BÀI VIẾT MỚI NHẤT
KỸ NĂNG TỔNG HỢP
4 nguyên nhân gây đuối nước ở trẻ em và cách phòng chống (SSVN)
Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Mỗi năm, hàng ngàn trẻ em mất mạng vì tai nạn đuối nước, để lại nỗi đau khôn nguôi cho gia đình và cộng đồng.
Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích. Trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em, thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu với 3.500 trẻ em và vị thành niên từ 0-19 tuổi tử vong mỗi năm tương đương có khoảng 10 trẻ em tử vong mỗi ngày. Trong các nhóm tuổi, trẻ từ 0-4 tuổi chiếm tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất với khoảng 36%, nhóm tuổi 15-19 chỉ chiếm khoảng 16%; từ 5-9 tuổi chiếm 25%, nhóm 10-14 tuổi chiếm tỷ lệ gần tương đương với nhóm 5-9 tuổi (26%).
Các nguyên nhân gây ra đuối nước ở trẻ em phổ biến
Để bảo vệ và phòng chống đuối nước cho con em mình, chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đuối nước ở trẻ em:
1. Thiếu kiến thức và kỹ năng an toàn phòng chống đuối nước:
- Trẻ em chưa được giáo dục đầy đủ về nguy hiểm của nước, cách nhận biết các vùng nước nguy hiểm, kỹ năng bơi lội an toàn và sinh tồn khi gặp nguy hiểm.
- Trẻ em thường hiếu động, tò mò, thích khám phá, dễ bị cuốn hút bởi môi trường nước mà không lường trước được nguy hiểm.
- Trẻ thường bỏ qua sự an toàn của bản thân và không biết cách gọi sự trợ giúp từ người lớn khi thấy anh chị em, bạn bè bị đuối nước, do đó thường tìm cách cứu nạn nhân theo những cách thiếu an toàn, dẫn tới đuối nước theo nhóm.
2. Môi trường nước không an toàn:

Vùng nước không có rào chắn là một trong những nguyên nhân gây ra đuối nước ở trẻ em. Nguồn: Bộ Giáo Dục – Đào Tạo
- Ao, hồ, sông, suối, bể bơi, giếng,… không có rào chắn, biển báo cảnh báo nguy hiểm. Vật chứa nước như lu, chậu không có che chắn có thể khiến trẻ vô tình té vào. Đã có nhiều trường hợp trẻ nghịch nước dẫn đến té vào thau, chậu trong nhà trẻ hoặc tại gia đình gây ra đuối nước.
- Không có trang bị an toàn và cứu hộ tại các vùng nước như phao, áo phao, gậy cứu hộ, vật thể nổi, dây v.v. hoặc không biết cách sử dụng đúng cách các vật dụng này khi có sự cố xảy ra.
- Vùng nước sâu, đục, không thấy được chướng ngại vật phía dưới mặt nước. Đặc biệt, tại các bãi biển, hiện tượng dòng rút rất nguy hiểm nhưng khó phát hiện, do đặc điểm không có sóng, người đi bơi có thể chọn những nơi này để bơi lầm tưởng rằng nơi không có sóng là nơi an toàn.
3. Thiếu sự giám sát, kỹ năng phát hiện, cứu và đưa nạn nhân lên bờ của người lớn
- Trẻ em bị bỏ mặc, không được trông nom, giám sát khi ở gần các vùng nước như ao, hồ, sông, suối, bể bơi, giếng,… Rủi ro này tăng cao vào các thời điểm nghỉ hè khi trẻ em không được giám sát bởi nhà trường và gia đình. Ngoài ra, kể cả trong lúc trẻ em ở gần người lớn, nhiều trường hợp phụ huynh, giáo viên, không chú ý dù chỉ trong một thời gian ngắn trẻ cũng có thể gặp nhiều nguy hiểm. Nhiều trường hợp đã xảy ra như: trẻ té vào hồ cá, hồ thủy lợi trong vườn, trẻ té vào hồ cá tại quán cà phê khi bố mẹ không tập trung, nhân viên cứu hộ hồ bơi tập trung vào điện thoại nên không phát hiện ra học sinh bị đuối nước.
- Người lớn không biết cách nhận diện sớm dấu hiệu của đuối nước khiến cho việc đưa trẻ đuối nước lên bờ chậm trễ. Khi phát hiện ra trẻ bị đuối nước, người lớn không có kỹ năng bơi lội hoặc không biết cách đưa trẻ bị đuối nước lên bờ an toàn, gây nguy hiểm cho cả trẻ em và người cứu. Nhiều trường hợp, chính người cứu bị đuối nước theo trẻ.
4. Thiếu kỹ năng sơ cấp cứu:
Kiến thức vã kỹ năng sơ cấp cứu của người Việt Nam còn hạn chế dẫn tới nhiều trường hợp trẻ chưa tử vong nhưng do gia đình và những người xung quanh không sơ cứu hoặc sơ cứu sai cách khiến trẻ tử vong hoặc tình trạng trở nên nặng hơn trước khi được đưa tới bệnh viện. Các sai lầm thường gặp như sau:

Không dốc trẻ đuối nước rồi chạy.
- Tin vào các kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng để hỗ trợ người sơ cứu. Phổ biến nhất là vác người bị đuối nước trên vai và xốc nước ra. Việc này khó thực hiện, có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân, không hiệu quả và làm lãng phí ‘thời gian vàng’ của nạn nhân.
- Không biết cách thực hiện Hồi sinh tim phổi (CPR) hay còn gọi ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Hồi sinh tim phổi là cách sơ cứu hiệu quả, đã được các chuyên gia trên toàn cầu chứng minh giúp tăng khả năng sống sót của nạn nhân. Tuy nhiên, phần lớn người dân Việt Nam chưa được học và thực hành kỹ năng này dẫn tới việc lúng túng hoặc làm sai khi có sự cố xảy ra.
- Nhân thức chưa cao về tình trạng Đuối nước khô và nước còn ở trong phổi có thể khiến trẻ tử vong trong vòng 72 giờ sau khi đuối nước. Do đó khi trẻ đuối nước được đưa lên bờ còn tỉnh táo, người thân thường cho nghỉ ngơi thay vì đưa đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe và theo dõi.
Phòng chống đuối nước cho trẻ em
1. Sự phối hợp của người lớn người lớn
Trong các nguyên nhân gây tử vong của trẻ em, có rất nhiều nguyên nhân gây đuối nước ở trẻ em như kể trên nằm ngoài tầm quyền kiểm soát của trẻ em. Tuy nhiên, việc phòng chống đuối nước hiện nay rất tập trung vào trẻ em nhưng lại bỏ qua người lớn. Một số kỹ năng người lớn cần được học và thực hành bao gồm:

Đổ nước hoặc che chắn các vật dụng chứa nước để tránh trẻ em vô tình té vào. Nguồn: Bộ Giáo Dục – Đào Tạo
- Nâng cao cảnh giác để phát hiện các rủi ro có thể gây ra đuối nước cho trẻ em và có phương án phòng tránh tai nạn như:
- Đậy hoặc đổ hết nước các vật dụng chứa nước trong nhà như xô, chậu, lu v.v. khi không sử dụng đến.
- Gắn rào chắn, cửa chống trẻ em, bảng cảnh báo và trang bị các thiết bị an toàn và cứu hộ như áo phao, phao, dây, gậy v.v. tại hồ bơi, ao, hồ, phương tiện di chuyển đường thủy v.v.
- Giám sát trẻ liên tục khi trẻ bơi hoặc chơi gần các vùng nước nguy hiểm. Đảm bảo những người có trách nhiệm như nhân viên cứu hộ luôn quan sát và cảnh giác.
- Đậy hoặc đổ hết nước các vật dụng chứa nước trong nhà như xô, chậu, lu v.v. khi không sử dụng đến.

Tư thế của người đuối nước. Nguồn: GLSRP.ORG
- Phát hiện sớm dấu hiệu của đuối nước để có giải pháp can thiệp kịp thời. Một số đặc điểm của người đuối nước rất khó phát hiện đòi hỏi sự cảnh giác như:
- Đuối nước thường xảy ra rất nhanh chóng, nạn nhân có thể chìm xuống dưới mặt nước trong vòng khoảng 1 phút.
- Nạn nhân đuối nước thường vùng vẫy ở tư thế ‘leo thang’ dễ nhầm lẫn với đang đùa nghịch hoặc bơi
- Nạn nhân không thể kêu cứu do đang cố nín thở hoặc nước đi vào khí quản.
- Học và luyện tập kỹ năng cứu an toàn. Bao gồm:
- Dùng giọng nói tri hô, kêu gọi người trợ giúp, và hướng dẫn nạn nhân đổi về tư thế nằm ngửa và đạp chân.
- Ưu tiên đưa người đuối nước lên bờ bằng các phương pháp không yêu cầu phải xuống nước như: ném phao hoặc vật thể nổi, ném dây, dùng gậy v.v.
- Chỉ xuống nước khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bản thân đã bơi tốt và đã thực hành qua các phương pháp cứu hộ để tránh việc nạn nhân vùng vẫy, kéo người cứu theo xuống nước. Một số lưu ý bao gồm: không chạm tay trực tiếp vào nạn nhân mà sử dụng các vật thể trung gian để người cứu nắm 1 đầu và nạn nhân nắm đầu còn lại, tiếp cận từ phía sau nạn nhân, kéo tóc, áo hoặc gáy nạn nhân v.v.
- Học và luyện tập định kỳ kỹ năng sơ cấp cứu. Việc làm chủ Kỹ năng lăng nghiêng nạn nhân (Tư thế phục hồi) và Hồi sinh tim phổi (CPR) là rất quan trọng vì đã được chứng minh giúp nâng cao khả năng sống sót của nạn nhân đuối nước cũng như các sự cố sức khỏe khác liên quan đến ngưng tim, ngưng thở như hóc dị vật vào khí quản, ngưng tim đột ngột, đột quỵ, nhồi máu cơ tim v.v. Kỹ năng này cần được thực hành định kỳ trên mô hình và có giáo viên hướng dẫn để đảm bảo thao tác chính xác. Đồng thời đưa trẻ vào bệnh viện để theo dõi các dấu hiệu của Đuối nước khô và can thịp kịp thời.
Xin vui lòng xem hướng dẫn nhanh cách cứu và sơ cứu người đuối nước do Chuyên gia Tony Coffey trình bày tại video dưới:
2. Giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em
Bơi luôn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng để phòng tránh đuối nước ở trẻ em. Ngoài việc giúp trẻ em tự tin hơn tiếp xúc với nước và bình tĩnh hơn để thoát khỏi các tình huống nguy hiểm, bơi còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ em còn cần phải biết:

Trẻ em học phòng chống đuối nước tại Úc. Nguồn: Surf Life Saving Services
- Kiến thức an toàn phòng chống đuối nước cho trẻ em: Nên dạy trẻ về sự nguy hiểm của nước và đuối nước, cách nhận biết và tránh xa các vùng nước nguy hiểm, đảm bảo sự an toàn của bản thân trước khi tham gia cứu người khác bị đuối nước. Mặc áo phao khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy v.v. để phòng tránh đuối nước xảy ra với bản thân ngay từ đầu.
- Kiến thức và kỹ năng sinh tồn khi bị đuối nước: Đuối nước vẫn có thể xảy ra đối với người biết bơi giỏi và đã có những phương án phòng tránh. Việc học cách nổi như ngửa người và đạp chân, việc không bơi ngược lại dòng rút v.v. giúp trẻ sinh tồn lâu hơn và có khả năng được cứu tốt hơn.
- Kỹ năng cứu an toàn: tri hô, kêu gọi người trợ giúp, đảm bảo sự an toàn cho bản thân trước khi cứu nạn nhân, cứu bằng những phương pháp an toàn từ trên bờ, không xuống nước và chạm trực tiếp vào nạn nhân.
- Kỹ năng sơ cấp cứu: Làm chủ các kỹ năng như Tư thế phục hồi và Hồi sinh tim phổi.
Những hướng dẫn trên được tham khảo từ các tài liệu của Surf Life Saving Services* và Bộ Giáo Dục- Đào Tạo. Bạn có thể học các kỹ năng này tại Chương trình đào tạo Sơ cấp cứu chuẩn quốc tế của Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN tại: elearning.survivalskills.vn
*Surf Life Saving Services (SLSS) là tổ chức cứu hộ thủy nạn hàng đầu nước Úc với kinh nghiệm hơn 115 năm. Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN là đối tác độc quyền của SLSS tại Việt Nam.
Hãy cùng chung tay bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ đuối nước!
Nguồn: Survival Skills Vietnam
ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
CHƯƠNG TRÌNH ÔM CÂY SỐNG SÓT
A. LỊCH SỬ CHƯƠNG TRÌNH “Hug-a-Tree-and-Survive”
Vào một ngày Thứ Bảy tháng Hai năm 1981, ba anh em nhà Beveridge đã cùng nhau đi lên Núi Palomar, một ngọn núi cách khoảng 60 dặm về phía Đông Bắc của San Diego, California. Họ đi trên con đường mòn tự nhiên cách nửa dặm từ khu cắm trại, nơi cha mẹ của họ đang chuẩn bị cho bữa ăn trưa. Hai trong số các anh em tin rằng Jimmy Beveridge 9 tuổi đã chạy đua với họ để trở lại nơi cắm trại, nhưng em đã không trở lại.
Gia đình đã bỏ ra một giờ để tìm kiếm em nhưng không thấy, họ vội liên lạc với Sở Kiểm Lâm và Sở Cảnh Sát. Điều thường xảy ra trong tháng Hai ở miền Nam California là thời tiết thất thường, không thể đoán trước được. Ban ngày có thể trời nắng đẹp và ấm áp. Nhưng vào ban đêm thì những đám mây và sương mù bao phủ ngọn núi, làm cho nhiệt độ giảm xuống rất thấp.
Đến ngày Thứ Hai, trời đổ mưa gần như liên tục, mây và sương mù vẫn tiếp tục bao phủ đỉnh núi. Các máy bay trực thăng chỉ có thể bay khi những đám mây tan đi, là điều kiện cần cho một chuyến bay an toàn. Gió và mưa đã vô hiệu hóa mùi của Jimmy. Vì vậy các con chó đánh hơi đành phải bất lực. Hy vọng duy nhất là phải tổ chức một cuộc tìm kiếm quy mô có hệ thống trên toàn bộ khu vực, và cầu nguyện để để sớm nhận ra dù chỉ một dấu hiệu nhỏ của cậu bé.
Sáng ngày Thứ Ba, thời tiết đột nhiên thay đổi và mặt trời xuất hiện. Có khoảng 400 người tình nguyện tìm kiếm tại hiện trường, trong đó có hơn 200 lính Thủy quân lục chiến. Cuộc tìm kiếm được tổ chức lớn nhất trong lịch sử của San Diego County. Chiều hôm đó, người ta tìm thấy chiếc áo khoác và một chiếc giày của cậu bé. Nhờ đó mà hướng đi cuối cùng của cậu bé đã được xác định. Sáng ngày Thứ Tư, thi thể của Jimmy đã được tìm thấy, cuộn tròn bên cạnh một gốc cây trong một khe núi, khoảng hai dặm từ khu cắm trại. Em ấy đã chết vì hạ thân nhiệt.
Một nỗi đau buồn khôn xiết đã bao phủ lên gia đình cậu bé và những người tham gia cuộc tìm kiếm. Đó là một cảm giác đau đớn và thât vọng tột cùng, in sâu vào tâm khảm mỗi người trong nhiều tháng sau đó. Nỗi đau mà trong đó vì một cậu bé đã mất đi mạng sống, và vì một cảm giác sai lầm lớn đã xảy ra mà không có ai để đổ lỗi.
Nhiều người bị tác động mạnh bởi thảm kịch này và họ mong muốn tìm một phương cách nào đó để ngăn chặn nó xảy ra lần nữa. Thảm kịch gặm nhấm tâm hồn Ab Taylor, một lính tuần tra theo dấu vết nổi tiếng, và Tom Jacobs, một nhà văn kiêm nhiếp ảnh gia. Cả hai đều là thành viên trong đội tìm kiếm Jimmy. Đây là lần đầu tiên ông bị thất bại đau đớn trong suốt ba mươi mốt năm làm nghề theo dấu vết của Taylor, ông đã không thể tìm thấy một đứa trẻ bị mất tích mà còn sống. Sự đau khổ khiến ông phải hợp tác với Jacobs, Jackie Heet, và Dorothy Taylor trong việc thiết kế một một chương trình để dạy trẻ em ở lứa tuổi 5-12, các nguyên tắc rất cơ bản để có thể lưu trú an toàn ở nơi hoang dã. Nguồn gốc tên của chương trình được lấy từ thông điệp chính của nó: Nếu bạn bị thất lạc, phải ở lại – Hug-a-Tree (nghĩa là hãy Ôm một cây) – cho đến khi nhóm cứu hộ đến.
Trong những thập kỷ sau đó, các nhà khai sáng chương trình ban đầu cùng với một số người khác, bao gồm cả Lillian Taylor (vợ của Ab) cam kết – đào tạo hàng trăm tình nguyện viên để phổ biến chương trình. Tính đến thời điểm này, chương trình đã có được một mức độ thành công đáng kể tại Hoa Kỳ. Trong năm 1999, ý niệm của chương trình đã được du nhập sang Thụy Điển và chương trình bắt đầu được trình bày bởi các tình nguyện viên ở Thụy Điển. Vào năm 2001, phát triển sang Canada và đã được huấn luyện cho RCMP (Royal Canadian Mounted police – Kỵ cảnh Hoàng gia Canada). Và rồi đến một vụ bùng nổ về số lượng trẻ em được chương trình huấn luyện ở Bắc Mỹ khi Hướng đạo Hoa Kỳ đã đưa chương trình này vào huấn luyện cho Ngành Ấu.
Năm 2005, Ab Taylor tặng bản quyền chương trình Ôm cây Sống sót và các tài liệu cho Hiệp hội Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn (Nasar). Mục đích là để Nasar hiện đại hóa chương trình và tiếp tục phổ biến rộng rãi đến với trẻ em. Trong năm 2007, sau hai năm phát triển và áp dụng, người ta góp thời gian và tiền bạc quay một đoạn video mới, để phân phát và sử dụng trong dự án. Trong năm 2008, chương trình huấn luyện bằng video mới được thành lập, giúp cho họ biết cách làm thế nào để trình bày các chương trình, kèm theo nhiều tài liệu hỗ trợ mới được soạn và phát hành (ví dụ: cẩm nang, biểu ngữ, bản tin, tài liệu trình bày …).
Đó là tâm nguyện chân thành của những người đã đóng góp vào dự án này, để cho tất cả trẻ em sẽ có một ngày nào đó được tiếp xúc với các nguyên tắc cứu sinh của chương trình Ôm cây Sống sót.
B. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Sau đây là 7 nguyên tắc cơ bản của Chương trình “Ôm cây Sống sót” để giúp cứu mạng sống một con người:
- Báo cho người lớn. Em đi đâu? Khi nào? Với ai? Để làm gì? Khi nào thì về?
- “Ôm cây”. Ngay sau khi em nhận ra rằng mình bị lạc, có nghĩa là dừng lại và “ôm” một cái cây, không đi tiếp. Nếu em càng ở gần nơi mà em được nhìn thấy lần cuối, em càng có cơ hội sẽ được tìm thấy một cách nhanh chóng hơn. Càng đi thì bị lạc càng xa hơn và càng khó tìm hơn.
- Tạo ra một nơi trú ẩn. Thật dễ dàng nếu em mang theo một tấm bạt phù hợp với túi của đeo lưng – có thể đó là một túi nhựa lớn, một tấm chăn, bạt… Cắt hoặc xé một lỗ ở giữa để cho đầu của em vào như một poncho. (Tuy nhiên, hãy giữ cho khuôn mặt của em ló ra để em có thể thở)
- Tiết kiệm năng lượng cơ thể. Nếu thời tiết bắt đầu lạnh, hãy cuộn tròn như một con thú bị lạnh. Bảo tồn thân nhiệt và năng lượng cơ thể của em. Rúc trong bụi cây, hốc cây hoặc bất cứ thứ gì mà có thể bảo vệ em khỏi những luồng gió.
- Tự làm cho mình lớn lên – Để cho máy bay trực thăng có thể nhìn thấy em dễ dàng. Nếu có thể, em nên tìm một gốc cây trú ẩn gần nơi trống trải. Nếu phát hiện một chiếc máy bay đang tìm kiếm, thì ra chỗ trống vẩy tay hay nằm ngửa dang rộng tay chân ra trên mặt đất và khua tay lên xuống. Nếu có áo màu sáng hay sặc sỡ thì nên mặc bên ngoài.
- Tạo ra những tiếng động lớn – Ngoài ra, em phải luôn luôn mang theo một cái còi khi em sinh hoạt ngoài trời, để em có thể tạo ra tiếng kêu lớn, thu hút sự chú ý của lực lượng cứu hộ. Thổi còi, kêu lớn, gõ vào thân cây rỗng hoặc đập các tảng đá với nhau.
- Trả lời các tiếng gọi – Hãy nhớ rằng mọi người đang tìm kiếm em. Nếu em nghe tiếng mọi người gọi, đừng sợ hãi, hãy kêu lớn để trả lời họ. Họ đang làm hết sức mình để tìm kiếm. Và họ sẽ không từ bỏ cuộc tìm kiếm khi chưa tìm thấy em. Hãy trả lời cho họ, em sẽ được cứu.
C. ĐỀ PHÒNG BỊ LẠC
Luôn luôn ở lại với gia đình của các em. Không đi lang thang một mình. Lúc nào cũng mang theo một cái còi để báo hiệu hay kêu gọi sự giúp đỡ nếu bạn bị lạc. Thổi ba tiếng còi có nghĩa là “tình huống khẩn cấp! cần giúp đỡ”. Tiếng còi ở trong vùng hoang dã vang xa hơn tiếng kêu của các em, và cũng đỡ mệt và đỡ khan cổ hơn.
Trong cơn giông tố, tránh xa các đỉnh đồi và cây các cây đơn độc, vì có thể thu hút sét.
Các dặn dò khác khi bị lạc:
>>Hãy để lại dấu vết
Cho dù lên kế hoạch cẩn thận và có hướng dẫn rõ ràng để thực hiện theo các kế hoạch đề ra, thế nhưng đôi khi vẫn có một ai đó tách ra khỏi nhóm và bị lạc. Khi đi bộ đường dài hay băng rừng mà sợ bị thất lạc, các em cần phải biết cách lưu lại những dấu vết để cho mình có thể tìm đường quay lại hoặc những người tìm kiếm có thể theo đó mà lần ra chúng ta.
Để lại dấu vết dễ nhận thấy làm tín hiệu trên đường đi của các em như: vạt một nhát dao vào thân cây, bẻ gãy những cành cây, cột túm những bụi cỏ cao, sắp xếp đá hay cành cây theo một quy ước, cột vải vụn lên các cây nhỏ… Những dấu hiệu này phải dễ dàng phân biệt được với những dấu vết do thú vật hay thiên nhiên tạo ra. Ghi lại màu sắc quần áo của các em trên một mảnh giấy và để nó lại cùng với dấu vết của các em.
Nếu có một người nào đó bị tách ra khỏi nhóm một thời gian mà không thấy họ quay trở lại, chúng ta phải báo cho nhà chức trách và cung cấp cho họ các thông tin cần thiết cho việc tìm kiếm.
>>Hãy ở lại tại chỗ
Nếu các em nhận thấy mình đã bị lạc, ngồi xuống ở nột nơi trống trải dễ nhìn thấy và chờ đợi. Những người tìm kiếm sẽ tìm thấy em. Đừng cố gắng tìm đường quay trở lại, vì như vậy em có thể bị lạc xa hơn, làm cho những người tìm kiếm khó phát hiện ra em hơn.
Bởi: Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân
KỸ NĂNG SINH TỒN
4 nguyên nhân gây đuối nước ở trẻ em và cách phòng chống (SSVN)
Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Mỗi năm, hàng ngàn trẻ em mất mạng vì tai nạn đuối nước, để lại nỗi đau khôn nguôi cho gia đình và cộng đồng.
Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích. Trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em, thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu với 3.500 trẻ em và vị thành niên từ 0-19 tuổi tử vong mỗi năm tương đương có khoảng 10 trẻ em tử vong mỗi ngày. Trong các nhóm tuổi, trẻ từ 0-4 tuổi chiếm tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất với khoảng 36%, nhóm tuổi 15-19 chỉ chiếm khoảng 16%; từ 5-9 tuổi chiếm 25%, nhóm 10-14 tuổi chiếm tỷ lệ gần tương đương với nhóm 5-9 tuổi (26%).
Các nguyên nhân gây ra đuối nước ở trẻ em phổ biến
Để bảo vệ và phòng chống đuối nước cho con em mình, chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đuối nước ở trẻ em:
1. Thiếu kiến thức và kỹ năng an toàn phòng chống đuối nước:
- Trẻ em chưa được giáo dục đầy đủ về nguy hiểm của nước, cách nhận biết các vùng nước nguy hiểm, kỹ năng bơi lội an toàn và sinh tồn khi gặp nguy hiểm.
- Trẻ em thường hiếu động, tò mò, thích khám phá, dễ bị cuốn hút bởi môi trường nước mà không lường trước được nguy hiểm.
- Trẻ thường bỏ qua sự an toàn của bản thân và không biết cách gọi sự trợ giúp từ người lớn khi thấy anh chị em, bạn bè bị đuối nước, do đó thường tìm cách cứu nạn nhân theo những cách thiếu an toàn, dẫn tới đuối nước theo nhóm.
2. Môi trường nước không an toàn:

Vùng nước không có rào chắn là một trong những nguyên nhân gây ra đuối nước ở trẻ em. Nguồn: Bộ Giáo Dục – Đào Tạo
- Ao, hồ, sông, suối, bể bơi, giếng,… không có rào chắn, biển báo cảnh báo nguy hiểm. Vật chứa nước như lu, chậu không có che chắn có thể khiến trẻ vô tình té vào. Đã có nhiều trường hợp trẻ nghịch nước dẫn đến té vào thau, chậu trong nhà trẻ hoặc tại gia đình gây ra đuối nước.
- Không có trang bị an toàn và cứu hộ tại các vùng nước như phao, áo phao, gậy cứu hộ, vật thể nổi, dây v.v. hoặc không biết cách sử dụng đúng cách các vật dụng này khi có sự cố xảy ra.
- Vùng nước sâu, đục, không thấy được chướng ngại vật phía dưới mặt nước. Đặc biệt, tại các bãi biển, hiện tượng dòng rút rất nguy hiểm nhưng khó phát hiện, do đặc điểm không có sóng, người đi bơi có thể chọn những nơi này để bơi lầm tưởng rằng nơi không có sóng là nơi an toàn.
3. Thiếu sự giám sát, kỹ năng phát hiện, cứu và đưa nạn nhân lên bờ của người lớn
- Trẻ em bị bỏ mặc, không được trông nom, giám sát khi ở gần các vùng nước như ao, hồ, sông, suối, bể bơi, giếng,… Rủi ro này tăng cao vào các thời điểm nghỉ hè khi trẻ em không được giám sát bởi nhà trường và gia đình. Ngoài ra, kể cả trong lúc trẻ em ở gần người lớn, nhiều trường hợp phụ huynh, giáo viên, không chú ý dù chỉ trong một thời gian ngắn trẻ cũng có thể gặp nhiều nguy hiểm. Nhiều trường hợp đã xảy ra như: trẻ té vào hồ cá, hồ thủy lợi trong vườn, trẻ té vào hồ cá tại quán cà phê khi bố mẹ không tập trung, nhân viên cứu hộ hồ bơi tập trung vào điện thoại nên không phát hiện ra học sinh bị đuối nước.
- Người lớn không biết cách nhận diện sớm dấu hiệu của đuối nước khiến cho việc đưa trẻ đuối nước lên bờ chậm trễ. Khi phát hiện ra trẻ bị đuối nước, người lớn không có kỹ năng bơi lội hoặc không biết cách đưa trẻ bị đuối nước lên bờ an toàn, gây nguy hiểm cho cả trẻ em và người cứu. Nhiều trường hợp, chính người cứu bị đuối nước theo trẻ.
4. Thiếu kỹ năng sơ cấp cứu:
Kiến thức vã kỹ năng sơ cấp cứu của người Việt Nam còn hạn chế dẫn tới nhiều trường hợp trẻ chưa tử vong nhưng do gia đình và những người xung quanh không sơ cứu hoặc sơ cứu sai cách khiến trẻ tử vong hoặc tình trạng trở nên nặng hơn trước khi được đưa tới bệnh viện. Các sai lầm thường gặp như sau:

Không dốc trẻ đuối nước rồi chạy.
- Tin vào các kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng để hỗ trợ người sơ cứu. Phổ biến nhất là vác người bị đuối nước trên vai và xốc nước ra. Việc này khó thực hiện, có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân, không hiệu quả và làm lãng phí ‘thời gian vàng’ của nạn nhân.
- Không biết cách thực hiện Hồi sinh tim phổi (CPR) hay còn gọi ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Hồi sinh tim phổi là cách sơ cứu hiệu quả, đã được các chuyên gia trên toàn cầu chứng minh giúp tăng khả năng sống sót của nạn nhân. Tuy nhiên, phần lớn người dân Việt Nam chưa được học và thực hành kỹ năng này dẫn tới việc lúng túng hoặc làm sai khi có sự cố xảy ra.
- Nhân thức chưa cao về tình trạng Đuối nước khô và nước còn ở trong phổi có thể khiến trẻ tử vong trong vòng 72 giờ sau khi đuối nước. Do đó khi trẻ đuối nước được đưa lên bờ còn tỉnh táo, người thân thường cho nghỉ ngơi thay vì đưa đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe và theo dõi.
Phòng chống đuối nước cho trẻ em
1. Sự phối hợp của người lớn người lớn
Trong các nguyên nhân gây tử vong của trẻ em, có rất nhiều nguyên nhân gây đuối nước ở trẻ em như kể trên nằm ngoài tầm quyền kiểm soát của trẻ em. Tuy nhiên, việc phòng chống đuối nước hiện nay rất tập trung vào trẻ em nhưng lại bỏ qua người lớn. Một số kỹ năng người lớn cần được học và thực hành bao gồm:

Đổ nước hoặc che chắn các vật dụng chứa nước để tránh trẻ em vô tình té vào. Nguồn: Bộ Giáo Dục – Đào Tạo
- Nâng cao cảnh giác để phát hiện các rủi ro có thể gây ra đuối nước cho trẻ em và có phương án phòng tránh tai nạn như:
- Đậy hoặc đổ hết nước các vật dụng chứa nước trong nhà như xô, chậu, lu v.v. khi không sử dụng đến.
- Gắn rào chắn, cửa chống trẻ em, bảng cảnh báo và trang bị các thiết bị an toàn và cứu hộ như áo phao, phao, dây, gậy v.v. tại hồ bơi, ao, hồ, phương tiện di chuyển đường thủy v.v.
- Giám sát trẻ liên tục khi trẻ bơi hoặc chơi gần các vùng nước nguy hiểm. Đảm bảo những người có trách nhiệm như nhân viên cứu hộ luôn quan sát và cảnh giác.
- Đậy hoặc đổ hết nước các vật dụng chứa nước trong nhà như xô, chậu, lu v.v. khi không sử dụng đến.

Tư thế của người đuối nước. Nguồn: GLSRP.ORG
- Phát hiện sớm dấu hiệu của đuối nước để có giải pháp can thiệp kịp thời. Một số đặc điểm của người đuối nước rất khó phát hiện đòi hỏi sự cảnh giác như:
- Đuối nước thường xảy ra rất nhanh chóng, nạn nhân có thể chìm xuống dưới mặt nước trong vòng khoảng 1 phút.
- Nạn nhân đuối nước thường vùng vẫy ở tư thế ‘leo thang’ dễ nhầm lẫn với đang đùa nghịch hoặc bơi
- Nạn nhân không thể kêu cứu do đang cố nín thở hoặc nước đi vào khí quản.
- Học và luyện tập kỹ năng cứu an toàn. Bao gồm:
- Dùng giọng nói tri hô, kêu gọi người trợ giúp, và hướng dẫn nạn nhân đổi về tư thế nằm ngửa và đạp chân.
- Ưu tiên đưa người đuối nước lên bờ bằng các phương pháp không yêu cầu phải xuống nước như: ném phao hoặc vật thể nổi, ném dây, dùng gậy v.v.
- Chỉ xuống nước khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bản thân đã bơi tốt và đã thực hành qua các phương pháp cứu hộ để tránh việc nạn nhân vùng vẫy, kéo người cứu theo xuống nước. Một số lưu ý bao gồm: không chạm tay trực tiếp vào nạn nhân mà sử dụng các vật thể trung gian để người cứu nắm 1 đầu và nạn nhân nắm đầu còn lại, tiếp cận từ phía sau nạn nhân, kéo tóc, áo hoặc gáy nạn nhân v.v.
- Học và luyện tập định kỳ kỹ năng sơ cấp cứu. Việc làm chủ Kỹ năng lăng nghiêng nạn nhân (Tư thế phục hồi) và Hồi sinh tim phổi (CPR) là rất quan trọng vì đã được chứng minh giúp nâng cao khả năng sống sót của nạn nhân đuối nước cũng như các sự cố sức khỏe khác liên quan đến ngưng tim, ngưng thở như hóc dị vật vào khí quản, ngưng tim đột ngột, đột quỵ, nhồi máu cơ tim v.v. Kỹ năng này cần được thực hành định kỳ trên mô hình và có giáo viên hướng dẫn để đảm bảo thao tác chính xác. Đồng thời đưa trẻ vào bệnh viện để theo dõi các dấu hiệu của Đuối nước khô và can thịp kịp thời.
Xin vui lòng xem hướng dẫn nhanh cách cứu và sơ cứu người đuối nước do Chuyên gia Tony Coffey trình bày tại video dưới:
2. Giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em
Bơi luôn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng để phòng tránh đuối nước ở trẻ em. Ngoài việc giúp trẻ em tự tin hơn tiếp xúc với nước và bình tĩnh hơn để thoát khỏi các tình huống nguy hiểm, bơi còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ em còn cần phải biết:

Trẻ em học phòng chống đuối nước tại Úc. Nguồn: Surf Life Saving Services
- Kiến thức an toàn phòng chống đuối nước cho trẻ em: Nên dạy trẻ về sự nguy hiểm của nước và đuối nước, cách nhận biết và tránh xa các vùng nước nguy hiểm, đảm bảo sự an toàn của bản thân trước khi tham gia cứu người khác bị đuối nước. Mặc áo phao khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy v.v. để phòng tránh đuối nước xảy ra với bản thân ngay từ đầu.
- Kiến thức và kỹ năng sinh tồn khi bị đuối nước: Đuối nước vẫn có thể xảy ra đối với người biết bơi giỏi và đã có những phương án phòng tránh. Việc học cách nổi như ngửa người và đạp chân, việc không bơi ngược lại dòng rút v.v. giúp trẻ sinh tồn lâu hơn và có khả năng được cứu tốt hơn.
- Kỹ năng cứu an toàn: tri hô, kêu gọi người trợ giúp, đảm bảo sự an toàn cho bản thân trước khi cứu nạn nhân, cứu bằng những phương pháp an toàn từ trên bờ, không xuống nước và chạm trực tiếp vào nạn nhân.
- Kỹ năng sơ cấp cứu: Làm chủ các kỹ năng như Tư thế phục hồi và Hồi sinh tim phổi.
Những hướng dẫn trên được tham khảo từ các tài liệu của Surf Life Saving Services* và Bộ Giáo Dục- Đào Tạo. Bạn có thể học các kỹ năng này tại Chương trình đào tạo Sơ cấp cứu chuẩn quốc tế của Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN tại: elearning.survivalskills.vn
*Surf Life Saving Services (SLSS) là tổ chức cứu hộ thủy nạn hàng đầu nước Úc với kinh nghiệm hơn 115 năm. Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN là đối tác độc quyền của SLSS tại Việt Nam.
Hãy cùng chung tay bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ đuối nước!
Nguồn: Survival Skills Vietnam
Bài viết cũ hơn:
- Sống Sót Sau Một Vụ Đắm Tàu
- Rèn Luyện Trước Khi Vào Nơi Hoang Dã
- Sinh Tồn Trên Bè Cứu Sinh
- Giữ Gìn Sức Khoẻ Để Sinh Tồn Trên Biển
- Nhận Biết Kỳ Hiệu Hàng Hải
- Tìm Phương Hướng Bằng Thiên Văn
- Xác Định Phương Hướng Trên Biển
- CHƯƠNG TRÌNH ÔM CÂY SỐNG SÓT
- TÌM NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG MƯU SINH
- LỌC VÀ KHỬ TRÙNG NƯỚC NƠI HOANG DÃ
SỞ THÍCH
CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG CUNG TÊN
Cung tên là loại vũ khí tầm xa lâu đời và hiệu quả, khởi từ công cụ săn bắn mưu sinh, bảo vệ mùa màng, nương rẫy, bảo vệ cộng đồng trong những cuộc tranh chấp giữa các bộ lạc, thị tộc; sau trở thành vũ khí chiến đấu tự tồn và đáp ứng nhu cầu chiến tranh. Con người phát minh ra cung tên từ thời đồ đá và sử dụng trên khắp thế giới cho đến tận thế kỷ thứ 19 khi chúng bị thay thế bởi súng đạn. Cấu tạo cung tên rất đơn giản, gồm cánh cung, dây cung và mũi tên.
Có nhiều loại cung khác nhau như: Cung ngắn, cung trung bình, cung phức hợp (được chế tạo từ vài loại vật liệu trộn lại ) và cung dài (trường cung).
Nếu bạn bị rơi vào vùng hoang dã mà có thể tự chế tạo cho mình một cây cung và nhiều mũi tên, thì bạn có thể vừa tìm được thực phẩm vừa tự bảo vệ được bản thân mình (và những người khác).
Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn cho các bạn làm thế nào để tự chế tạo một cây cung và những mũi tên cho mục tiêu sinh tồn kể trên và thể thao.
Phần I: LÀM CÂY CUNG
1. Tìm cây, gỗ phù hợp
Tìm một đoạn cành hay thân gỗ khô (nhưng không được dòn, dẻo mềm, mục hoặc nứt) có độ đàn hồi tốt như gỗ sồi, gỗ chanh, gỗ tếch, quýt rừng, hồ đào, thủy tùng, cò ke, cau, trắc, bách, dâu, cây K’Sam… hoặc sừng động vật. Tốt nhất là các bạn tìm một đoạn tre già, hoặc luồng già (mọc trên 7 năm) để làm cánh cung. Tre và luồng già rất tốt, vì nó có đủ độ cứng, đàn hồi và linh hoạt.
Cánh cung thường có chiều dài khoảng một sải tay (1,6 -1,8 mét), nghĩa là tương đương với chiều cao của xạ thủ,…
Người ta còn làm những cánh cung phức hợp bằng cách ghép nhiều vật liệu với nhau như tre và gỗ, gỗ và sừng hay cả tre lẫn gỗ và sừng.
Nếu không có gỗ khô, chúng ta có thể miễn cưởng sử dụng gỗ tươi (gỗ cắt ra từ một cành cây hoặc cây non còn sống), nhưng cần tránh vì nó không đủ độ cứng tương tự như gỗ khô.
2. Xác định các đường cong tự nhiên của thanh gỗ
Mỗi đoạn gỗ đều có một đường cong tự nhiên, không có vấn đề nặng hay nhẹ như thế nào. Khi bạn làm cánh cung, đường cong này sẽ xác định nơi bạn đặt các tính năng chính của nó. Để tìm đường cong này, bạn đặt một đầu đoạn gỗ của bạn trên mặt đất, một tay giữ lỏng lẽo nó ở đầu kia. Bàn tay kia nhấn nhẹ vào giữa đoạn gỗ. Nó sẽ xoay phần bụng tự nhiên của nó đối mặt với bạn, đánh dấu phần bụng đó.
3. Xác định tay cầm và cánh cung
Tay cầm và cánh cung là những bộ phận cần thiết trong quá trình định hình một cây cung. Để xác định chỗ tay cầm, tính từ trung tâm của thanh gỗ ra mỗi bên 6 cm. Phía trên là cáng (cung) trên, và dưới là cánh (cung) dưới.
4. Tạo dáng cho cánh cung
Các bạn dùng dao vừa để đẻo. Chổ tay cầm thì để dày và chuốt cho tròn. Từ tay cầm gọt dần ra, càng xa tay cầm càng mỏng dần. Kiểm tra hai bên cánh cung thường xuyên để điều chỉnh độ dày cho đồng nhau. Thân của cánh cung nếu cắt ngang thì có hình bán nguyệt. Nếu bạn đẻo chuẩn, thì hai tay cầm là hai hình ảnh phản chiếu của nhau trong đường cong và cả đường kính.
5. Khấc khuyết hai đầu cánh để giữ dây cung
Dùng dao nhỏ để khấc khuyết ở hai bên vòng ra sau lưng cánh cung và hướng về xéo về tay cầm. Hãy nhớ rằng không cắt vào lưng của cánh cung, và cũng không cắt quá sâu dễ làm gãy đầu cung. Chỉ khấc đủ sâu để giữ dây cung chỗ. Nạo tròn các cạnh để không làm đứt dây cung.
6. Chọn dây cung
Dây dung rất quan trọng, vì sức mạnh của cây cung đến từ cánh cung chứ không phảu đến từ dây cung, vì vậy cần chọn những dây bền chắc, nhất là không có độ co giãn, để khi bắn không bị đứt. Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong vùng hoang dã thì khó mà tìm thấy một sợi dây phù hợp. Tuy nhiên nếu có thể, bạn nên học cách của người dân tộc dùng vỏ của cây đa hay cây gai (Cây gai hay rể thòng của cây đa tước ra lấy vỏ, đem ngâm lấy phần sợi trắng). Đem se những sợi đó lại với nhau làm dây cung hay dây nỏ. Nhưng nếu chỉ như vậy thì chưa tạo cho dây đủ độ săn cần thiết. Để dây săn và bền hơn người ta đem căng dây lên rồi dùng lá “thé” (là một loại cây dại mọc rất nhiều ở miền núi) hay nhựa trai, mỡ đông vật để vuốt dây. Vuốt nhiều lần để nhựa hay mỡ ngấm vào làm dây săn lại ngả màu đen sẫm là được
Một số dây có khả năng làm dây cung là:
- dây da sống
- dây thừng nylon nhỏ
- dây câu cá
- tơ tằm se lại
- sợi se bình thường
7. Buộc dây cung
Trước tiên bạn thắt nút “thòng lọng kép” vào một đầu dây, rồi tròng vào một đầu cánh cung và siết lại. Sau đó bạn để đầu cánh đã buộc dây xuống đất, một tay cầm đầu cánh kia, một tay cầm dây. Với sự hỗ trợ của đầu gối, bạn uốn cong cây cung và buộc dây vào đầu cánh còn lại bằng nút “kéo gỗ” hay “một vòng hai khóa”. Khoảng cách tiêu chuản của cây cung và dây cung là một nắm tay công với ngón cát (tương đương 15 cm). Như vậy là bạn đã hoàn thành xong phần cây cung.
Có cung rồi bây giờ các bạn chuyển sang phần làm các mũi tên.
Phần II: LÀM MŨI TÊN
Để bắn cho trúng đích, mang lại hiệu quả cao, các bạn cần có những mũi tên đạt những tiêu chuẩn:
- thẳng,
- cứng,
- đủ độ dài,
- nặng vừa phải.
Mũi tên được làm từ những cây cứng và thẳng, dài từ 65 – 75cm. Đầu chuốt nhọn và trui vào lửa cho thêm cứng. Để tăng thêm phần hiệu quả, người ta có thể gắn thêm ở đầu mũi tên những vật cứng và sắc nhọn bằng đồng, thép, sắt, xương, thuỷ tinh, mảnh đá, …
Có nhiều loại tên khác nhau như tên bắn thú nhỏ, tên bắn thú lớn (hay tên chiến đấu), tên tẩm độc …nhưng thường thì chúng ta chỉ làm một loại vì không thể tìm đủ nguyên vật liệu trong vùng hoang dã.
1/ Chọn nguyên liệu
Hiện nay, người ta sản xuất tên bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như nhôm, kẽm, sợi carbon, nhựa tổng hợp … nhưng chúng ta không nói đến loại này. Các mũi tên tự chế của chúng ta nên được làm từ tre, hóp, lồ ô, luồng, lành hanh, sống lá, gỗ …
2/ Vót tên và uốn thẳng
Nguyên liệu sau khi cặt về, chọn những đốt thẳng, có độ dài vừa phải ,chẻ thành những thanh nhỏ làm phôi tên. Tên thường có độ dài bằng khoảng phân nữa cánh cung. Vót tên cũng có những bí quyết đặc thù riêng tuỳ theo cách bắn của từng người mà có cách vót cho phù hợp. Tuy nhiên, đối với chúng ta thì chỉ cần vót cho thật tròn và to khoảng 6-8 mm là được. Sau khi vót thân tên xong, kiểm tra độ nhẵn, độ đồng đều của tên rồi đưa lên ngắm xem thân tên đã thẳng chưa. Nếu tên chưa thẳng thì vùi thân tên vào lớp tro nóng trong bếp, đợi một lát rồi rút nhanh ra uốn lại, khi nào thật thẳng thì thôi. Chỉnh thân tên xong thì vót nhọn đầu mũi tên. Không nên vót quá thuôn nhọn, vì dễ bị gãy mà nên vót nhọn hơi tù.
Để tăng thêm phần hiệu quả sát thương khi săn bắn, bạn có thể gắn thêm ở đầu mũi tên những vật cứng và sắc nhọn bằng đồng, thép, sắt, xương, thuỷ tinh, mảnh đá, … nhưng không bắt buộc.
3/ Cắt khe chuôi tên
Các bạn dùng dao hay lưỡi cưa để cắt một khe ở phía sau cuôi tên, sâu khoảng 5-6 mm. Độ rộng phù hợp với dây dung, sao cho khi cài dây cung là vừa khít nhưng hơi lỏng một tí.
4/ Gắn lông định hướng vào chuôi tên
Đường bay mũi tên có chuẩn xác hay không là do chúng ta gắp những phiến lông định hướng có thẳng hay không. Chuôi tên được cột bằng 3 phiến lông đuôi của các loại chim lớn. Lông này được xé bỏ bên phần nhỏ, cắt gọn và dùng dây nhỏ, chắc, để cột, ghép, làm sao cho khi bắn không bị vướng vào cánh cung hay bàn tay xạ thủ. ví dụ nếu khe chuôi tên song song với dây cung thì phiếng lông nằm ngoài, phải thẳng góc với dây cung. Còn 2 phiến kia thì nằn áp vào thân cung.
Người ta cũng có thể xếp chuôi tên bằng lá dừa, lá kè, lá buông, … nhưng những mũi tên này thường dùng cho nỏ hơn là cung. Bạn có thể gắn thêm những dải màu sáng, sặc sỡ cho dễ tìm kiếm để thu hồi.
Lưu ý:
- Những hướng dẫn trên đây chỉ là cách làm cung tên tạm thời để sinh tồn nơi hoang dã, không có đủ độ bền chắc.
- Cung và tên tạo thành một vũ khí chết người. Thận trọng khi sử dụng, và không bao giờ nhắm vào bất cứ điều gì bạn không có ý định bắn.
- Luôn luôn tuân thủ những “Quy tắc an toàn” khi tác xạ.
- Hết sức thận trọng khi làm việc với các công cụ sắc bén.
- Cung và tên không phải là loại dễ dàng để sử dụng có hiệu quả. Nếu bạn thấy mình rơi vào tình huống cần phải săn bắn để tồn tại mà tay nghề của bạn chưa cao, tốt nhất là bạn làm những dàn bẫy. Việc này giúp bạn dễ có thức ăn hơn là đi săn với “tay nghề” của bạn.
- Giữ cây cung và tên ra khỏi tầm với của trẻ nhỏ.
Phần III LUYỆN TẬP BẮN CUNG
Như chúng ta đã biết, bắn cung là cả một nghệ thuật. Các bạn muốt phát một mũi tên bay đúng vào hồng tâm thì cần phải khổ luyện. Các bạn phải tập làm sao cho đến khi cảm thấy cánh cung chỉ là một cánh tay nối dài của mình
10 BƯỚC ĐỂ THÀNH CÔNG
Thông thường, không cần hướng dẫn, ai cũng có thể tra tên vào dây cung để bắn. Nhưng nếu muốn thi đấu, các bạn cần phải luyện tập cho đúng bài bản. Sau đây là 10 bước cơ bản trong môn bắn cung.
Bước 1: Thế đứng
Xạ thủ đứng trong tư thế thư giãn và thoải mái, mỗi bàn chân đứng một bên của vạch bắn. Khoảng cách của hai bàn chân bằng chiều rộng của vai. Trọng lượng cơ thể phân bố đều trên hai chân. Tư thế này giúp cho cơ thể được thăng bằng và vững chải.
Sau mỗi lần bắn, vị trí cơ thể cần phải trở lại như cũ, không nên tay đổi chiều hướng cũng như trọng lượng phân bố
.
Để tránh dây cung cọ vào cánh tay khi bắn thì các bạn nên sử dụng thế đứng mở.
Một khi thấy thế đứng của mình vững vàng rồi thì mới bắt đầu tác xạ.
Nếu ở vạch bắn đã in sắn dấu chân của các thế đứng, các bạn nên sử dụng.
Bước 2: Tra tên vào dây cung
Mũi tên được tra vào bằng cách đặt khất của chuôi mũi tên vào dây cung. Hạ ngang cây cung xuống, mũi tên nằm trên cây cung, nơi có bộ khe nhắm đang đối diện với bạn và khất của chuôi mũi tên được gài chắc vào dây cung. Phiến lông thẳng góc với khất của chuôi tên phải nằm trên cánh cung.
Bước 3: Bàn tay cầm cánh cung và bàn tay kéo dây cung
Bàn tay cầm cung: Đặt bàn tay cầm cung vào tay nắm của cánh cung, đường tâm của cánh cung nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Những cơ bắp chính của ngón cái kẹp chặt cánh cung, bàn tay nắm cánh cung chắc chắn. Khi kéo cung, sức ép sẽ đè trực tiếp lên các cơ bắp của ngón cái và cổ tay, khi đó ngón cái và các ngón tay khác được được thư giãn.
Bàn tay kéo dây cung: Các bạn sử dụng ngón tay thứ nhì và thứ ba. Ngón trỏ nằm trên chuôi tên, ngón gữa và ngón áp út nằm phía dưới chuôi tên. Cong những ngón tay chung quanh dây cung và những lóng tay đầu của ba ngón tay liên kết quanh dây cung. Giữ một khoảng cách giữa ngón tay trỏ, ngó tay giữa và chuôi tên, như vậy những ngón tay không kẹp quá chặt chuôi tên. Giữ cho lưng bàn tay càng phẳng càng tốt. Ngón tay cái co vào trong lòng bàn tay. Khi kéo, áp lực của dây cung ép đều lên ba ngón tay.
Bước 4: Nâng cung
Đưa thẳng cánh tay cầm cung ra phía trước. bàn tay nắm chặt cánh cung, đồng thời nâng cánh tay kéo cung lên như hình minh hoạ ở trên. Vai trước thấp hơn vai sau (Vai không được cao hơn mũi tên đang kéo). Giữ cho cánh tay giương cung cao lên.
Bước 5: Kéo cung
Từ vị trí cánh cung phía trước, các bạn sử dụng lực của cơ bắp để kéo khuỷu tay của cánh tay cầm tên ngược ra phía sau một cách uyển chuyển cho đến khi bàn tay kéo chạm vào hàm. Không di chuyển vị trí của đầu và cơ thể. (Kéo dây cung về phía mặt của mình, nhưng không di chuyển mặt theo dây cung)
Lực đẩy của cánh tay cầm cung và lực kéo của cánh tay kéo dây cung bằng nhau sẽ giúp cho cơ thể thăng bằng.
Bước 6: Điểm tựa
Bàn tay kéo dây cung lui chạm vào quai hàm và dây cung chạm mặt. Đây là điều quan trọng, ngón tay trỏ phải chắc chắn được tựa vào cằm, ngón tay cái co vào trong lòng bàn tay. Đây là tư thế giúp cho chúng ta vững vàng khi nhắm bắn, không run tay hay chao đảo mũi tên. Tư thế này còn giúp cho chúng ta dễ dàng trong việc nhắm bắn
Bước 7: Nhắm bắn
Khi nâng cung để hướng về mục tiêu, áp lực sẽ đè lên các cơ sau của cánh tay cầm cầm cung, nếu để càng lâu thì cánh tay càng mỏi. Vì vậy các bạn cần lấy đường nhắm cho nhanh để tác xạ.
Đối với cung hiện đại (cung phức hợp). “Đường nhắm đúng” là một đường thẳng tưởng tượng từ dây cung qua lỗ nhắm hay khe nhắm đến mục tiêu.
Đối với cung thông thường. Đường nhắm đúng lá một đường thẳng tưởng tượng từ dây cung, cánh cung, và mục tiêu, trong khi dây cung ở trước mắt thì trông như mờ đi.
Khi cánh cung được giữ đúng vị trí thì dây cung và cạnh (mép) của cánh cung song song, nếu không như vậy tức là đường nhắm đã bị lệch.
Khi bạn nhắm bắn vào tâm của bia, thông thường thì những phát đầu, những mũi tên cứ cắm lòng vòng, khó mà trúng đích, vì vậy các bạn cần thực hiện lại những thao tác đúng như đã hướng dẫn thì việc nhắm bắn sẽ dễ dàng hơn.
Nếu cung có biểu xích (thước ngắm), hãy điều chỉnh cao thấp, trái phải … tùy theo tầm bay của mũi tên.
Bước 8: Buông tên – Bắn
Buông tên là bước quan trọng nhất trong chuỗi tác xạ. Nếu nó không được thực hiện một cách chính xác, thì tất cả các nỗ lực của chúng ta trong các bước trước đó coi như bỏ.
Để phát đúng mũi tên vào mục tiêu, các ngón tay giữ dây cung phải cho phép nó trượt khỏi các ngón tay. Tất cả ba ngón tay phải buông ra cùng một lúc. Điều này sẽ cho phép dây cung đang kéo từ các ngón tay có độ lệch tối thiểu.
Gồng cứng hay uốn vặn cơ các ngón tay sẽ làm cho lệch dây cung sang một bên và sẽ ảnh hưởng đến đường bay của mũi tên.
Bước 9: Dõi theo mũi tên
Sau khi buông dây cung cho tên bay đi, các bạn duy trì vị trí của cánh tay ở tư thế bắn và nhìn theo cho đến khi mũi tên chạm vào mục tiêu. Như vậy bạn sẽ thấy mũi tên bay như thế nào, lên cao, xuống thấp, sang phải, qua trái … để rút kinh nghiệm trong những lần bắn sắp tới.
Các vị trí của đầu và cơ thể nên giữ ổn định, trong khi tay kéo di chuyển ngược ra phía sau khi buông tên.
Điều quan trọng là không để cho cánh tay cầm cung chúi xuống sau khi buông tên, vì điều này có thể làm cho một số mũi tên bay xuống thấp đến mục tiêu. Đồng thời ngẩn đầu để phán đoán xem mũi tên sẽ cắm vào đâu.
Bước 10: Thư giãn
Sau mỗi lần bắn, các bạn cần phải thư giãn, để cho các cơ bắp phục hồi. Chỉ cần khoảng 20 đến 30 giây là đủ thời gian cho các cơ bắp nạp lại năng lượng, sẵn sàng cho những phát bắn tiếp theo. Nếu không đủ thời gian để cho cơ bắp thư giãn ở giữa hai lần bắn, thì sau đó các cơ sẽ nhanh chóng bị giãn và thậm chí có thể gây ra đau. Khi cơ bắp đã mệt mỏi thì sẽ không thể thực hiện các thao tác một cách nhất quán.
Trong khi để cho cơ thể được thư giãn, thì cũng là lúc các bạn để tâm xem xét các mũi tên đã bắn trước đó và kết quả của nó, kiểm tra để cải thiện có thể có thể .
Vì vậy, trong nghệ thuật bắn cung, người ta có nói: Tâm trí có kiểm soát được các cơ bắp, thì khi phát tên, mũi tên mới chính xác. Do đó, “10 bước để thành công” như là một bản danh sách để các bạn kiểm tra và đánh dấu cho từng bước. Nếu một bước trong trình tự không được kiểm tra và hoàn thành, thì sau đó trình tự phải đượckhởi động lại. Đây là phương pháp cần thiết áp dụng trong thực tế để cải thiện hiệu suất.
QUY TẮC AN TOÀN KHI BẮN CUNG
Bắn cung là một bộ môn thể thao an toàn và thú vị, tuy nhiên chúng ta cũng cần biết những quy tắc để phòng ngừa những tai nạn có thể xảy ra trước, trong, và sau khi tác xạ.
Những quy tắc đó là:
- Xạ thủ chỉ được sử dụng cung tên khi có đủ sức khỏe và hiểu biết các quy tắc an toàn.
- Không bao giờ được tra tên vào cung trừ khi đang đứng ở vạch bắn và có lệnh cho bắn.
- Khi cung đã được tra tên rồi thì đầu mũi tên luôn hướng về mục tiêu (bia). Cấm không được hướng về người khác, vì có thể gây ra thương tích nếu sơ ý sẩy tay.
- Không được bắn chỉ thiên (bắn vu vơ lên trời) vì chúng ta không thể tiên đoán được điểm rơi của mũi tên, vì thế có thể gây tai nạn
- Không bao giờ được bắn vào bất cứ một vật gì, ngoại trừ bia.
- Không bao giờ bắn cung mà không có tên, vì dễ làm gãy cung, đứt dây.
- Cung tên và các thiết bị phải được đặc đùng chỗ và hợp lý, nhất là những tấm bia phải được sắp xếp về một hướng, để không một ai có thể bị thương tích do những mũi tên bay lạc.
- Không được sử dụng những mũi tên cong, hư, nứt, mất chuôi.
- Không một ai được đứng phía trước vạch bắn khi xạ thủ đang bắn.
- Trong khi xạ thủ đang bắn thì những người khác quan sát chung quanh và cảnh báo ngay nếu có sự nguy hiểm bất ngờ.
- Những nơi thường tồn tại những nguy hiểm, khi thấy an toàn, phải bắn liền, không được chần chờ.
- Nếu cảm thấy có bất kỳ một sự nguy hiểm nào thì không nên bắn.
- Khi những người khác đi thu lượm những mũi tên thì phải có ít nhất một người đứng trước bia, không cho bất kỳ ai được bắn.
- Khi một học viên bắn xong những mũi tên của họ thì bước lùi ra sau vạch bắn, để huấn luyện viên thấy rõ ràng là anh đã bắn xong.
- Phải có một khoảng càch rõ ràng từ bia này đến bia klhác.
- Chỉ được đi tới bia để coi kết quả và thu hồi tên khi mọi người đã bắn xong và huấn luyện viên ra lệnh tiến lên.
- Nếu một mũi tên hay một thiết bị nào rơi phía trước vạch bắn trong khi đang bắn thì nó chỉ được nhặt lên sau khi mọi người đã bắn xong.
- Khi thôi bắn, cầm ngang cánh cung hướng xuống đất.
- Phải xem xét xạ trường để chắc chắn rằng đường bay của mũi tên không có bất kỳ một vật cản nào có thể làm bạt mũi tên, gây nguy hiểm.
- Luôn luôn đi bộ lên bia để thu hồi những mũi tên, không nên chạy vì bạn có thể vô tình dẫm phải những mũi tên rơi.
- Nên sử dụng đúng dây cung cho từng loại cung. Điều này sẽ giảm bớt sự thiệt hại tới cây cung cũng như gây thương tích cho xạ thủ.
- Kiểm tra cung cẩn thận trước khi bắn, nếu nghi ngờ bị nứt nẻ hay chớm gãy thì phải loại bỏ.
- Không ai được đứng phía sau lưng người đang rút tên ra từ bia, vì khi rút mạnh, mũi tên bật ra thình lình, có thể chuôi tên sẽ đâm trúng ai đó.
- Tất cả mọi xạ thủ phải cùng nhau tìm kiếm thu hồi những mục tiêu bắn trật bia và bay mất
- Bảo quản các mũi tên, luôn cắm vào ông đựng tên, không phóng ném bừa bãi.
- Không được chạy khi đang mang những mũi tên bên người.
- Khi quay lại vạch bắn, phải kiểm tra kỹ để không có một ai còn ở phía sau bia hay trong xạ trường trước khi ra lệnh tiếp tục.
- Nếu có người hay súc vật (như chó chẳng hạn) bước vào khu vực trong khi xạ thủ đang bắn, hãy cảnh báo bằng tiếng còi hay la lớn, xa thủ phải ngừng lại ngay, cho dù đang gương căng dây cung. Hạ đầu tên xuống đất và chờ cho đến khi trống trải.
- Huấn luyện viên không chỉ quan sát xạ thủ mà phải bao quát toàn bộ xạ trường và thấy rõ mọi người.
- Nên cắt cử một gười làm “Giám sát viên xạ trường”, có nhiệm vụ giám sát và thực hiện những quy tắc an toàn trong những cuộc bắn cung. Nếu ai không tuân thủ thì buộc họ rời khỏi xạ trường.
Bởi: Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân
Bài viết cũ hơn:
TẠO TÁC TIỀN PHONG
Làm Cầu Treo
Như chúng ta đã biết,và hẳn không ít người trong mỗi chúng ta đã một hoặc vài lần được đi qua các cây cầu được treo bằng cáp, có thể là những cây cầu cáp treo hiện đại hoặc chỉ là những cây cầu cáp treo đơn giản..Nhưng có thể cũng ít ai để ý rằng chúng được làm như thế nào.(demo)
Bài viết cũ hơn:
MẸO VẶT CUỘC SỐNG
Khi Bị Ong Đốt(demo)
Khi bị ong đốt, nếu ở tay chân nặn nọc ong ra, sau đó lấy củ hành hoặc tỏi cắt đôi và chà xát vào chỗ bị ong đốt. Nếu bị ong đốt trên đầu, đâm củ hành hoăc tỏi ra cho nhuyễn rồi chà xát lên hay đắp lên chỗ ong chích.