Sau này, các Hội HĐQG có đủ DCC, tự mở trại BR cho trong nước, Trại Trưởng Gilwell chỉ còn giữ nhiệm vụ điều hành các Khóa ITTC do VPHĐTG tổ chức. Đến 1977, các Khóa ITTC cũng được giao nốt cho Ban Huấn luyện Quốc gia, Trại trường Gilwell chỉ còn là nơi huấn luyện Trưởng của HĐ Anh Quốc, và được xem là “Thánh địa” của HĐ Thế giới, vì tất cả các Trưởng BR dù qua trại ở đâu, cũng mang khăn quàng của “Liên đoàn Đệ nhất Gilwell”, đó là khăn quàng màu xám ửng hồng đàng sau có đính một mảnh vải sọc Tô Cách Lan hình chữ nhật để nhớ đến ông Maclaren, UVHĐ Tô Cách Lan, người đã biếu tiền cho HĐ Anh Quốc để mua Gilwell Park.

Quốc gia:

Ban Huấn luyện Quốc gia lo tổ chức các Khóa Huấn luyện Bằng Rừng, NTC và ITTC.

Miền Huấn luyện:

Có nhiệm vụ tổ chức các Khóa Bạch Mã. Đôi khi được ủy nhiệm tổ chức Khóa Bằng Rừng với sự cộng tác của Toán HLQG.

Châu:

Có nhiệm vụ tổ chức các Khóa Huấn luyện Dự Bị Bằng Rừng.

Đạo:

Có nhiệm vụ tổ chức các Khóa Cơ Bản & Khóa Thông báo.

Ngoài ra Trưởng ngành Thiếu của Đạo có nhiệm vụ tổ chức Trại Huấn luyện Đội trưởng và các lớp chuyên môn vào dịp hè để cho các Thiếu sinh theo học và thi chuyên hiệu nhờ thế các HĐS trở nên tháo vát vì biết được nhiều nghề.

B. ĐIỀU HÀNH TỔNG QUÁT: Khóa Trưởng có nhiệm vụ điều hành Trại Huấn luyện được giao, vì vậy:

*Khóa Trưởng phải luôn có mặt tại trại.

*Khóa Trưởng toàn quyền mời HLV cộng tác, tìm người hợp ý để làm việc cho có tinh thần đồng đội. Vậy khi cử ai làm Khóa Trưởng, anh Trại Trưởng hay Trưởng Miền Huấn luyện chỉ có thể gợi ý với Khóa Trưởng về những người có khả năng để anh ấy chọn người cộng tác chứ đừng bảo nên mời người này mà không được mời người kia… xem có vẻ nặng tinh thần phe phái!

*Khóa Trưởng chịu trách nhiệm chất lượng của khóa học nên có quyền theo dõi nội dung các bài giảng.

*Khóa Trưởng phải có đủ điều kiện sau:

-Khóa HL Đội Trưởng: UV ngành Thiếu của Đạo hoặc 1 Trưởng Bằng Rừng.

-Khóa Cơ Bản: một ALT, tối thiểu là một Trainer.

-Khóa Dự Bị: một ALT.

-Khóa Bạch Mã: một LT hoặc một ALT có uy tín.

-Khóa Bằng Rừng: một LT.

-Khóa NTC: Trại Trưởng Quốc gia.

-Khóa ITTC: Trại Trưởng Quốc gia.

(2 khóa sau này có thể được UVHL Vùng làm cố vấn và yểm trợ tài liệu nếu cần).

C. THÀNH PHẦN CỦA BAN ĐIỀU HÀNH MỘT TRẠI HUẤN LUYỆN

* Ban giảng huấn: Gồm các LT, ALT, Trainers và các Giảng viên (chuyên viên). Ban giảng huấn giỏi là điều cần thiết, nhưng yếu tố quan trọng để trại thành công là sự hòa hợp giữa các HLV, làm việc theo tinh thần đồng đội. Mỗi Trưởng HL có một sở trường riêng. Khóa Trưởng phải biết cách “dụng nhân như dụng mộc”.

* Ban Quản lý và phục vụ: Cũng là yếu tố quyết định thành công của khóa học. “Có thực mới vực được đạo”, có đầy đủ dụng cụ cho trại sinh thực hành, có đủ trợ huấn cụ cho Trưởng HL thì mới đạt được kết quả mong muốn. nên có Ban Quản lý và phục vụ chuyên nghiệp (như ngày xưa ở Trại trường Bạch Mã có Trưởng Bạch Văn Quế) thì các Khóa Huấn luyện mới dễ thành công.

Tuy ở Trại đã lo cho khóa sinh ăn uống đầy đủ, nhưng cũng nên lập căn-tin để cung cấp nhu yếu phẩm và bữa ăn dặm ban đêm nếu họ cần.

* Ban bảo trợ: Để nhẹ phần đóng góp của các khóa sinh, để trang bị cho trại đầy đủ tiện nghi, Khóa Trưởng có thể khéo léo kêu gọi sự bảo trợ của các Đạo có khóa sinh theo học và các mạnh thường quân có cảm tình với HĐ để tăng ngân sách.

D. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CỦA MỘT TRẠI HUẤN LUYỆN

Khi được mời làm Khóa Trưởng của một Trại HL, ta phải làm những công việc sau đây:

1. Trước khi mở trại:

-Chọn địa điểm và định thời gian của khóa học.

-Định trại phí.

-Thông báo mở trại:

. Qua các nội san của Hội.

. Qua thông tư đến các Châu, Đạo.

-Tuyển chọn Ban điều hành Trại:

. Các Trưởng Huấn luyện (formateurs).

. Huấn luyện viên (moniteurs).

. Ban Quản lý và phục vụ (kể cả thư ký trại).

-Họp toán Huấn luyện, chia khóa giảng.

-Chuẩn bị ngân sách.

-Thông báo cho trại sinh:

. Thời khóa biểu.

. Chương trình khái quát của khóa học.

. Địa điểm trại.

. Trang bị cá nhân cần mang theo.

. Những điều cần xem trước.

. Dự án phải thực hiện trước khi nhập trại.

-Giúp các thành viên của toán điều hành chuẩn bị trợ huấn cụ.

-Đặt mua dụng cụ và thực phẩm.

-Sửa soạn đất trại.

-Chia khóa sinh thành Đội/Toán.

2. Trong thời gian trại:

-Giới thiệu mục đích của khóa học.

-Hướng dẫn khóa học, tạo điều kiện thuận lợi cho sự huấn luyện.

-Phối hợp toán điều hành bằng những buổi họp hàng đêm.

-Hướng dẫn một số giảng khóa.

-Ráp chương trình thích ứng với thời khóa biểu.

-Nâng đỡ các Trưởng HL và các trại sinh.

-Đảm bảo đầy đủ dụng cụ và tài liệu cho khóa giảng đúng lúc.

-Lượng giá sự tiến triển của khóa học.

3. Sau khóa trại:

-Cấp chứng chỉ cho khóa sinh.

-Cùng toán điều hành lượng giá khóa học.

-Nghiên cứu các phiếu góp ý của trại sinh.

-Gửi thư cám ơn các thành viên Ban điều hành và ân nhân của Trại.

-Báo cáo kết quả khóa học cho Miền HL và Trại Trưởng QG.

-Thông báo kết quả học tập của trại sinh cho các Ủy Viên liên hệ.

-Hoàn chỉnh hồ sơ của khóa học.

-Trả những dụng cụ đã mượn.

-Làm tường trình tài chính của khóa trại.

-Rút tỉa kinh nghiệm cho các khóa học sau.

***

Muốn Khóa Huấn luyện được thành công, ta phải làm đủ các bước trên, chẳng những làm một mình mà còn phải phối hợp với các Ủy Viên liên hệ từ UVHL đến các UV Châu và Đạo Trưởng. Một điều cần ghi nhớ là cần phải có thời gian để chuẩn bị vì “dục tốc bất đạt”! Thường cần có thời gian chuẩn bị là 3 tháng. Là Trưởng HL, chúng ta dạy kẻ khác làm việc phải có chương trình và kế hoạch đàng hoàng, vậy ta không thể tùy hứng rồi mở trại trong vòng vài ba tuần, dù gặp may mà thành công đi nữa thì cũng là một gương xấu trong phương thức làm việc. Sau đây là bản photocoppy của một lịch chuẩn bị Trại Huấn luyện mà các nước hay dùng xin trích dẫn để làm thí dụ:

Les problèmes les plus courants sont les suivants:

-Certaine formateurs ne suivant aucune formation pour eux-mèmes après leur nomination. Ils s’enfement dans la routine et ignorent les découverter récentes en matière d’éducation des adultes. Ils ne peuvent ou ne veulent changer de style.

-Certaine formateurs en postes depuis longtemps n’ont pas une expérience récente de Chef d’unité. Ils ont également parfois perdu le contact avec les jeunes d’aujourd’hui et cherchent maigré tout à former des chefs qui devront animer des unités modernes.

-Certaine formateurs nommés depuis longtemps ne travaillent plus et se refusent néanmoins à abandonner leur poste (ou plus particuilèrement leurs “bûchettes”). Pourtant ils ne sont plus disposés à consacrer le temps qu’il faudrait à la formation.

-Certaine formateurs, suite à un changement intervenu dans la structure de la branche ou dans le progamme des jeunes ont perdu toute crédibilité aux yeux de ceux qu’ils doivent former.

-Certaine formateurs considèrent l’insigne de leur fonction comme une récompense plutôt que comme le symbole de leur responsabilité et se considèrent Formateurs à vie. Trop souvent, être Formateur est considéré comme un statut, pas du tout comme un travail qu’il faut accomplir avec soin.

Tous ces problèmes aboutissent à des équipes de formation peu efficases, souvent plétoriques mais peu compétentes et sans énergie.

Chi tiết...

Vị huynh trưởng thông tuệ (Demo)

Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung kỳ Tạ Quang Bửu đã giúp cách mạng đào tạo nhiều thanh niên xuất sắc thành lãnh đạo cao cấp. Bản thân ông sau đó cũng là một bộ trưởng vô cùng thông tuệ.

Trong cuốn Tại sao Việt Nam, thiếu tá tình báo Mỹ Archimedes L.A.Patti khi viết về những con người và sự kiện ở Hà Nội vào tháng 9.1945 đã nêu một chi tiết thú vị: “Một vị khách đợi tôi ở biệt thự. Đó là ông Tạ Quang Bửu, một người Việt Nam ưu tú, có lẽ gần 30 tuổi. Tôi nhớ hình như đã trông thấy ông ở đâu đó nhưng không chắc lắm. Tôi và Bernique bắt tay ông. Ông tự giới thiệu là do Bộ Nội vụ cử tới. Ông nói tiếng Anh hoàn hảo với giọng đặc Oxford, không lơ lớ chút nào, khiến tôi sững sờ kinh ngạc…”.

Tất nhiên, một sĩ quan tình báo như Patti không thể nhầm về thứ tiếng Anh hoàn hảo đặc Oxford của GS Tạ Quang Bửu. Năm 1934, ông Tạ Quang Bửu được Trường đại học Bordeaux (Pháp) trao đổi sang Đại học Oxford (Anh). Cũng tại Anh, ông đã học thêm ngành vật lý lượng tử. Trước năm 1934, ông  theo học chương trình cử nhân khoa học ở Đại học Sorbonne, học toán ở các đại học Paris và Bordeaux. Điều kỳ lạ là ông Tạ Quang Bửu học rất nhiều nhưng chỉ có duy nhất một bằng cử nhân toán học.

Cũng có thể coi đó là sự khôn ngoan của một học sinh nghèo mà ham học – “lách” thông lệ học xong, nhận bằng là về nước bằng cách học gần hết giáo trình lại xin học sang giáo trình khác để thâu tóm trong hành trang trước khi về nước càng nhiều kiến thức càng tốt. Với ông, học là để có tri thức, để phụng sự Tổ quốc chứ không phải để có bằng cấp.

Chi tiết...