TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN (DEMO)
I. SƠ LUỢC SỰ HÌNH THÀNH NGÀNH HUẤN LUYỆN
Sau trại thử nghiệm ở đảo Brownsea, cụ BP xuất bản cuốn “Scouting for boys”, từ đó phong trào Hướng Đạo phát triển nhanh chóng ngoài dự tính. Để các Đoàn trưởng đủ khả năng điều khiển đơn bị, đích thân BP mở các khóa Huấn luyện Trưởng năm 1911 và 1912.
- 1913 – BP phác thảo chương trình Huấn luyện Trưởng, lấy tên là “Huấn luyện Bằng Rừng” mà những nét chính vẫn còn được giữ trong chương trình các Khóa Bằng Rừng hiện nay.
- 1919 – M.de Bois Maclaren mua khu đất Gilwell tặng Hội HĐ Anh Quốc làm nơi cắm trại cho các HĐS, một phần khuôn viên được dành làm nơi huấn luyện Trưởng: Trại trường Gilwell ra đời.
- 8/9/1919 Khai mạc Khóa Huấn luyện Bằng Rừng đầu tiên dưới sự điều hành của Francis Gidney, vị Trại Trưởng đầu tiên của Gilwell.
(Khóa trại này theo đúng chương trình Huấn luyện Bằng Rừng do BP phác thảo năm 1913. Ai qua trại sẽ được phát bằng như sau:
-Một mẩu gỗ (lấy từ xâu chuỗi Dinizulu) đeo ở cúc áo cho những trại sinh đã qua phần 1 và phần 2.
-Một mẩu gỗ đeo ở dây quai nón và một chứng chỉ cho những ai qua đủ 3 phần của BR.
-Hai mẩu gỗ đeo ở dây quai nón và một chứng chỉ cho những ai đậu BR mà có khả năng trở thành Khóa Trưởng Huấn luyện.
(Trang 207/5 Le manuel pour Le commissaire national à la Formation)
Mãi về sau, BR được tiêu biểu bởi một dây da đeo cổ với 2 mẩu gỗ phỏng theo mẫu ở xâu chuỗi Dinizulu, còn các DCC thì dây cổ với 4 mẩu gỗ. Riêng ở Ấn Độ có tục lệ thờ Bò nên không dùng dây da như ta thường thấy!)
- 1919 – BP cho xuất bản cuốn Aids to scoutmastership (Le guide du Chef Eclaireur – Hướng dẫn vào nghề Trưởng HĐ) để làm tài liệu căn bản cho việc huấn luyện Trưởng.
- 1922 – Khóa Huấn luyện Bằng Rừng Ấu đầu tiên được mở ở Gilwell.
- 1927 – Mở Khóa Huấn luyện Bằng Rừng Tráng đầu tiên.
Ban đầu, các Khóa Bằng Rừng chỉ tổ chức ở Gilwell, về sau số trại sinh từ các nơi xin theo học quá đông, Trại Trưởng Gilwell (Camp Chief) bèn cử một số Trưởng Bằng Rừng có khả năng, đại diện cho mình để mở các Khóa Bằng Rừng tại các quốc gia có HĐ, từ đó mới có đẳng cấp DCC (Deputy Camp Chief) trong ngành Huấn luyện.
- 1946 – Chính thức lập thêm cấp Huấn luyện Dự Bị BR. Thực ra thì từ năm 1928, ở Anh quốc đã bắt đầu mở các Khóa Dự Bị dành cho các Trưởng mới vào nghề hoặc những người mới gia nhập HĐ muốn thành Trưởng nhưng không theo nổi chương trình các Khóa BR. Sau Thế chiến thứ II, phong trào HĐ phát triển quá nhanh, cần phải đào tạo Trưởng từ những người mới gia nhập, nên phải đặt thêm cấp Huấn luyện Dự Bị BR để cung cấp Trưởng tập sự cho các Đoàn. Từ đấy, phải có Dự Bị mới được theo học BR.
- 1947 – Gilwell mở Khóa ôn luyện cho các DCC của Liên Hiệp Anh. Đây là bước đầu cho quan niệm cần mở Khóa Huấn luyện Trưởng Huấn luyện.
- 1957 – Gilwell đặt ra chương trình Khóa Huấn luyện Training the Team Course (Formation de l`Equipe).
- 1961 – Hội nghị Thế giới về Huấn luyện lần thứ ba tại Lisbonne đề nghị tổ chức Khóa Huấn luyện Bằng Rừng cho cấp Ủy Viên Liên Đoàn Trưởng. Khuyến cáo các Hội HĐ Quốc gia bổ nhiệm Ủy Viên Huấn luyện Quốc gia (Commissaire National à la Formation) hay Trại Trưởng Quốc gia để liên hệ với Ủy Ban Huấn luyện Thế giới, lo vấn đề đào tạo Trưởng cho HĐ của quốc gia mình.
- 1969 tại Helsinki, Hội nghị Hướng Đạo Thế giới (lần thứ 22) trao quyền cho Ban Huấn luyện Quốc gia được mở các Khóa huấn luyện Trưởng Huấn luyện “National Trainer Course” (Cours National pour Formateurs) với sự cố vấn của Ủy Ban Huấn luyện Vùng, để đào tạo HLV (Trainer) và ADCC cho quốc gia mình. Ủy Ban HL của Văn phòng HĐTG chỉ còn giữ nhiệm vụ mở các Khóa Huấn luyện Trưởng Huấn luyện Quốc tế “International Training the Team Course” (Stage International de Formation d`Equipe) để đào tạo các DCC mà thôi; các khóa này do đích thân Trại Trưởng Gilwell (Camp Chief) điều khiển.
- 1977 tại Montréal, Hội nghị HĐTG (lần thứ 26) trao nốt cho Ban huấn luyện Quốc gia nhiệm vụ mở trại ITTC, Ủy Ban Huấn luyện của VPHĐTG và của Vùng chỉ còn đặc trách mở các Hội nghị Huấn luyện (Séminaires de Formation) mà thôi.
II. QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA BAN HUẤN LUYỆN CÁC CẤP:
A. TỔ CHỨC: được phân quyền như sau:
Quốc tế:
Ban đầu do Trại Trưởng Gilwell, về sau do Ủy Ban Huấn luyện của VPHĐTG.
Khởi thủy Trại Trưởng Gilwell có nhiệm vụ đào tạo Trưởng cho HĐ Anh Quốc, về sau các Hội HĐ Quốc gia khác cũng xin gửi người theo học do đó trở thành trung tâm Huấn luyện BR cho cả thế giới. Sau này, các Hội HĐQG có đủ DCC, tự mở trại BR cho trong nước, Trại Trưởng Gilwell chỉ còn giữ nhiệm vụ điều hành các Khóa ITTC do VPHĐTG tổ chức. Đến 1977, các Khóa ITTC cũng được giao nốt cho Ban Huấn luyện Quốc gia, Trại trường Gilwell chỉ còn là nơi huấn luyện Trưởng của HĐ Anh Quốc, và được xem là “Thánh địa” của HĐ Thế giới, vì tất cả các Trưởng BR dù qua trại ở đâu, cũng mang khăn quàng của “Liên đoàn Đệ nhất Gilwell”, đó là khăn quàng màu xám ửng hồng đàng sau có đính một mảnh vải sọc Tô Cách Lan hình chữ nhật để nhớ đến ông Maclaren, UVHĐ Tô Cách Lan, người đã biếu tiền cho HĐ Anh Quốc để mua Gilwell Park.
Quốc gia:
Ban Huấn luyện Quốc gia lo tổ chức các Khóa Huấn luyện Bằng Rừng, NTC và ITTC.
Miền Huấn luyện:
Có nhiệm vụ tổ chức các Khóa Bạch Mã. Đôi khi được ủy nhiệm tổ chức Khóa Bằng Rừng với sự cộng tác của Toán HLQG.
Châu:
Có nhiệm vụ tổ chức các Khóa Huấn luyện Dự Bị Bằng Rừng.
Đạo:
Có nhiệm vụ tổ chức các Khóa Cơ Bản & Khóa Thông báo.
Ngoài ra Trưởng ngành Thiếu của Đạo có nhiệm vụ tổ chức Trại Huấn luyện Đội trưởng và các lớp chuyên môn vào dịp hè để cho các Thiếu sinh theo học và thi chuyên hiệu nhờ thế các HĐS trở nên tháo vát vì biết được nhiều nghề.
B. ĐIỀU HÀNH TỔNG QUÁT: Khóa Trưởng có nhiệm vụ điều hành Trại Huấn luyện được giao, vì vậy:
*Khóa Trưởng phải luôn có mặt tại trại.
*Khóa Trưởng toàn quyền mời HLV cộng tác, tìm người hợp ý để làm việc cho có tinh thần đồng đội. Vậy khi cử ai làm Khóa Trưởng, anh Trại Trưởng hay Trưởng Miền Huấn luyện chỉ có thể gợi ý với Khóa Trưởng về những người có khả năng để anh ấy chọn người cộng tác chứ đừng bảo nên mời người này mà không được mời người kia… xem có vẻ nặng tinh thần phe phái!
*Khóa Trưởng chịu trách nhiệm chất lượng của khóa học nên có quyền theo dõi nội dung các bài giảng.
*Khóa Trưởng phải có đủ điều kiện sau:
-Khóa HL Đội Trưởng: UV ngành Thiếu của Đạo hoặc 1 Trưởng Bằng Rừng.
-Khóa Cơ Bản: một ALT, tối thiểu là một Trainer.
-Khóa Dự Bị: một ALT.
-Khóa Bạch Mã: một LT hoặc một ALT có uy tín.
-Khóa Bằng Rừng: một LT.
-Khóa NTC: Trại Trưởng Quốc gia.
-Khóa ITTC: Trại Trưởng Quốc gia.
(2 khóa sau này có thể được UVHL Vùng làm cố vấn và yểm trợ tài liệu nếu cần).
C. THÀNH PHẦN CỦA BAN ĐIỀU HÀNH MỘT TRẠI HUẤN LUYỆN
* Ban giảng huấn: Gồm các LT, ALT, Trainers và các Giảng viên (chuyên viên). Ban giảng huấn giỏi là điều cần thiết, nhưng yếu tố quan trọng để trại thành công là sự hòa hợp giữa các HLV, làm việc theo tinh thần đồng đội. Mỗi Trưởng HL có một sở trường riêng. Khóa Trưởng phải biết cách “dụng nhân như dụng mộc”.
* Ban Quản lý và phục vụ: Cũng là yếu tố quyết định thành công của khóa học. “Có thực mới vực được đạo”, có đầy đủ dụng cụ cho trại sinh thực hành, có đủ trợ huấn cụ cho Trưởng HL thì mới đạt được kết quả mong muốn. nên có Ban Quản lý và phục vụ chuyên nghiệp (như ngày xưa ở Trại trường Bạch Mã có Trưởng Bạch Văn Quế) thì các Khóa Huấn luyện mới dễ thành công.
Tuy ở Trại đã lo cho khóa sinh ăn uống đầy đủ, nhưng cũng nên lập căn-tin để cung cấp nhu yếu phẩm và bữa ăn dặm ban đêm nếu họ cần.
* Ban bảo trợ: Để nhẹ phần đóng góp của các khóa sinh, để trang bị cho trại đầy đủ tiện nghi, Khóa Trưởng có thể khéo léo kêu gọi sự bảo trợ của các Đạo có khóa sinh theo học và các mạnh thường quân có cảm tình với HĐ để tăng ngân sách.
D. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CỦA MỘT TRẠI HUẤN LUYỆN
Khi được mời làm Khóa Trưởng của một Trại HL, ta phải làm những công việc sau đây:
1. Trước khi mở trại:
-Chọn địa điểm và định thời gian của khóa học.
-Định trại phí.
-Thông báo mở trại:
. Qua các nội san của Hội.
. Qua thông tư đến các Châu, Đạo.
-Tuyển chọn Ban điều hành Trại:
. Các Trưởng Huấn luyện (formateurs).
. Huấn luyện viên (moniteurs).
. Ban Quản lý và phục vụ (kể cả thư ký trại).
-Họp toán Huấn luyện, chia khóa giảng.
-Chuẩn bị ngân sách.
-Thông báo cho trại sinh:
. Thời khóa biểu.
. Chương trình khái quát của khóa học.
. Địa điểm trại.
. Trang bị cá nhân cần mang theo.
. Những điều cần xem trước.
. Dự án phải thực hiện trước khi nhập trại.
-Giúp các thành viên của toán điều hành chuẩn bị trợ huấn cụ.
-Đặt mua dụng cụ và thực phẩm.
-Sửa soạn đất trại.
-Chia khóa sinh thành Đội/Toán.
2. Trong thời gian trại:
-Giới thiệu mục đích của khóa học.
-Hướng dẫn khóa học, tạo điều kiện thuận lợi cho sự huấn luyện.
-Phối hợp toán điều hành bằng những buổi họp hàng đêm.
-Hướng dẫn một số giảng khóa.
-Ráp chương trình thích ứng với thời khóa biểu.
-Nâng đỡ các Trưởng HL và các trại sinh.
-Đảm bảo đầy đủ dụng cụ và tài liệu cho khóa giảng đúng lúc.
-Lượng giá sự tiến triển của khóa học.
3. Sau khóa trại:
-Cấp chứng chỉ cho khóa sinh.
-Cùng toán điều hành lượng giá khóa học.
-Nghiên cứu các phiếu góp ý của trại sinh.
-Gửi thư cám ơn các thành viên Ban điều hành và ân nhân của Trại.
-Báo cáo kết quả khóa học cho Miền HL và Trại Trưởng QG.
-Thông báo kết quả học tập của trại sinh cho các Ủy Viên liên hệ.
-Hoàn chỉnh hồ sơ của khóa học.
-Trả những dụng cụ đã mượn.
-Làm tường trình tài chính của khóa trại.
-Rút tỉa kinh nghiệm cho các khóa học sau.
***
Muốn Khóa Huấn luyện được thành công, ta phải làm đủ các bước trên, chẳng những làm một mình mà còn phải phối hợp với các Ủy Viên liên hệ từ UVHL đến các UV Châu và Đạo Trưởng. Một điều cần ghi nhớ là cần phải có thời gian để chuẩn bị vì “dục tốc bất đạt”! Thường cần có thời gian chuẩn bị là 3 tháng. Là Trưởng HL, chúng ta dạy kẻ khác làm việc phải có chương trình và kế hoạch đàng hoàng, vậy ta không thể tùy hứng rồi mở trại trong vòng vài ba tuần, dù gặp may mà thành công đi nữa thì cũng là một gương xấu trong phương thức làm việc. Sau đây là bản photocoppy của một lịch chuẩn bị Trại Huấn luyện mà các nước hay dùng xin trích dẫn để làm thí dụ:
Les problèmes les plus courants sont les suivants:
-Certaine formateurs ne suivant aucune formation pour eux-mèmes après leur nomination. Ils s’enfement dans la routine et ignorent les découverter récentes en matière d’éducation des adultes. Ils ne peuvent ou ne veulent changer de style.
-Certaine formateurs en postes depuis longtemps n’ont pas une expérience récente de Chef d’unité. Ils ont également parfois perdu le contact avec les jeunes d’aujourd’hui et cherchent maigré tout à former des chefs qui devront animer des unités modernes.
-Certaine formateurs nommés depuis longtemps ne travaillent plus et se refusent néanmoins à abandonner leur poste (ou plus particuilèrement leurs “bûchettes”). Pourtant ils ne sont plus disposés à consacrer le temps qu’il faudrait à la formation.
-Certaine formateurs, suite à un changement intervenu dans la structure de la branche ou dans le progamme des jeunes ont perdu toute crédibilité aux yeux de ceux qu’ils doivent former.
-Certaine formateurs considèrent l’insigne de leur fonction comme une récompense plutôt que comme le symbole de leur responsabilité et se considèrent Formateurs à vie. Trop souvent, être Formateur est considéré comme un statut, pas du tout comme un travail qu’il faut accomplir avec soin.
Tous ces problèmes aboutissent à des équipes de formation peu efficases, souvent plétoriques mais peu compétentes et sans énergie.