Author - saigonscouts

Ứng Phó Sóng Thần

SÓNG THẦN (TSUNAMI) LÀ GÌ?

Sóng thần (Tsunami) theo tiếng Nhật có nghĩa là “Sóng bến cảng” (Harbor Wave). Trước đây có nhiều người gọi sóng thần là sóng triều hay sóng cồn. Thật ra, sóng thần chẳng liên quan gì đến thủy triều. Vì thủy triều là do ảnh hưởng đến lực hấp dẫn của mặt trăng, mặt trời và những hành tinh, còn nguyên nhân của sóng thần là do động đất. Do đó sau một trận động đất có tâm chấn nằm dưới biển thì thường có sóng thần.

songthan

Trong những vùng duyên hải, động đất thường ít gây thiệt hại hơn là cơn sóng thần đi theo sau nó. Nó tàn phá khủng khiếp đến nỗi một cư dân vùng Maullin – Chile, sống sót sau một trận sóng thần đã nhầm lẫn nó với chiến tranh hạt nhân.

Ngày 26 tháng 12 năm 2004, một trận động đất kèm theo sóng thần Andaman – Sumatra đã quét qua vùng bờ biển Indonesia, Bangladet, Thái Lan, Srilanca… lan ra cho đến tận châu Phi, làm cho 310.000 người của 38 quốc gia (một số lớn là du khách Âu Mỹ) chết và mất tích. Phải nói đây là một thảm họa sóng thần khủng khiếp nhất của nhân loại.

Gần đây có thông tin cho rằng những hòn đảo nằm ngoài khơi Sumatra (Indonesia) có nguy cơ sẽ phải hứng chịu những trận động đất và sóng thần lớn trong thời gian sắp tới. Thảm họa này nếu xảy ra có thể có ảnh hưởng đến vùng biển Việt Nam (?)

Tuy nhiên, Viện Vật lý Địa cầu tuyên bố: chưa có cơ sở để khẳng định bờ biển Việt Nam có nguy cơ cao về sóng thần.

 Nhưng chỉ riêng những gì đã xảy ra, những thiệt hại và hậu quả vô cùng thảm khốc của các trận sóng thần trên cũng buộc chúng ta phải trả lời nghiêm túc các câu hỏi đại loại như:

–  Liệu có khả năng xảy ra sóng thần đối với vùng bờ biển Việt Nam không?

–  Nếu có thì chúng ta phải làm gì để giảm thiểu nguy cơ này?

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ mới, thuộc Viện Khí tượng Thuỷ văn nói: “Không thể mất cảnh giác đối với nguy cơ sóng thần”

Đó là chuyện của các nhà khoa học. Nhưng còn bạn! Bạn đã biết gì về động đất và sóng thần? Và đã chuẩn bị như thế nào nếu động đất và sóng thần xảy ra? 

ỨNG PHÓ SÓNG THẦN:

Nếu bạn nghĩ rằng, một cơn sóng thần có thể đang đến do cảm nhận mặt đất đang rung chuyển dưới chân của bạn hay bạn nghe thấy một cái gì đó cảnh báo bạn. Hãy báo động cho những người chung quanh bạn nhanh chóng lên trên những vùng đất cao ngay.

 Thà có thể bị cười chê là báo động sai còn hơn là phải ân hận chứng kiến cảnh người thân kẻ chết, người thì mất tích… Tuy nhiên, không thể cứ báo động sai mãi vì không nắm được qui luật của động đất và sóng thần, cho nên các bạn cần phải tìm hiểu những điều cần biết về vị hung thần này

     Những điều cần biết về sóng thần:

  • Giống như lốc xoáy và động đất, sóng thần thường tấn công bất ngờ mà không có cảnh báo, hoặc cảnh báo trước một thời gian rất ngắn.
  • Những cơn sóng thần đánh vào vùng ven biển Thái Bình Dương hay các đại dương khác luôn luôn được phát sinh do động đất. Những trận động đất này có thể xuất hiện từ xa hoặc gần nơi bạn đang sống.
  • Một số sóng thần rất lớn, ở vùng ven biển nó có thể cao từ 10 đến 30 mét hay hơn thế nữa. Và chúng có thể di chuyển vào trong đất liền hàng trăm mét.
  • Tất cả các vùng ven biển đều có thể bị sóng thần công phá.
  • Một cơn sóng thần không phải chỉ là một ngọn sóng mà là một loạt sóng. Những cơn sóng đầu thường không phải là cái lớn nhất.
  • Sự nguy hiểm của sóng thần có thể kéo dài vài giờ kể từ khi cơn sóng đầu tiên đánh vào.
  • Sóng thần có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ của một người đang chạy.
  • Đôi khi sóng thần dâng lên rồi lùi lại, phơi bày ra đáy biển, để rồi ập đến hung hãn hơn.
  • Sức mạnh của sóng thần thì vô song, những tảng đá vài tấn hay những con thuyền lớn có thể bị sóng thần ném vào trong đất liền hàng trăm mét. Trong vùng hoạt động của nó, nhà cửa và dinh thự đều có thể bị quét sạch.
  • Tất cả những mảng vật chất trôi nổi, di chuyển với một tốc độ lớn có thể giết chết hay làm bị thương nhiều người.
  • Sóng thần có thể xuất hiện bất cứ thời gian nào, có thể là ngày hoặc đêm.
  • Sóng thần có thể di chuyển theo những dòng sông, suối để vào sâu trong đất liền, nếu dòng sông suối đó ăn thông và gần cửa biển.

songthan1

Atwater.idd

Nằm sâu trong đất liền khoảng một dặm thế mà vùng đất Quelle, Chile vẫn bị sóng thần                                          tràn vào quét sạch trong trận động đất năm 1960

Những kiến thức dưới đây về sóng thần có thể giúp cho các bạn tự bảo vệ mình. Các bạn hãy chia sẻ những hiểu biết này với người chung quanh để giúp họ có thể sống sót sau tai nạn.

     Chú ý tới những cảnh báo của thiên nhiên:

  • Các động vật nuôi và động vật hoang dã đột nhiên hoảng loạn bỏ chạy lên cao hay vào sâu trong đất liền.
  • Các rung động nhẹ trên mặt đất của tiền chấn (chấn động nhẹ trước trận động đất).
  • Nước biển rút ra xa. Trước khi những ngọn sóng khổng lồ đánh vào bờ biển, thường thì có hiện tượng nước biển rút ra xa. (Bé Tilly Smith – 10 tuổi, – người Anh – nhờ nhớ bài học của thầy giáo dạy về những dấu hiệu nước biển rút ra xa trước khi sóng thần ập vào, đã cảnh báo và do đó cứu sống hơn 100 người dân và du khách tại bãi biển Phuket – Thái Lan trong thảm họa sóng thần ngày 26/12/2004)

–  Chú ý tới những cảnh báo chính thức: lắng nghe những cảnh báo từ radio, TV, còi báo động… Nếu khu vực của các bạn được đặt thiết bị cảnh báo sóng thần thì các bạn có thời gian để kịp sơ tán.

–  Đừng tiếc của: hãy lo bảo vệ mạng sống của các bạn hơn là lo bảo vệ tài sản. Nhiều người cứ mãi lo cất giữ và bảo vệ của cải của mình để rồi phải vong mạng vì không kịp sơ tán khi sóng thần ập đến.

–  Tuân theo sự hướng dẫn: nếu các bạn đang ở trong trường học mà nghe báo động về sóng thần, các bạn hãy làm theo sự hướng dẫn của thầy giáo hoặc các nhân viên nhà trường.

–  Hãy sơ tán ngay: nếu các bạn đang ở trong nhà mà nghe báo động về sóng thần, các bạn làm sao để toàn bộ gia đình và hàng xóm của các bạn đều biết về báo động ấy. Nếu nhà của các bạn nằm trong khu vực được cảnh báo có nguy cơ sóng thần đánh vào. Hãy sơ tán ngay.

–  Di tản với một thái độ bình tĩnh: an toàn và trật tự tới vị trí qui định hay bất kỳ chỗ nào an toàn theo sự hướng dẫn của chính quyền hay các người có thẩm quyền.

–  Lên vùng đất cao: nếu các bạn đang ở tại bãi biển hoặc gần bãi biển và bạn thấy mặt đất rung chuyển. Lập tức nhanh chóng chạy lên tới vùng đất cao mà không cần chờ đợi còi báo động.

–  Rời xa các dòng sông, suối: Nếu nó chảy thẳng ra các cửa biển gần đó.

–  Leo lên các tầng trên hay mái nhà: Một số khách sạn, toà nhà hoặc cao ốc được xây dựng chắc chắn ở ven biển, tầng trên hay mái nhà của nó có thể làm nơi ẩn náu nếu các bạn không di tản kịp. Dĩ nhiên, chỉ trừ trường hợp các bạn không di tản kịp, còn thì không nên ở lại những nơi này. Vì có thể đây là một cái bẫy.

–  Không ở lại nhà: Những căn nhà nhỏ ở ven biển thì không thể chịu nổi sóng thần. Không nên ở lại khi có cảnh báo.

–  Leo lên một cái cây: Nếu các bạn đã chạy sâu vào trong đất liền nhưng lại không có núi đồi hay vùng đất cao để mà lên. Hãy chọn một cây cao và to lớn vững chãi để leo lên và bám chắc vào. Nhiều người đã được cứu sống nhờ cách nầy.

–  Leo lên một vật nổi: Nếu các bạn bị quét bởi một cơn sóng thần. Hãy cố gắng tìm kiếm chung quanh mình một vật nổi và sử dụng nó như một cái bè

–  Một sóng thần phát sinh từ một trận động đất trong khu vực có thể sẽ đánh trước vào một số vùng nào đó trước khi còi báo động phát cảnh báo.

–  Một sóng thần phát sinh từ các vị trí đã được định vị từ xa, nói chung đủ thời gian để cho mọi người kịp thời di tản lên đến vùng cao hơn. Nhưng nếu sóng thần phát sinh tại địa phương, khi cảm thấy mặt đất rung chuyển, các bạn chỉ còn ít phút để thoát thân.

–  Những dãy đá ngầm nhô lên ở ngoài xa bờ biển có thể ngăn chận phần nào sức mạnh của sóng thần. Tuy nhiên nếu là sóng thần lớn, nó vẫn có thể lướt qua và tràn vào đất liền.

          Tránh xa các vùng thấp gần bờ biển, leo lên những vùng cao, đó là biện pháp an toàn nhất khi có cảnh báo về sóng thần.

 daosaigon.org

Chi tiết...

Ứng Phó Bão Tố

Giông bão là hiện tượng thiên tai thường thấy ở các nơi trên thế giới, nhất là các nước nằm ven biển vùng nhiệt đới. Hằng năm, bão thường xuất hiện ở miền Trung và miền Bắc nước ta nhiều lần.

Bão bắt đầu khi ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới khuấy đảo làm cho nước biển ấm lên bốc ra nhiều hơi nước, ngưng tụ thành những đám mây dày đặc. Đó chính là nơi tập trung khởi đầu năng lượng của một cơn bão. Đám mây này không đứng yên một chỗ mà quay tròn liên tục với vận tốc càng lúc càng nhanh hình thành nên một khu vực trống rỗng ở trung tâm, được khoa học đặt tên là mắt bão. Không khí ở tâm (mắt) bão rất êm ả và trong sáng, còn áp suất thì rất thấp (vùng áp thấp). Chính áp suất không khí giảm rất thấp ở mắt bão đã góp phần làm cho vùng bao quanh nó tích lũy thêm nhiều sức mạnh, tùy vào điều kiện nơi hình thành mà áp thấp sẽ mạnh lên thành bão hoặc tự tan đi .

Một cơn bão đang hoành hành tại Thái Bình Dương (ảnh chụp từ vệ tinh)

     Một cơn bão đang hoành hành tại Thái Bình Dương (ảnh chụp từ vệ tinh)

Giông bão lớn tàn phá còn kinh khủng hơn lốc xoáy vì nó xuất hiện trên một diện tích rộng lớn và hoành hành trong một thời gian dài hơn lốc xoáy. Ngoài những cơn gió giật với tốc độ cao, nếu ở lục địa thì nó còn kèm theo sấm sét, mưa to kéo dài, gây ra lũ lụt, trượt đất… Nếu ở vùng biển thì phát sinh thủy triều dâng cao cùng với sóng lớn, mang đến những tổn thất rất lớn về người và của.

DỰ BÁO BÃO:

Hiện nay khả năng dự báo bão của khoa học đã đạt được 5 ngày trước khi xảy ra. Đó là nói đến những cơn bão có sức gió trung bình là 150 km/giờ. Hiện tại, tất cả những dữ liệu cơ sở về thời tiết đang được cung cấp bởi các vệ tinh thời tiết, các trạm quan trắc địa lý đặt trên tàu hoặc trên các phao nổi ở bề mặt đại dương. Từ khu vực mắt bão, họ sẽ chuyển các thông tin về nhiệt độ, áp suất và độ ẩm về trung tâm phân tích dữ liệu. Từ đó, các nhà chuyên môn sẽ tính toán và đưa ra dự báo về hướng phát triển của bão, đồng thời thông báo cho dân chúng biết để chủ động đối phó, giảm thiểu thiệt hại.

ĐỐI ĐẦU VỚI CƠN BÃO:

Cũng như đối đầu với lốc xoáy, để đương đầu với những cơn bão (thường xảy ra từ mùa Hè đến mùa Thu), các bạn cũng cần phải chuẩn bị một kế hoạch cho sự sinh tồn của mình và của gia đình trước khi cơn bão ập đến. Tuy nhiên, khác với lốc xoáy, các cơn bão thường được dự báo trước một thời gian khá lâu, đủ để cho chúng ta chuẩn bị.

  • Theo dõi các thông báo về thời tiết trên radio, TV để theo dõi các biến chuyển về thời tiết, nhất là vào mùa có giông bão. Thường thì khi sắp có bão, người ta sẽ thông báo liên tục trên các thông tin đại chúng. Các bạn cần có một máy phát thanh (radio) sử dụng pin để theo dõi mọi diễn biến qua đài vì có thể điện bị cúp trong khi có bão. Hiện nay các mạng điện thoại di động đã kết hợp cùng trung tâm khí tượng quốc gia gửi các tin nhắn thông báo thông tin về bão.
  • Chỗ an toàn nhất để tránh bão là tầng hầm trong nhà, nơi không có cửa sổ. Nếu nhà bạn không có tầng hầm, hãy đến bên trong một phòng nhỏ ở giữa nhà rồi núp dưới một vật nặng và chắc chắn.
  • Trong cơn giông bão, hãy lắng nghe các thông tin về cơn bão (qua radio, TV) để biết cường độ và hướng đi của bão. Từ đó, các bạn quyết định xem nên ở nhà để chờ cơn bão đi qua hay chạy đến một nơi trú ẩn chắc chắn hơn.
    • Trong cơn bão đôi khi sẽ có một lúc gián đoạn, không mưa gió, đó là lúc mắt bão đi qua. Nên tận dụng thời gian này để dọn dẹp và gia cố nhà cửa, chạy nhanh về nhà (nếu đang ở ngoài đường)… Vì cơn bão sẽ nhanh chóng quay lại nên đừng lầm tưởng rằng cơn bão đã qua đi mà không đề phòng.
    • Nếu các bạn nghe thông báo một cơn bão đang tiến đến. Hãy chuẩn bị sẵn sàng

–  Nếu đang ở nhà thì: neo dằn nhà cửa, mái tôn, mái ngói. Gia cố vách, cửa, cửa kính, cột nhà…

–  Thu dọn các đồ phơi phóng, các bồn hoa hay những vật để trên lan can, bao lơn…

–  Đóng các cửa sổ cũng như cửa ra vào, nhất là những cửa ở trên gió. Nếu gió thổi tung một cửa của nhà bạn, thì những cơn gió sẽ ùa vào nhà và sẽ hất tung mái nhà của bạn. Có thể dùng ván để đóng thêm bên ngoài các cửa sổ, nhất là các cửa kính, đề phòng những mảnh vật bị gió thổi tông vào.

–  Khi giông bão kéo đến, nếu cần có thể tạm ngắt điện để tránh những sự cố bất ngờ.

–  Chuẩn bị sẵn đèn cầy, đèn bão, quẹt gas, đèn pin… đề phòng mất điện. Nếu có thể, tốt nhất là chuẩn bị một máy phát điện nhỏ.

–  Kiểm tra đường cống thoát nước, khai thông mương rãnh. Chuẩn bị các vật liệu chống nước tràn vào nhà.

–  Chuẩn bị chỗ trú ẩn, nếu thấy không an toàn hãy sơ tán ngay.

–  Chuẩn bị lương thực đủ cho ít nhất là 72 giờ cho mỗi thành viên trong gia đình và vật nuôi.

Nếu sau khi nghe các thông tin về cường độ và hướng đi của cơn bão mà cảm thấy căn nhà của bạn không an toàn, hãy lập tức cho gia đình di tản đến nơi trú ẩn an toàn. Khi đi nhớ mang theo túi đựng dụng cụ thiết yếu (xem phần Động đất) vì có thể các bạn và gia đình sẽ vắng nhà một thời gian.

Các cấp độ bão:

Những cơn bão được phân cấp theo thang bão Saffir-Simpson như sau:

  • Cấp 1 : Tốc độ gió từ 120 ð 150 km/giờ (tương đương gió cấp 12 theo thang gió Beaufort)
  • Cấp 2 : Tốc độ gió từ 150 ð 175 km/giờ.
  • Cấp 3 : Tốc độ gió từ 175 ð 210 km/giờ. (Siêu bão)
  • Cấp 4 : Tốc độ gió từ 210 ð 250 km/giờ.
  • Cấp 5 : Tốc độ gió từ 250 km/giờ trở lên.

 Sau cơn giông bão:

Giống như động đất, lốc xoáy, bão tố hoặc các tai nạn khác, khi tai họa qua đi thì việc trước tiên là cấp cứu các nạn nhân, dập tắt các đám cháy, xử lý các đầu mối nguy hiểm… như đã đề cập các phần trước.

daosaigon.org

Chi tiết...

Ứng Phó Lốc Xoáy

Lốc xoáy hay còn gọi là trốt, vòi rồng (Tornado) được hình thành do sự gặp gỡ của các khối không khí đối kháng nhau. Điều đó thường xảy ra trên các vùng bình nguyên rộng lớn, nhất là vùng Bắc Mỹ.

Lốc xoáy có hình dạng một cái phễu hay cái bông vụ xoáy tròn. Bên trong cơn lốc xoáy, không khí bị hút thẳng đứng rồi quay tròn với một tốc độ kinh khủng. Nếu chân phễu xoáy chạm mặt đất, nó sẽ hút mọi thứ tung lên cao rồi ném mạnh xuống đất. Tùy theo cường độ, nó có thể hút từ những mảnh giấy vụn cho đến những toa tàu lửa nặng hàng chục tấn. Lốc xoáy hình thành trên biển thì gọi là vòi rồng. Khi đó nước và đôi khi cả tôm cá bị hút vào phễu xoáy và mang đi xa có khi hàng trăm cây số rồi mới thả xuống.

locxoay

Lốc xoáy là một hiện tượng phức tạp, khó có thể dự đoán trước được. Phần lớn chỉ xuất hiện trong vài phút và di chuyển vài trăm mét. Nhưng cũng có những cơn lốc xoáy, kéo dài hàng giờ và di chuyển hàng trăm cây số, gây ra thiệt hại không thua gì một trận ném bom cấp tập.

Ở tại tâm cơn lốc xoáy, tốc độ gió có thể đạt tới vận tốc 400 – 500km/giờ. Đây là loại gió mạnh nhất trên hành tinh của chúng ta. Khi xuất hiện, nó tạo nên một âm thanh như xé tai.

May mắn thay, chúng ta không phải là loại “ếch ngồi đáy giếng” để mò mẫm chống lại cái hiện tượng mà chúng ta không thể đoán trước được như hiện tượng “lốc xoáy”. Mỗi năm, các nhà khoa học và khí tượng học lại càng có những hiểu biết hơn về sự hình thành, đặc tính và sức mạnh của những cơn lốc xoáy. Càng ngày, các dự đoán càng nhanh hơn và chính xác hơn.

Nếu các bạn đã từng xem phim “Cơn lốc xoáy” (Twister) thì các bạn cũng có thể hình dung được sức mạnh của những cơn lốc xoáy cũng như sự dũng cảm của các nhà khí tượng học, những người chuyên đi “săn bão”. Nhờ những người như họ mà nhân loại mới có được phần nào hiểu biết về sức mạnh của thiên nhiên (cái mà họ gọi là “Ngón tay của Chúa” (The finger of God).

Mùa của các cơn lốc xoáy thường từ tháng Ba đến tháng Tám hàng năm, tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong năm. Hơn 80 phần trăm những cơn lốc xoáy xuất hiện khoảng từ 3 giờ chiều cho đến 7 giờ tối. Việc này giúp cho chúng ta có một khung thời gian nhất định để quan sát và phát hiện ra chúng trước khi nó ập tới.

Người ta có thể định lượng theo dấu vết để lại của cơn lốc mà phân loại cường độ của nó theo thang FUJITA dưới đây. Tuy nhiên thang đo này không thể mô tả tính chất vật lý của cơn lốc xoáy vì chúng rất đa dạng cả về cường độ lẫn đường kính cũng như thời gian xuất hiện.

LỐC HIỆN TƯỢNG CƯỜNG ĐỘ
F0 Cành cây gãy. Biển báo giao thông cong. 60-110km/g
F1 Mái ngói bị tốc, xe bị đẩy ngang hay lật. 110-170km/g
F2 Cây ngã, xe nhỏ bị đưa đi, nhà gỗ bị đổ. 170-240km/g
F3 Tường đổ, tàu hoả lật, đồ vật nhẹ bốc lên. 240-320km/g
F4 Vật nặng, xe hơi, thú vật bị bốc cao. 320-410km/g
F5 Mọi vật trên mặt đất đều bị cuốn đi. 410-500km/g

Ngày nay, dù đã có những mạng lưới báo động ngày càng tinh xảo, nhưng con người vẫn còn bị bất ngờ do chủ quan hay thiếu thông tin và khi cơn lốc xoáy ập đến thì đã quá muộn.

PHÒNG CHỐNG NHỮNG CƠN LỐC XOÁY:

Một khi các bạn đã biết về sức mạnh khủng khiếp của một cơn lốc xoáy thì các bạn cũng cần phải biết một số bí quyết để phòng chống nó. Nhiều người có thể nghĩ rằng, họ chỉ lo có một việc là cái phễu xoáy đó đừng có quét qua trên họ, mà không hề biết cách chuẩn bị trước cũng như các công việc phải làm sau khi cơn lốc qua đi. Như thế, sẽ giảm bớt những thiệt hại hay thương vong mà đáng lý ra không phải có.

Chuẩn bị đối phó với những cơn lốc xoáy:

Tốt nhất là các bạn phải biết chuẩn bị sẵn sàng trước khi có một cơn lốc xoáy ập đến.

  • Xác định vị trí ẩn núp tốt và an toàn nhất trong nhà của bạn và cả nơi bạn làm việc.
  • Hầm ngầm là chỗ trú ẩn để tránh lốc xoáy là tốt nhất. Nếu không có hầm ngầm thì một phòng ở giữa nhà hoặc hành lang ở tầng trệt.
  • Nếu nhà bạn nằm trên hành lang của những cơn lốc xoáy. Bạn cần phải biết những nơi mà bạn và gia đình bạn có thể ẩn núp, gần những nơi mà bạn và gia đình thường sinh hoạt nhiều nhất, chẳng hạn như những cao ốc công cộng, bệnh viện, siêu thị, trường học, nhà thờ…
  • Hướng dẫn cho mọi thành viên trong gia đình, nhất là trẻ em biết chạy vào những nơi trú ẩn gần nhất khi có báo động.
  • Ấn định nơi chốn và thời gian gia đình của bạn sẽ gặp nhau sau khi tai họa qua đi.
  • Chụp hình cơ ngơi của bạn và photo các giấy tờ quan trọng rồi để trong một cái hộp. Cất cái hộp ấy ở một nơi an toàn, bên ngoài căn nhà của bạn để làm cơ sở và bằng chứng pháp lý về sau.
  • Những vùng thường xuyên xảy ra lốc xoáy, người ta thường lập những trạm quan sát để thông báo kịp thời cho cư dân trong vùng. Hãy lắng nghe những thông báo và hướng dẫn của họ trên radio, TV…
  • Khi nghe thông báo, hãy quan sát bầu trời. Nếu các bạn thấy bất kỳ một đám mây hình phễu quay vòng vòng nào, hãy lập tức gọi điện cho chính quyền địa phương. Nếu có vẻ như chúng sẽ quét ngang chỗ của bạn, hãy lập tức tìm nơi trú ẩn tại các tòa nhà hay các công trình xây dựng kiên cố càng sớm càng tốt.
  • Trong thời gian được cảnh báo, mọi người phải ở nơi trú ẩn và mở radio hoặc TV lên để theo dõi tình hình, và chờ cho đến khi nào được thông báo “an toàn” mới được rời khỏi nơi đó.
  • Có một thứ mà chúng tôi không thể đề cập tới được, đó là sự bén nhạy trong cảm nhận của bạn về việc xác định bất kỳ sự nguy hiểm nào. Cho dù ở trong vùng của bạn không có hệ thống báo động lốc xoáy thì một số điềm báo cũng giúp cho bạn tiên đoán là sắp có một trận lốc xoáy. Thí dụ: Nếu các bạn thấy mây dông với những vẩy nhỏ và tròn ở phía dưới (người ta gọi là mây vú) thì đó là dấu hiệu sắp có lốc xoáy, hãy chuẩn bị đề phòng.

locxoay1

  • Nếu trong vùng có lốc xoáy đang đe dọa thì bầu trời chung quanh đột ngột tối đen, không khí nặng nề oi bức và bạn bắt đầu nghe một âm thanh đều đều.
  • Quan sát hành vi của các con vật nuôi của bạn xem có gì khác thường không? Có vẻ lo lắng cuống cuồng không? Các bầy chim hoang dã trong vùng có bay một cách nháo nhác hoảng loạn không?
  • Nếu bạn nhìn thấy “cái vòi” của cơn lốc xoáy từ xa qua các rặng cây mà nó có vẻ như không di chuyển sang trái cũng như sang phải thì đúng là nó đang đi thẳng tới ngay bạn đó. Tìm kiếm chỗ trú ẩn ngay.
  • Khi cơn lốc xoáy ập đến, thì âm thanh của nó khủng khiếp giống như âm thanh của một chiếc phản lực cơ Jumbo cất cánh ngay ngay trên đầu của bạn. Nếu bạn không sống ở gần đường băng của một phi trường lớn thì có lẽ bạn chưa bao giờ nghe được một âm thanh như vậy. Lúc này thì đừng lo lắng hay tò mò đi ra ngoài để kiểm tra, đã quá trễ để làm việc đó.
  • Nếu có một cơn lốc xoáy bất ngờ tấn công khu vực của chúng ta. Một lời khuyên đơn giản nhất. Tìm ngay chỗ trú ẩn.

ỨNG PHÓ LỐC XOÁY:

Khi một cơn lốc xoáy đánh vào khu vực của chúng ta, các bạn hãy hành động như sau:

 Nếu đang ở trong nhà:

  • Chạy nhanh tới nơi trú ẩn mà bạn đã chuẩn bị trước và ở đó cho đến khi cơn lốc xoáy qua đi. Nếu không có thì vào một phòng nhỏ không có cửa sổ (như phòng tắm, nhà kho…)
  • Sử dụng gối, nệm ghế salon… hay cánh tay của bạn để bảo vệ đầu và cổ.
  • Núp dưới một vật nặng và giữ chặt nó.
  • Nếu đang ở trong một nhà di động (mobile home) hãy ra ngoài và tìm một chỗ trú ẩn khác. Một nhà di động dễ dàng bị lật nhào bởi cơn lốc xoáy nếu không được neo dằn cẩn thận.

Đang ở nơi công cộng:

Trường học, bệnh viện, nhà máy, trung tâm thương mại…

  • Đi xuống tầng hầm, phòng trung tâm, phòng tắm, nhà kho… nơi nào càng thấp càng tốt.
  • Tránh những nơi có mái rộng như hội trường, phòng ăn uống, phòng tập thể dục, đại sảnh…
  • Tránh xa cửa sổ và chỗ trống trải.
  • Núp dưới một cái bàn hay vật nặng và giữ chặt nó.

Đang ở ngoài trời:

  • Nếu có thể thì chạy nhanh vào bên trong một toà nhà vững chãi.
  • Nếu không có hầm trú ẩn hay không có thời gian để chạy vào nhà, hãy nằm dài xuống một đường mương, chui vào một cống nước, núp dưới một cái hố…
  • Dùng cánh tay để che chở đầu và cổ của bạn.

Đang ở trong xe:

Đừng bao giờ cố gắng chạy thoát một cơn lốc xoáy bằng xe (trừ trường hợp đang ở một xa lộ trống trải). Mưa đá và các cơn mưa nặng hạt cũng như các xe cộ khác trên đường sẽ làm cản trở việc di chuyển của bạn. Trong khi đó cơn lốc lại có thể đi chuyển bất kỳ phương hướng nào nó muốn với tốc độ có thể lên đến 120 km/giờ và nó có thể nhẹ nhàng nâng chiếc xe của bạn lên và ném nó xuyên qua không khí.

  • Dừng xe lại nhưng không đậu dưới các cây lớn, trụ điện, dây điện và các vật có thể ngã đè lên xe của bạn.
  • Rời khỏi xe ngay lập tức và chạy nhanh vào bên trong một toà nhà để tìm chỗ trú ẩn.
  • Nếu không có hầm trú ẩn hay không có thời gian để chạy vào nhà, hãy nằm dài xuống một đường mương, chui vào một cống nước, núp dưới một cái hố… cách xa xe của bạn.
  • Dùng cánh tay để che chở đầu và cổ của bạn.

SAU CƠN LỐC XOÁY:

Giống như động đất, bão tố hoặc các tai nạn khác, khi tai họa qua đi thì việc trước tiên là cấp cứu các nạn nhân, dập tắt các đám cháy, xử lý các đầu mối nguy hiểm…

  • Mang một đôi giày có đế tốt để tránh gây thương tích từ những mảnh vỡ, đinh nhọn, dằm cây…
  • Tự kiểm tra và chữa trị các vết thương của chính mình.
  • Cấp cứu và di tản những người chung quanh.
  • Nếu ngửi thấy mùi khí ga hay mùi các hóa chất, hãy tránh xa khu vực đó ngay.
  • Kiểm tra ống dẫn ga, đường dây điện, ống nước… nếu cần thì chính bạn hay nhờ người khác gia cố hay sửa chữa ngay.
  • Lắng nghe tin tức từ radio, truyền hình để biết những thông tin hay hướng dẫn cần thiết.
  • Kiểm tra những nhà hàng xóm láng giềng của bạn, có thể họ đang cần sự giúp đỡ, nhất những trẻ em, người già và người tàn tật.
  • Không lái xe đi đâu trừ trường hợp khẩn cấp để đường phố thông thoáng. Ưu tiên cho các loại xe cấp cứu, chữa cháy…
  • Quay phim hay chụp hình những cảnh quang bị tàn phá trong khu vực để làm tư liệu cho những ai cần đến.

GHI CHÚ QUAN TRỌNG:

  1. Hầm ngầm ở trong nhà là nơi trú ẩn an toàn và tốt nhất đối với những cơn lốc xoáy.
  2. Lốc xoáy tấn công với những cơn gió có tốc độ kinh hồn, nó có thể lên đến 400 – 500 km/giờ. Những cơn gió này có thể nhổ bật gốc những cây đại thụ và một số kiến trúc trong vòng vài giây.
  3. Những thương vong liên quan đến lốc xoáy thường là do các kiến trúc sụp đổ, do bị trúng các vật hay các mảnh bay loạn xạ trong không trung, bị hất tung lên rồi ném xuống đất khi đang ở ngoài trời hay ở trong xe hơi…
  4. Nếu cơn lốc xoáy có kèm theo giông bão thì thiệt hại khó mà lường được.

Bởi SaigonScouts

Chi tiết...

SỐNG SÓT TAI NẠN MÁY BAY

Ngày nay, máy bay là một phương tiện giao thông nhanh chóng, an toàn và phổ biến, tỉ lệ tai nạn rất nhỏ so với giao thông đường bộ. Nhưng khi xảy ra tai nạn thì thường rất thảm khốc, số lượng người chết nhiều do sự va chạm mạnh hoặc do các toán cứu hộ không tìm ra địa điểm xảy ra tai nạn sớm. Những tai nạn máy bay lại thường xảy ra trên những vùng hoang vu hay giữa biển khơi, nên số nạn nhân bị tử vong sau tai nạn do chết đuối, lạnh cóng, đói khát … cũng rất nhiều.

Một thực tế đáng ngạc nhiên là chỉ riêng tại Mỹ, từ năm 1983 đến 2000, đã có 568 vụ rơi máy bay. Trong số 53.487 người đi trên những chiếc máy bay đó, thì có 51.207 người sống sót.

Những tiến bộ trong khoa học và công nghệ hiện nay đã giúp hơn 90% hành khách trong các vụ tai nạn máy bay sống sót. Và tất nhiên có rất nhiều điều bạn cần phải xem xét để tăng cơ hội sống sót.

3 phút và 8 phút

Trong thế giới hàng không, người ta thường đề cập đến ba phút đầu tiên sau khi cất cánh và tám phút cuối cùng trước khi hạ cánh. Theo các nhà điều tra, gần 80% của các tai nạn máy bay xảy ra trong khoảng thời gian này. Giữa các khoảng thời gian này, tức là khi máy bay đang bay, cơ hội xảy ra một vụ tai nạn máy bay là không đáng kể. Vì vậy, nếu bạn muốn có cơ hội sống sót thì bạn cần phải nâng cao cảnh giác và sẵn sàng hành động trong 3 phút đầu tiên và 8 phút cuối cùng.
maybay

AN TOÀN KHI ĐI MÁY BAY

Khi đi máy bay, các bạn cần có một số hiểu biết cơ bản để được an toàn, thoải mái và dễ chịu:

–  Nếu có thể, nên chọn chỗ ngồi phần nửa thân trước của máy bay, gần cửa ra vào hay cửa thoát hiểm (Emergency Exit),

–  Nên mặc quần áo thoáng rộng, nhưng không hở hang,

–  Cố gắng nắm các chỉ dẫn khi lên máy bay, dùng tai mắt quan sát và kiểm tra các vì trí và vật liên quan chỉ dẫn,

–  Không nên ăn quá no và uống rượu khi đi máy bay,

–  Nên uống đủ nước trên đường bay,

–  Nếu bay đường dài, nên cố gắng ngủ thật nhiều để điều chỉnh cơ năng sinh lý,

–  Khi máy bay thay đổi độ cao, lỗ tai sẽ cảm thấy căng trương (ù tai) do thay đổi áp suất không khí, các bạn hít một hơi sâu rồi ngậm miệng, bịt mũi thở ra thật mạnh hoặc hắt hơi thì sẽ khỏi. Người ta nói nếu nhai kẹo cao su thì cũng giảm bớt ù tai,

–  Nếu bị nghẹt mũi, viêm xoang, cảm sốt, nhức răng, sắp sinh … thì không nên đi máy bay,

maybay1

–   Thắt đai an toàn lúc máy bay ra vào đường băng, khi cất cánh, lúc hạ cánh và khi có tín hiệu đèn đỏ.

Bạn chỉ có 90 giây để thoát ra

Các bạn phải nhớ đây là điều quan trọng để sống sót, và nó sẽ là xương sống của tất cả các thủ thuật khác trong bài viết này. Nếu bạn vẫn còn sống sau một vụ hạ cánh khẩn cấp, thì bạn đang có một cơ hội tốt để thoát ra khỏi máy bay. Tuy nhiên, bạn chỉ có 90 giây để thực hiện điều đó. Đây là “thời gian vàng”

Bạn thấy đấy, điều giết chết hành khách trong một vụ tai nạn máy bay không phải do tác động va chạm, mà đó là lửa. Nó thường nuốt chửng các máy bay sau đó. Đừng quá vui mừng vì sống sót sau các tác động va chạm và trở nên tự mãn mà quên đi những nguy hiểm khác. Một đám cháy có thể lan rộng và tiêu hủy một chiếc máy bay trong nháy mắt. Khảo sát cho thấy hầu hết mọi người đều tưởng rằng, họ thực sự có khoảng 30 phút để thoát ra khỏi một chiếc máy bay đang cháy. Thực tế là ngọn lửa chỉ mất trung bình trên dưới 90 giây để hoàn thành sứ mệnh nuốt chửng kia. Nghe có vẻ đáng sợ, cho nên: bạn cần phải nhớ là bạn chỉ có 90 giây để ra khỏi một chiếc máy bay!

Những chỗ ngồi an toàn

Những chỗ ngồi cạnh lối thoát hiểm thường được coi là an toàn nhất trên máy bay. Nhưng trên trang web của nhà sản xuất Boeing họ coi đây chỉ là “một chỗ ngồi an toàn như các chỗ khác”. Ý kiến chung của những người thường đi máy bay thì cho rằng, chỗ ngồi phía sau phi cơ an toàn hơn. Một số khác lại nghĩ chỗ ngồi ở phần cánh là an toàn vì đó là nơi chắc chắn nhất của máy bay.

Trong khi đó các vụ tai nạn máy bay hết sức đa dạng, đôi khi chỉ những người ngồi ở phía trước hoặc chỉ những người ngồi ở phần gần cánh còn sống. Năm 2007, tạp chí Popular Mechanics tiến hành nghiên cứu tất cả các vụ rơi máy bay từ năm 1971 để tìm hiểu chỗ ngồi nào trên phi cơ thường có người sống sót. Họ phát hiện những người ngồi phía đuôi máy bay có tỷ lệ an toàn cao hơn. Tỷ lệ sống sót của những người ngồi khu vực này là 69% so với 56% ngồi ở phần cánh và 49% ngồi ở phần đầu máy bay.

maybay2Quy tắc 5 hàng ghế

Thay vì lo lắng về việc ngồi ở đâu thì an toàn, bạn tập trung vào việc tìm kiếm một chỗ ngồi gần lối thoát hiểm (Emergency Exit). Theo các nhà nghiên cứu, những người sống sót sau một vụ tai nạn máy bay thường chỉ phải di chuyển qua 5 hàng ghế để thoát ra.

maybay3

Như vậy, các chỗ ngồi tốt nhất là những chỗ ngồi gần cửa lên xuống hay cửa thoát hiểm nhất, vì trong vòng 90 giây, các bạn chỉ có thể vượt qua được 5 hàng ghế để thoát ra ngoài. Nếu bạn không thể có được chỗ ngồi như vậy thì nên chọn chỗ ngồi gần lối đi, vì không những giúp bạn có thể đi đến phòng vệ sinh dễ dàng, mà còn có cơ hội 64% sống sót so với 58% hàng ghế ngồi kề bên cửa sổ.

XỬ TRÍ CHỦ ĐỘNG KHI GẶP TAI NẠN MÁY BAY

Khi lên máy bay, các bạn đừng quá chủ quan mà bỏ qua những lời dặn dò của các hướng dẫn viên hàng không. Nên lấy Bảng hướng dẫn ứng xử khi gặp các trường hợp khẩn cấp ở trong túi lưng ghế trước ra xem để xem sơ đồ máy bay, các cách ứng xử khi gặp tình huống khẩn cấp. Các bạn cũng cần phải biết những điều sau đây:

  • Hiểu biết tính năng và cách sử dụng các thiết bị cứu hộ (mặt nạ cung cấp oxy, phao cứu sinh)
  • Biết vị trí cửa thoát thoát hiểm (Emergency Exit) trên máy bay và cách mở ra (cho dù khói mịt mù bạn vẫn tiếp cận và mở ra được). Ghi nhớ vị trí của các cửa thoát hiểm gần chỗ mình ngồi nhất và cho dù trong làn khói dày đặc, cũng có thể tìm thấy để mở ra
  • Khi có dấu hiệu của sự cố, nhân viên phục vụ sẽ cảnh báo. Tuyệt đối tuân theo lời hướng dẫn của họ, không được tự tiện làm theo ý mình, không được hoảng loạn, mất bình tĩnh, vì nếu không các bạn sẽ cho sự việc càng xấu thêm.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đã mang giày vào và cột dây cẩn thận. Nếu bạn đang đi với vợ hoặc bạn gái, hãy nhắc cô ấy không đi giày cao gót.Thật khó để chạy nhanh trên một đôi giày cao gót.
  • Nếu tình hình trở nên xấu, nhân viên phi hành sẽ khởi động cho mặt nạ dưỡng khí từ trên trần phi cơ rơi xuống. Bạn hãy lấy để mang vào. Nếu bên cạnh bạn có trẻ em hay người già cả thì nên giúp đỡ họ. Đeo mặt nạ càng sớm càng tốt: Vì khoang máy bay được điều áp, do đó bạn có thể thở bình thường ở cao độ trên 10 km. Nhưng khi khoang bị mất áp lực, có rất ít không khí. Do đó, mặt nạ là con đường duy nhất để cung cấp dưỡng khí cho não của bạn.

11

 

12

Hầu hết mọi người nghĩ rằng, họ có thể sống sót một giờ mà không có mặt nạ sau khi một chiếc máy bay bị mất áp lực. Thật ra, bạn chỉ có một vài mươi giây. Chỉ cần một vài giây thiếu ôxy có thể gây ra sự suy nhược tinh thần ngay. Vì vậy, nếu bạn muốn thoát khỏi một chiếc máy bay bị rơi mà còn sống, muốn tất cả các khả năng tinh thần của bạn còn nguyên vẹn, hãy đeo mặt nạ của bạn trước khi giúp đỡ người khác. Bạn sẽ không giúp được ai nếu bạn không nhận được oxy cho não của bạn.

  • Khi được báo có thể xảy ra tai nạn, ngay lập tức cởi mắt kính, gỡ răng giả, lấy các vật cứng nhọn ở trong túi ra để tránh tự gây thương tích. Thắt đai an toàn và ngồi theo tư thế được hướng dẫn.
  • Khi phi cơ hạ cánh khẩn cấp, cho dù là chạm mặt nước hay mặt đất, đều có những cú bật nẩy tung hay dằn xóc mạnh. Hãy ngồi ở “Tư thế tự bảo vệ”, che mặt và cúi đầu thấp xuống.

Phao cứu sinh

Trong trường hợp máy bay sẽ rơi xuống biển, các tiếp viên hay nhân viên phi hành sẽ cảnh báo cho hành khác mặc áo phao. Hầu hết các máy bay thương mại đều để áo phao dưới gầm ghế ngồi của hành khách, các bạn chỉ cần cúi xuống kéo ra rồi mặc vào, cài và điều chỉnh các dây đai cho vừa vặn. Đừng thổi phồng áo phao khi đang ở trong máy bay, vì nó sẽ làm cho bạn vướng víu khi cần thoát khỏi máy bay. Sau khi mặc xong áo phao cho mình, hãy quay sang giúp người già, trẻ em và những người lúng túng không biết cách mặc.

13

1. Lấy áo phao ghế     2. Mặc vào

14

3. Cài và điều chỉnh dây đai    4. Hoàn tất

Tư thế tự bảo vệ

Trong trường hợp cần hạ cánh khẩn cấp, các nhân viên phi hành sẽ hướng dẫn cách làm thế nào để các bạn thục hiện tư thế tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, tai nạn thường bất ngờ, vì vậy đôi khi họ không kịp hướng dẫn, cho nên bạn cần phải biết thế nào là Tư thế tự bảo vệ.

Khi bạn nghe lời cảnh báo như “Ôm đầu và cúi xuống”, hoặc bạn thấy đèn báo thắt dây an toàn (bên phải) bật sáng liên tục, ngay lập tức thực hiện Tư thế tự bảo vệ. Cần lưu ý là có hai vị trí khác nhau. Một là các bạn có thể dựa đầu vào ghế ở phía trước, hai là vị trí mà đầu bạn dựa không tới.

15

Tư thế 1 (như hình trên): Nếu bạn có thể dựa đầu vào lưng ghế ở phía trước

  • Đảm bảo dây an toàn của bạn đã thắt chặt. Dùng 2 bàn tay của bạn ôm lấy đầu (không đan các ngón tay vào nhau), hay bám tay vào lưng ghế trước.
  • Cúi mình về phía trước càng xa càng tốt, để đầu của bạn chạm vào lưng của ghế ở phía trước hay úp mặt vào cánh tay.
  • Cánh tay của bạn che phủ các bên của khuôn mặt để bảo vệ nó khỏi các mảnh vỡ.
  •  Nếu có em bé thì ôm vào lòng, cúi thâp xuống, dùng một cánh tay che mặt em bé.

16

Tư thế 2 (như hình trên): Nếu bạn không thể dựa đầu vào lưng ghế hoặc vách ngăn ở phía trước

  • Đảm bảo dây an toàn của bạn được gắn chặt.
  • Cúi mình về phía trước sao cho đầu nằm giữa hai đầu gối của bạn.
  •  Hai tay ôm đầu hoặc vòng quanh chân của bạn để ngăn chặn cơ thể bị di chuyển về phía trước trong ảnh hưởng của lực quán tính khi va chạm.

Rời phi cơ khẩn cấp

Bình tĩnh và khôn ngoan

Một trong những việc then chốt có thể giúp bạn sống sót là lắng nghe và thực hiện theo những chỉ dẫn của phi hành đoàn.

Tránh ngạt khói

Lửa là nguyên nhân chính dẫn tới cái chết của hành khách trong các tai nạn máy bay, nhưng khói còn nghiêm trọng hơn.

Bị bỏng một vài nơi các bạn vẫn có thể sống sót và di chuyển được, nhưng chỉ cần hít phải khói trong vài giây cũng có thể khiến các bạn bị gục ngã. Do đó hãy tìm mọi thứ có thể tẩm ướt để che mũi và miệng của mình, như khăn tay hoặc miếng đệm lót ghế phía sau đầu và di chuyển bằng cách bò sát sàn máy bay (vì khói có khuynh hướng bốc lên cao). Ai không biết điều này thì khó mà rời khỏi máy bay.

Di chuyển thật nhanh

“Thời gian vàng” của việc thoát thân trong một vụ tai nạn máy bay thường chỉ kéo dài tối đa khoảng 02 phút. Do đó hãy lắng nghe chỉ dẫn của các tiếp viên và tiến tới cửa thoát hiểm một cách nhanh nhất, đồng thời thoát ra ngoài máy bay mà mất ít thời gian nhất có thể.

Đừng phồng áo phao ra trong giai đoạn này.

Bạn có nên dừng lại để giúp đỡ người khác thoát thân không? Điều này tùy thuộc vào bạn cũng như tình huống cụ thể.

Rảnh tay

Mọi người thường có những hành động khác thường sau khi tai nạn máy bay xảy ra, một trong những việc đó là cố gắng vơ lấy tất cả tư trang của mình. Điều tối quan trọng là hãy từ bỏ chúng, vì bạn sẽ không có đủ thời gian và tư trang sẽ làm bạn bị chậm khi thoát ra ngoài. Do đó cần phải để hai tay mình không vướng bận bất cứ thứ gì để có thể rảnh tay dỡ bỏ chướng ngại vật khi chạy, hoặc che mũi và miệng tránh ngạt khói. Tuy nhiên, nếu bên cạnh bạn có một em bé. Hãy ẵm nó theo bạn, vì đây là mạng sống con người, không thể bỏ lại. Tóm lại: BỎ LẠI HÀNH LÝ, MANG THEO EM BÉ.

Thoát khỏi máy bay

Nếu tai nạn xảy ra khi vừa cất cánh hay hạ cánh khẩn cấp (có nghĩa là máy bay còn ở trên mặt đất) thì mới được mở cửa máy bay. Các loại máy bay chở hành khách, ở cửa thoát hiểm (emergency exit) thường có thang cứu sinh khí nén tự phồng lên khi mở cửa máy bay.

Cửa thoát hiểm (Emergency Exit)

Cửa thoát hiểm được thiết kế dọc thân máy bay để sơ tán khẩn cấp hành khách trong trường hợp nguy hiểm. Cửa này chỉ có thể mở chúng từ bên trong và nó sẽ bung ra phía ngoài.

Cho dù có gặp sự cố, bạn cũng phải chờ hiệu lệnh của các nhân viên phi hành, không được tự động mở cửa. Sau khi có lệnh, người khỏe và ngồi gần cửa nhất, tiếp cận, mở chốt, nâng lên và đẩy ra, giựt chốt kích hoạt thang cứu sinh, thang sẽ tự thổi phồng lên. Các bạn tháo giày cao gót, khoanh tay chéo trước ngực nhảy vào thang, trượt xuống đất.

Lưu ý: Nếu không gặp tình huống khẩn cấp, đừng bao giờ dại dột tự động mở cửa thoát hiểm. các bạn sẽ bị phạt rất nặng và có thể còn bị truy tố nữa!

17

1. Mở chốt cửa >>>2. Vừa nâng vừa kéo>>>3. Đẩy ra

18

4. Kích hoạt thang cứu sinh >>> 5. Khoanh tay nhảy vào

Thoát nhanh ra khỏi máy bay, (đừng tiếc nuối hành lý, sinh mạng là quan trọng) chạy đến một khoảng cách an toàn đề phòng máy bay bị cháy nổ.

SAU KHI THOÁT KHỎI MÁY BAY

Sau khi đã ổn định và không thấy còn nguy hiểm thì các bạn mới quay lại máy bay để lấy hành lý, thu lượm thực phẩm và những vật dụng cần thiết (phi cơ thường được trang bị rất  đa dạng) tìm kiếm các Túi cứu thương (First Aid Kit), Túi mưu sinh (Survival Kit), Máy truyền tin (Radio) …

Quan sát, nhận định tình hình, tìm đường và định hướng. Nếu thấy chúng ta đang ở gần khu dân cư thì tốt nhất là nên cử một vài người khoẻ mạnh, tháo vát …đi đến đó để kêu gọi sự  trợ giúp.

Nhưng nếu chung quanh chúng ta là một vùng hoang vu vô tận thì sao? Các bạn hãy yên tâm, vì thông thường thì sau những tai nạn như thế này, chính quyền sở tại và những tổ chức khác sẽ phái những đội cứu hộ đi tìm kiếm.

Vì vậy,  các bạn và  những người đồng hành không nên rời quá xa địa điểm xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), vì đây là một mục tiêu dễ nhận thấy bằng mắt thường từ phi cơ cứu hộ. Hơn nữa phần còn lại của máy bay (thân, cánh) là một nơi trú ẩn tránh mưa nắng rất an toàn và tiện lợi, (nhưng phải chắc chắn là không còn sự nguy hiểm cháy nổ nào)

Minh họa: Thân và cánh máy bay là nơi trú ẩn tốt nhất

Minh họa: Thân và cánh máy bay là nơi trú ẩn tốt nhất

Tổ chức sinh hoạt cho nhóm sống sót sau tai nạn

Vì không biết bao lâu thì những người cứu hộ mới đến, nên các bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối phó, vì có khi hàng tuần, thậm chí hàng tháng người ta mới có thể tìm ra các bạn, cho nên các bạn phải biết cách tổ chức để duy trì ổn định cuộc sống những người sống sót trong thời gian này. Ra các quyết định tập thể khôn ngoan, sử dụng nguồn lực hiệu quả … là các công việc tối cần mọi người làm việc chung.

Nếu là một nhóm, thì cũng như trong bài thất lạc, các bạn phải bầu chọn một nhóm trưởng để điều hành mọi sinh hoạt của nhóm, ngoài những sinh hoạt thường lệ như đã đề cập phần trước, các bạn còn có những công việc như: chăm sóc người bị thương, chôn cất người chết (nếu có), tìm kiếm nước uống và lương thực. Và nhất là phải chuẩn bị những vật liệu để làm tín hiệu liên lạc với phi cơ cứu hộ như: các chất tạo khói, lửa, ánh sáng (cỏ khô, củi, đèn pin…), các vật phản chiếu ánh sáng mặt trời (gương soi, kim loại bóng…), các pa-nô, vải hay giấy màu thật nổi so với địa thế chung quanh, máy truyền tin, hỏa pháo, khói màu…

Bởi: Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân

Xin xem thêm phần:  Kỹ năng sinh tồn

Chi tiết...

Làm Cầu Treo

Như chúng ta đã biết,và hẳn không ít người trong mỗi chúng ta đã một hoặc vài lần được đi qua các cây cầu được treo bằng cáp, có thể là những cây cầu cáp treo hiện đại hoặc chỉ là những cây cầu cáp treo đơn giản..Nhưng có thể cũng ít ai để ý rằng chúng được làm như thế nào.(demo)

Chi tiết...