Chương Trình Sinh Hoạt

NGÀNH ẤU (7-10 tuổi)

1. Giới Thiệu

Trong những lần các thiếu sinh sinh hoạt, Baden Powell (BP) nhận thấy có các em nhỏ đi theo anh mình, và các em tỏ ra thích thú các trò chơi trong sinh hoạt hướng đạo. Năm 1916, BP đã thành lập thêm một ngành dành cho các em nhỏ từ 7 đến 10 tuổi, gọi là ngành Ấu.

Ấu sinh nam được gọi là Sói con, bởi các em sinh hoạt theo Câu Chuyện Rừng Xanh (The Jungle Book) của Rudyard Kipling, kể về đời sống cậu bé Mowgli với một bầy sói có tổ chức, được dẫn dắt bởi một sói già cô độc Akela, có sự giúp sức của một số nhân vật rừng giàu kinh nghiệm.

Trong Ngành Ấu, các em chưa phải là hướng đạo sinh . Các em chỉ là những chú “Sói Con” đang tập tễnh đời sống của một hướng đạo sinh. Sói con chưa phải biết Luật và Lời Hứa Hướng Ðạo. Nhưng Sói con có Luật Rừng, có Cách Ngôn Rừng và Lời hứa Sói con. Những điều này giúp các em rèn luyện thành những bé ngoan trong gia đình và ngoài xã hội. Điều căn bản nhất, đời sống Sói con sẽ chuẩn bị hành trang để các em đi vào nếp sống của một hướng đạo sinh.

Tổ chức một Ấu đoàn, được goi là Bầy Sói, được dựa theo tổ chức của bầy sói Seeonee trong Câu Chuyện Rừng Xanh.

Cậu bé Mowgli được bầy sói cưu mang, chăm sóc. Hổ Shere Khan câu kết với bầy khỉ vô trật tự Bandar – Log tìm mọi cách hãm hại Mowgli, hòng ngăn chặn cậu bé Mowgli gia nhập bầy sói. Nhưng mọi âm mưu xấu của hổ Shere Khan và bầy khỉ Bandar – Log đều bị bẻ gãy, để cuối cùng Mowgli vẫn được Sói già cô độc Akela (bầy trưởng) và bầy sói chính thức làm lễ nhập bầy cho Mowgli vào một đêm trăng sáng, bên Tảng Đá Hội Đồng. Từ khi được nhập bầy, Mowgli được bầy hướng dẫn nhiều kỹ năng để thích nghi với cuộc sống bầy, và được cùng bầy đi săn. Những khi săn được mồi, bầy sói cùng mang về và nhờ Akela chia đều cho các sói.

Ngoài bầy trưởng Akela, trong rừng xanh còn có Gấu Baloo, Báo Bagheera, Chim Chil, Trăn Kaa, Voi Hathi… Vì cảm kích lối sống trật tự của bầy sói, nên những “nhân vật Rừng” này tình nguyện giúp đỡ bầy: Gấu Baloo dạy luật lệ rừng xanh; Báo Bagheera chỉ cách đi săn; Chim Chil dạy hát; Trăn Kaa dạy múa; Và Voi già Hathi có cả một kho tàng cổ tích cho bầy sói.

Một bầy sói được chia thành đàn theo màu lông của sói: Trắng, Xám, Nâu, Đen. Mỗi đàn có hang riêng để ở và sinh hoạt theo nếp sống bầy. Mowgli mỗi ngày một lớn dần… Cũng vào một đêm trăng sáng, bên Tảng Đá Hội Đồng năm xưa, bầy sói bàn với nhau đã tới lúc Mowgli cần một cuộc sống với anh em đồng loại. Bầy quyết định trả Mowgli về với loài người. Mowgli từ giã bầy sói thương yêu trở lại làng xưa, và hứa sẽ trở lại thăm bầy cùng hang sói, nơi Mowgli được bầy sói nuôi nấng từ thuở lọt lòng

Sói con sinh hoạt thường tập họp theo vòng tròn.

Huy hiệu đầu sói:

as1

.

Đồng phục của Sói con được gọi là bộ lông sói.

Bộ lông sói Loại A:

Ấu sinh nam Ấu sinh nữ
Nón

 

Mũ lưỡi trai màu xanh dương đậm,chia 6 múi hình quả dưa, đường chỉ màu vàng. Mũ lưỡi trai màu xanh dương đậm,chia 6 múi hình quả dưa, đường chỉ màu vàng.
Áo

 

Áo sơ mi màu xanh da trời, cổ bẻ, có cầu vai, tay ngắn. Hai túi trước ngực có nắp nhọn, đáy túi nhọn và có sống giữa; khi mặc phải bỏ áo trong quần.

Có mang cấp hiệu trên băng cầu vai

Áo sơ mi màu xanh da trời, cổ bẻ, có cầu vai, tay ngắn. Hai túi trước ngực có nắp nhọn, đáy túi nhọn và có sống giữa.; khi mặc phải bỏ áo trong quần.

Có mang cấp hiệu trên băng cầu vai

Quần

 

Ngắn ngang gối, màu xanh đen, có hai túi bên. Váy ngắn hai ống, dưới đầu gối  màu xanh đen
Giày

 

Giày vải màu đen hoặc xanh dƣơng đậm. Vớ (bít-tất) ngắn màu xanh dương đậm. Giày vải màu đen hoặc xanh dƣơng đậm. Vớ (bít-tất) ngắn màu xanh dương đậm.

as2

Ngoài ra trên áo và nón có mang huy hiệu ấu đoàn, huy hiệu liên đoàn, huy hiệu Đạo, đẳng hiệu, chuyên hiệu theo tập tục chung tại Việt Nam, mô tả trong các Sổ tay dành cho hướng đạo sinh.

Bộ lông sói Loại B có giày và quần hay váy giống như loại A, trong khi chấp nhận có áo thun và nón lưỡi trai đồng nhất và phải có biểu trưng Hướng đạo.

Bộ lông sói Loại C là trang phục tự do trong đó hướng đạo sinh có mang khăn quàng, và huy hiệu trại nếu có.

Đồng phục của huynh trưởng ngành ấu:

Đồng phục trưởng nam Đồng phục trưởng nữ
Nón

 

Mũ bê rê màu đen hoặc xanh đen Mũ bê rê màu đen hoặc xanh đen
Áo

 

Ngoài đồng phục chung, khi đi với Bầy; Trưởng nam có thể dùng áo sơ-mi màu xanh da trời, giống như áo Sói con Áo sơ-mi màu xanh da trời, có cầu vai, tay ngắn đến khuỷu hoặc tay dài, hai túi có nắp nhọn và sống giữa
Quần

 

Quần soọc màu xanh dương đậm, theo nghi thức chung Áo sơ-mi màu xanh da trời, có cầu vai, tay ngắn đến khuỷu hoặc tay dài, hai túi có nắp nhọn và sống giữa
Giày

 

Giày nâu hoặc đen. Vớ ngắn màu sậm Váy sọc màu xanh dương đậm, dài vừa quá đầu gối. Thắt lưng màu nâu hay đen, bản rộng 4 đến 6 cm

Lời Hứa Sói Con:

Em xin hứa gắng sức

  • Trung thành với tín ngưỡng tâm linh và tổ quốc em
  • Hiếu thảo với cha mẹ
  • Và tuân theo Luật Sói Con, và
  • Mỗi ngày làm vui lòng một người

Luật Rừng:

  • Sói con nghe lời Sói già -Sói con không nghe mình

Cách ngôn Rừng

  • Sói con nghĩ đến người khác trước,
  • Sói con mở mắt vểnh tai,
  • Sói con sạch sẽ,
  • Sói con thật thà,
  • Sói con vui vẻ.
Thứ Đàn  ausinh1
Đầu đàn  ausinh3
Đầu đàn nhất  ausinh2

Đầu sói của huy hiệu Màu lông đàn, thêu trên màu vàng nhạt, may vào vai áo bên trái. Huy hiệu có bốn màu theo thứ tự: trắng, xám, đen, nâu.

as3

Ngành Ấu Đạo Sài Gòn sử dụng Chương trình Đẳng thứ Ấu sinh của Hội Hướng Đạo Việt Nam trước đây.

Đẳng hiệu là những huy hiệu chỉ đẳng cấp Sói Con, tức là trình độ của Sói con đã được huấn luyện. Kết thúc giai đoạn Sơ Sinh, Sói con bắt đầu mang các đẳng hiệu dưới đây.

Giai đoạn Giò Non as4 Khăn quàng khi tuyên hứa gắn huy hiệu đầu sói phía sau, huy hiệu đầu sói gắn ở giữa túi áo bên trái và trên nón.
Sói Mở Mắt

(Sói hai sao)

 as5 <spanNhư giai đoạn Giò Non; đồng

phục được gắn thêm 2 sao sáu cánh bằng kim khí, đính trên mũ, hai bên huy hiệu Đầu sói.

Sói Nhảy Cao as6 Như giai đoạn Mở Mắt, đồng phục thêm huy hiệu Sói Nhảy Cao, chiều cao 4cm ngang 3cm, trên túi áo bên trái
Ấu sinh Việt Nam

 

as7 Như giai đoạn Nhảy Cao, đồng phục thêm huy hiệu Hoa bách hợp màu vàng trên nền màu xanh dương, thay cho huy hiệu Đầu sói.

Sau khi tuyên hứa, Sói con bắt đầu luyện tập chuyên môn để thi lấy chuyên hiệu.

Ngành Ấu Đạo Sài Gòn sử dụng hệ thống các chuyên hiệu Ấu sinh của Hội Hướng Đạo Việt Nam trước đây.

NGÀNH THIẾU (11-15 tuổi)

1. Giới Thiệunganhthieu

Ngành Thiếu là một chương trình dành cho nam thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 15 tham gia sinh hoạt trong các đoàn. Khi chấp nhận theo chương trình này thì các thiếu nữ trong cùng độ tuổi vẫn có thể sinh hoạt cùng chương trình.

Trong Đạo Sài Gòn, các thiếu đoàn được phép tổ chức cho các em sinh hoạt trong độ tuổi từ 11 đến 17 sao cho các đội sinh trong một đội không lệch nhau quá 4 tuổi. Đội các em 14-17 tuổi trong Thiếu đoàn gọi là đội Thiếu lớn. Mỗi thiếu đoàn được phép tổ chức tối đa một đội thiếu lớn, các đội còn lại trong độ tuổi 11-15. Đội thiếu lớn ngoài sinh hoạt như một đội trong đoàn, mỗi em còn có thể được giao đảm nhiệm một vai trò trong đoàn.

“Khám phá các vùng đất mới cùng nhóm những người bạn thân”

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Đặc điểm của sinh hoạt ngành Thiếu:

    • Các hoạt động chủ yếu ở ngoài trời.
    • Các em phát triển cơ bản tính cách, tinh thần công dân và rèn luyện kỹ năng tự lực, chủ yếu hướng tới phục vụ người khác.
    • Các chương trình và kế hoạch hoạt động của các em được người lớn hướng dẫn, giám sát thực hiện.
    • Các em bước đầu trải nghiệm cuộc sống ngoài trời thông qua hoạt động xuất du, cắm trại, phục vụ cộng đồng và những hoạt động tương tự.
    • Các em làm việc cùng nhau trong hệ thống hàng đội, quan đó các em có cơ hội rèn luyện tinh thần làm chủ và khả năng lãnh đạo.

thieu3

Đồng phục Loại A, lễ phục, cho thiếu sinh được mô tả như sau:

Thiếu sinh nam Thiếu sinh nữ
thieu4 thieu5
Nón

 

Bê-rê đen hay xanh đen

Đội nghiên về bên phải

Bê-rê đen hay xanh đen

Đội nghiên về bên phải

Áo

 

Sơ mi ngắn tay, màu khaki vàng, hai túi có nắp và sống giữa; khi mặc phải bỏ áo trong quần

Có mang cấp hiệu trên băng cầu vai

Sơ mi ngắn tay, màu xanh dương nhạt

hai túi có nắp và sống giữa; khi mặc phải bỏ áo trong váy quần

Có mang cấp hiệu trên băng cầu vai

Quần

 

Ngắn ngang gối, màu xanh đen, có hai túi sau và hai túi bên có nắp, dùng với thắt lưng sậm màu Váy ngắn hai ống, dưới đầu gối  màu xanh đen
Giày

 

Giày vải hay da, kiểu đi đường dài

Vớ cao, màu xanh rêu

Giày vải hay da, kiểu đi đường dài

Vớ vừa đến cao

Ngoài ra trên áo và nón có mang huy hiệu thiếu đoàn, huy hiệu liên đoàn, huy hiệu đạo, huy hiệu hoa bách hợp vải và kim khí, đẳng hiệu, chuyên hiệu theo tập tục chung tại Việt Nam, mô tả trong các Sổ tay dành cho hướng đạo sinh.

Đồng phục Loại B có giày và quần hay váy giống như loại A, trong khi chấp nhận có áo thun và nón lưỡi trai đồng nhất và phải có biểu trưng Hướng đạo

Đồng phục Loại C là trang phục tự do trong đó hướng đạo sinh có mang khăn quàng, và huy hiệu trại nếu có.

thieu6

Lời Hứathieu7

“Tôi xin lấy danh dự hứa cố gắng hết sức:

  • Làm tròn bổn phận với Tín ngưỡng Tâm linh và Quốc gia tôi
  • Giúp ích mọi người bất cứ lúc nào
  • Tuân theo Luật Hướng Đạo”

Luật Hướng Đạo

  1. Hướng đạo sinh trọng danh dự, ai cũng có thể tin lời nói của Hướng đạo sinh.
  2. Hướng đạo sinh trung thành với Tổ quốc, cha mẹ và người cộng sự.
  3. Hướng đạo sinh có bổn phận giúp ích mọi người.
  4. Hướng đạo sinh là bạn khắp mọi người, coi Hướng đạo sinh nào cũng như ruột thịt.
  5. Hướng đạo sinh lễ độ và liêm khiết.
  6. Hướng đạo sinh yêu thương sinh vật.
  7. Hướng đạo sinh vâng lời cha mẹ và huynh trưởng mà không biện bác.
  8. Hướng đạo sinh gặp khó khăn vẫn vui tươi.
  9. Hướng đạo sinh tằn tiện của mình và của người.
  10. Hướng đạo sinh trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm.

Đội Phó                                      thieu8

Đội Trưởng                               thieu9

Đội Trưởng Nhất                     thieu10

Thiếu Phó                                  thieu11

Thiếu Trưởng                           thieu12

Tân Sinh

HBH trên túi áo trái
Hạng II thieu14 trên tay áo trái
Hạng I thieu15 trên tay áo trái
Tiền Phong thieu16 trên tay áo trái
Nghĩa Sĩ thieu17 trên tay áo trái

Đạo Sài Gòn quyết định sử dụng một chương trình đẳng thứ chung cho các em trong độ tuổi 11-17 tuổi. Các em từ ngoài vào kha đoàn có ít thời gian hơn để hoàn thiện chương trình, vì thế mà kha sinh sẽ phải tiến nhanh nếu muốn đạt trình độ vượt mặt đàn em.

Đạo Sài Gòn cấp chuyên hiệu theo một hệ thống chung nhất cho các em trong độ tuổi 11-17, hay  cho hai ngành Thiếu và Kha. Các yêu cầu cụ thể đang trong quá trình hoàn thiện. Trước mắt, cố vấn chuyên hiệu được bổ nhiệm sẽ đưa ra các yêu cầu cho từng đối tượng dựa trên các yêu cầu của hệ thống chuyên hiệu ngành Thiếu và ngành Kha của Hội Hướng Đạo Việt Nam trước đây.

NHÓM I: THIÊN NHIÊN/CẮM TRẠI

camtrai nauan truyentin phuonghuong
CẮM  TRẠI NẤU ĂN TRUYỀN TIN PHƯƠNG HƯỚNG
lienlac thamhiem khaipha laido
LIÊN LẠC THÁM HIỂM KHAI PHÁ LÁI ĐÒ
vediado khoanvathoc
VẼ ĐỊA ĐỒ KHOÁNG VẬT HỌC
dongvathoc thucvathoc thienvan khituong
ĐỘNG VẬT HỌC THỰC VẬT HỌC THIÊN VĂN KHÍ TƯỢNG
timvet channuoi danhca lamruong
TÌM VẾT CHĂN NUÔI ĐÁNH CÁ LÀM RUỘNG
trongcay lamvuon
TRỒNG CÂY LÀM VƯỜN (còn nữa)

NHÓM II: THỂ DỤC/THÍCH ỨNG

boiloi xedap theduc vothuat
BƠI LỘI XE ĐẠP THỂ DỤC VÕ THUẬT
cauthu dienkinh kyma
CẦU THỦ ĐIỀN KINH KỴ MÃ (còn nữa)

NHÓM III: KHÉO TAY/HƯỚNG NGHIỆP

tapcong suutap dan moc
TẠP CÔNG SƯU TẬP ĐAN MỘC
thoson thomay camhoa thodien
THỢ SƠN THỢ MAY CẮM HOA THỢ ĐIỆN
mohinh tinhoc thoho thogiay
MÔ HÌNH TIN HỌC THỢ HỒ THỢ GIÀY
thoren thonguoi tho_may thoin
THỢ RÈN THỢ NGUỘI THỢ MÁY THỢ IN
hoahoc thoongnuoc thodongsach

HÓA HỌC

THỢ ỐNG NƯỚC THỢ ĐÓNG SÁCH

(còn nữa)

NHÓM IV: PHỤC VỤ

quantro thongdich thongdic danduong
QUẢN TRÒ THÔNG DỊCH CỨU THƯƠNG DẪN ĐƯỜNG
thuky cuuho cuuhoa
THƯ KÝ CỨU HỘ CỨU HỎA (còn nữa)

NHÓM V: VĂN HÓA/XÃ HỘI

nhiepanh cahat vietvan nangtuong
NHIẾP ẢNH CA HÁT VIẾT VĂN NẶN TƯỢNG
phatro aothuat amnhac hoihoa

PHA TRÒ

ẢO THUẬT ÂM NHẠC

HỘI HỌA

kichsy
KỊCH SĨ (còn nữa)

NGÀNH KHA (14-17 tuổi)

1. Giới Thiệu

Hướng Đạo Ngành Kha là một chương trình dành cho các em trong độ tuổi từ 14 đến 17. Trong Đạo Sài Gòn, chương trình ngành Kha là chương trình dựa căn bản trên chương trình hướng đạo cơ bản, tức Ngành Thiếu sơ khai, được làm giàu tính phiêu lưu mạo hiểm, giàu hoạt động trải nghiệm thực tế phù hợp sức vóc, tâm lý lứa tuổi sắp trưởng thành.

Kha sinh một phần từ Ngành Thiếu sang sẽ tiếp tục chương trình thăng tiến cá nhân và chơi trong một môi trường mới đặc trưng của Kha. Các bạn mới gia nhập sẽ bắt đầu chương trình thăng tiến đầy thử thách, vì trước hết các bạn ấy sẽ còn ít thời gian so với một thiếu sinh để đạt đến đẳng hiệu cao nhất trước khi tròn 17 tuổi.

Đặc điểm của chương trình Hướng Đạo Ngành Kha:

  • Hoạt động chủ yếu ở ngoài trời.
  • Phát triển sâu hơn về tính cách, tinh thần công dân và rèn luyện chuyên sâu những kỹ năng tự lực, phục vụ người khác.
  • Làm việc cùng nhau như một đội thông qua Hệ thống Hàng đội. Mỗi thành viên đều có cơ hội lãnh đạo.
  • Các chương trình và kế hoạch hoạt động của kha sinh được tự lên kế hoạch và tự thực hiện với sự hướng dẫn, giám sát của người lớn nhìn chung ít hơn Ngành Thiếu.
  • Thực sự trải nghiệm cuộc sống ngoài trời thông qua hoạt động, cắm trại, khai phá; trải nghiệm sở thích; hoạt động phục vụ cộng đồng, …

Huy Hiệu Kha:

kha2

Chữ “khả” nêu lên ý nghĩa kha là đàn anh của hướng đạo sinh ngành thiếu. Mọi hoạt động của kha sinh vì thế có tính chất mạnh mẽ hơn, thực tế hơn.

Đồng phục loại A cho Kha sinh

Nam Nữ
Nón

 

Bê-rê đen hay xanh đen

Đội nghiên về bên phải

Bê-rê đen hay xanh đen

Đội nghiên về bên phải

Áo

 

Sơ mi ngắn tay, màu khaki vàng hai túi có nắp và sống giữa; khi mặc phải bỏ áo trong quần.

Có mang cấp hiệu trên băng cầu vai

Sơ mi ngắn tay, màu màu khaki vàng hai túi có nắp và sống giữa; khi mặc phải bỏ áo trong váy quần.

Có mang cấp hiệu trên băng cầu vai

Quần

 

Quần khaki dài, màu vàng khaki. Váy ngắn hai ống dưới đầu gối,  màu khaki vàng.
kha3

Huynh trưởng

kha4

Nữ kha sinh

Ngoài ra trên áo và nón có mang huy hiệu kha đoàn, huy hiệu liên đoàn, huy hiệu Đạo, huy hiệu hoa bách hợp vải và kim khí, đẳng hiệu, chuyên hiệu theo tập tục chung tại Việt Nam, mô tả trong các Sổ tay dành cho hướng đạo sinh.

Ngành Kha dùng Lời Hứa, Luật Hướng Đạo và Tâm Nguyện Kha Sinh.

Lời Tâm Nguyện Kha Sinh:kha5

“Là Kha sinh Việt Nam, tôi tin rằng sức mạnh của nước Việt Nam nằm nơi niềm tin ở Tổ tiên và lòng can đảm của Dân tộc.Vì vậy, tôi luôn luôn trung kiên với Tổ quốc, hết lòng với Tín ngưỡng, Tôn giáo của mình và nêu cao danh dự của đời tôi. Tôi sẽ bảo vệ di sản của dân tộc và làm hết sức để bồi dưỡng di sản ấy.Tôi nhìn nhận nhân cách, giá trị con người và cư xử công bằng, thiện chí với người khác”

Tuần phó  kha6
Tuần  trưởng  kha7
Chánh tuần trưởng  kha8
Cầu vai Kha phó  kha9
Cầu vai Kha trưởng  kha10

Có ba đẳng hiệu đặc trưng của ngành kha là Thuần Kha, Tiền Phong và Nghĩa Sĩ. Trên đường thăng tiến cá nhân, các em vẫn qua các đẳng hiệu khác trước khi đạt đẳng hiệu kha.

Tân Sinh kha11 trên túi áo trái
Hạng II kha12 trên tay áo trái
Thuần Kha kha14 trên tay áo trái
Tiền Phong kha15 trên tay áo trái
Nghĩa Sĩ kha16 trên tay áo trái

Đạo Sài Gòn quyết định sử dụng một chương trình đẳng thứ chung cho các em trong độ tuổi 11-17 tuổi. Các em từ ngoài vào kha đoàn có ít thời gian hơn để hoàn thiện chương trình, vì thế mà kha sinh sẽ phải tiến nhanh nếu muốn đạt trình độ vượt mặt đàn em.

Đạo Sài Gòn cấp chuyên hiệu theo một hệ thống chung nhất cho các em trong độ tuổi 11-17, hay  cho hai ngành thiếu và kha. Các yêu cầu cụ thể đang trong quá trình hoàn thiện. Trước mắt, cố vấn chuyên hiệu được bổ nhiệm sẽ đưa ra các yêu cầu cho từng đối tượng dựa trên các yêu cầu của hệ thống chuyên hiệu ngành thiếu và ngành kha của Hội Hướng Đạo Việt Nam trước đây (HĐVN).

Nhóm Các chuyên hiệu
Nhóm I: Thiên nhiên/Cắm trại Tham khảo các chuyên hiệu từ nhóm Đời Sống Trại, Thiên Nhiên  và Thôn Dã (Thiếu HĐVN) hay Cắm Trại (Kha HĐVN)
Nhóm II: Thể dục/Thích ứng Tham khảo các chuyên hiệu từ nhóm Hoạt Động Thể Dục (Thiếu HĐVN) hay Thể Dục-Thích Ứng (Kha HĐVN)
Nhóm III: Khéo tay/Hướng nghiệp Tham khảo các chuyên hiệu từ nhóm Khéo Tay (Thiếu HĐVN) hay Hướng Nghiệp (Kha HĐVN)
Nhóm IV: Phục vụ Tham khảo các chuyên hiệu từ nhóm Phục Vụ (Thiếu HĐVN) hay Phục Vụ (Kha HĐVN)
Nhóm V: Văn Hóa/Xã Hội Tham khảo các chuyên hiệu từ nhóm Nghệ Thuật và Văn Hóa (Thiếu HĐVN) hay Xã Hội (Kha HĐVN)

NGÀNH TRÁNG (18-25 tuổi)

1. Lứa tuổi

Ngành Tráng chính thức ra đời khi Baden Powell xuất bản quyển Đường Thành Công (Rovering to Success) năm 1922.

Ngành Tráng dành cho thanh niên lứa tuổi 18 đến 25, đây là độ tuổi bản lề từ một thiếu niên bước lên trở thành một công dân thực thụ. Ngành Tráng gồm một số là hướng đạo sinh từ Ngành Kha, Ngành Thiếu sang, một số là thanh niên từ bên ngoài vào. Và một số đang là huynh trưởng trẻ tuổi đang sinh hoạt ở các ngành nhỏ tuổi hơn, muốn có cơ hội trải nghiệm sở nguyện cùng những người bạn cùng trang lứa, muốn có một môi trường tiếp tục rèn luyện để tinh tấn, sẽ tham gia Ngành Tráng.

(Người lớn trên 25 tuổi có cảm tình với Hướng Đạo và Đạo Sài Gòn có thể tham gia đơn vị Scout Active Support,
xin tìm hiểu thêm theo đường dẫn này: http://daosaigon.org/sas-dao-sai-gon-intro/)

rover-scoutĐó là hình ảnh một người Tráng Sĩ ngao du sơn thủy được mô tả trong quyển Đường Thành Công của Baden Powell. “Rovering” – nghĩa là ngao du đó đây – không phải chỉ đơn thuần là đi lang thang không chủ đích, mà là tìm cho mình con đường đầy hoa thơm cỏ lạ, hướng về mục tiêu xác định, nhận thức được các mối nguy tiềm tàng và sẵn sàng đương đầu các thử thách dọc đường. Như thế, người tráng sinh “tự chèo lấy thuyền mình” để tìm đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.

*****

“Thức dậy đi! Làm thứ gì đó đi! Các cậu chỉ có một ngày để sống, hãy cố gắng sống từng phút của đời mình” (Wake up! Get busy! You have only one life-day to live, so make the best of every minute of it) – Baden Powell.

Với những ai có mắt nhìn tai nghe, rừng tự nhiên vừa là một phòng thí nghiệm khoa học, vừa là một câu lạc bộ, và cũng vừa là một nhà nguyện. (For those who have eyes to see and ear to hear, the forest is at once a laboratory, a club and a temple) – Baden Powell

Trở thành tráng sinh là làm những gì? Đó là sự chân thành giúp ích người khác bất cứ lúc nào mà không mong đợi được trả ơn, đó là kính trọng người lớn tuổi, tôn trọng bạn bè và đặt biệt là hết lòng kính Chúa Trời (What does it mean to be rover scout? it’s all about the sincerity of helping others people at all the times without expecting anything in return and it’s all about respecting our elders, ours friends and most especially god)

Chơi trong một toán, đôi khi tự đi một mình, tráng sinh tự lên kế hoạch, tự lãnh đạo, tự triển khai. Thỉnh thoảng có người lớn hơn hỗ trợ nhưng ở mức độ cố vấn, chia sẽ kinh nghiệm, trợ ý tổ chức.

trang6Các nhóm hoạt động điển hình của tráng sinh:

  • Cắm trại và các hoạt động ngoài trời,
  • Du lịch tích cực và trải nghiệm đa văn hóa,
  • Phiêu lưu trong thiên nhiên hoang dã,
  • Thực hiện các dự án phát triển và phục vụ cộng đồng,
  • Đạt các chuyên hiệu, giải thưởng,
  • Hội nhập kinh tế và xã hội,
  •  Họp đoàn và tham gia các nghi lễ của Ngành Tráng…

trang8

 

Các bạn Tráng sinh trên khắp thế giới làm những gì? Hãy nghe lời kể từ các bạn:

  • Singapore: “Sang Mã Lai làm dự án cộng đồng để tạo một dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Việc gây quỹ đã khởi động. 3 tuần tiếp theo sẽ vất vả đây!”trang9
  • Áo: “Bundespfingsttresffer” một cơ hội cho các kha sinh và tráng sinh gặp gỡ và mặt và đối đầu trong một chương trình kéo dài 3 ngày. Phương pháp là Dự án và với phương pháp này chúng tôi lên kế hoạch cho các hoạt động trong sự kiện này”
  • Thụy sĩ: “PFF là một bữa tiệc ngoài trời cực lớn dành cho tráng sinh, nhiều tiết mục âm nhạc, trò chơi và nói chung rất vui”
  • Ý: Trao đổi văn hóa với các bạn trẻ từ Sarajevo và thảo luận đề tài phản đối chiến tranh.
  • Anh: Chúng tôi chơi các môn thể thao như leo núi, bóng chuyền và chèo thuyền. Các tráng sinh góp sức vào đội phục vụ để phụ giúp trại và các sự kiện của đạo. Chúng tôi tự tổ chức trại và có nhiều cơ hội làm dự án ở nước ngoài.

Phục vụ cộng đồng:

  • Úc, Mã Lai và Cai Cập: Tham gia giải thưởng “Scout of The World”.
  • Chi Lê: Chúng tôi làm rất nhiều hoạt động, chúng tôi giúp các hướng đạo sinh trong các cộng đồng khó khan. Chúng tôi luôn luôn sắp sẵn để phục phụ cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi.
  • Guatamela: “Tích cực tham gia phục vụ cồng đồng”.
  • Hồng Kông: “Tổ chức sự kiện hiến máu ở trung tâm Hồng Kông là một trong các dự án thú vị trong năm. Khẩu hiệu “Hiến máu, cứu người”.
  • Ấn Độ: Tráng sinh tình nguyện tham gia các dự án phục vụ như làm nhiệm vụ cứu hộ ở khu vực thiên tai và dạy giới trẻ các kỹ thuật tìm đường và các trò chơi mạo hiểm.
  • Kenya: Dự án phục vụ cộng đồng và làm việc thiện. Mở và huấn luyện cho các đơn vị hướng đạo hiểu biết về cách phòng tránh HIV/AIDS, nghiện ngập và lạm dụng trẻ em. Các hoạt động bảo tồn môi trường. Hoạt động giáo dục về cách giải quyết xung đột cá nhân và ngăn ngừa bệnh sốt rét.

Hoạt động kinh tế xã hội tích hợp:

  • Bỉ: “Chúng tôi tổ chức một kỳ trại mở dành cho mọi người từ các nhóm nhỏ. Chúng tôi tạo cho họ cơ hội trải nghiệm Hướng đạo và biết đến Hướng đạo”.
  • Costa Rica: “Cam kết với chính mình, phong trào và đất nước”. Tôi xác dịnh “dự án cuộc đời”. Tôi chia sẽ “dự án cuộc đời” của tôi với các bạn hướng đạo sinh.
  • Curacao: “Với chủ đề Tháng Phiêu Lưu, chúng tôi tự mình tổ chức các hoạt động cho mình với lời hứa và luật hướng đạo luôn trong đầu”.

Ngành Tráng có Lời Hứa và Luật Hướng Đạo giống như ngành Thiếu.

“Trong độ tuổi bản lề từ một thiếu niên bước lên trở thành một công dân thực thụ, tráng sinh không đơn giản tuân theo Lời hứa và Luật Hướng đạo mà phải thực sự dùng Lời Hứa và Luật Hướng Đạo làm Kim Chỉ Nam cho mọi hành động trong cuộc sống hàng ngày của mình”.

Một hướng đạo sinh trong độ tuổi Tráng sẽ trải qua các giai đoạn:

  • Khám Phá (Discovery): hòa mình vào các hoạt động, khám phá Lý tưởng Hướng đạo và tuyên hứa.
  • Hành Trình (Journey): Sau khi tuyên hứa xong, bạn được gọi là Thuần Tráng. Thuần Tráng sống trong cộng đồng huynh đệ thực hiện hoạt động giúp ích, tự nghiên cứu, chia sẽ và nhận chia sẽ, đúc kết kinh nghiệm để tinh tấn. Sử dụng Quy ước Tu thân và Dự Án làm công cụ rèn luyện và tinh tấn bản thân.
  • Lên Đường (Departure): Vạch một Quy ước Tu thân cho cả cuộc đời mình và cam kết dấn thân. Sau Lễ Lên đường, bạn sẽ được gọi là Tráng sinh Lên đường (RS).

 Chương trình thăng tiến cá nhân của tráng sinh Đạo Sài Gòn:

Nội dung rèn luyện giai đoạn Khám Phá:

  1. Tìm hiểu phong trào Hướng đạo.
  2. Học các kỹ năng Hướng đạo cơ bản theo chương trình Hướng đạo Tân sinh và Hạng Nhì.
  3. Tham gia sinh hoạt Toán, Đoàn, Liên đoàn, Đạo.
  4. Tham gia xuất du & cắm trại.
  5. Tham gia các công cuộc giúp ích của Toán, Tráng đoàn, Liên đoàn.
  6. Bắt đầu đọc sách Đường Thành Công.

 

Nội dung rèn luyện giai đoạn Hành Trình:

  1. Hiểu biết lịch sử Ngành Tráng Hướng đạo Thế giới và Việt Nam.
  2. Lập Quy ước Tu thân, thực hiện và kiểm điểm ít nhất 2 lần.
  3. Tham gia tổ chức 1 dự án với Toán, Tráng đoàn trong vai trò thành viên ban tổ chức.
  4. Tham gia ít nhất 2 kỳ trại, hay kỳ đi bộ xuất du qua đêm cùng với Toán hay Tráng đoàn. Thực hiện một cuộc thám du, có nộp phúc trình.
  5. Tham gia ít nhất hai (2) buổi Lửa dặm đường.
  6. Tham gia phụ tá đơn vị trên 4 tháng, hay phục vụ DST, IST tổng cộng trên 40 giờ làm việc.
  7. Đọc sách và hội luận
  8. Đạt được ít nhất 8 chuyên hiệu, trong đó:
  • Bốn (4) chuyên hiệu bắt buộc: An toàn, Lái xe, Bơi lội, Cứu thương.
  • Bốn (4) chuyên hiệu thuộc các nhóm tùy chọn.

 

Nội dung rèn luyện giai đoạn Lên Đường tại tráng đoàn

  1. Lập Quy ước Tu thân Lên đường.

  Trong đó, các mục bên dưới được khuyên (gợi ý, không bắt buộc) lồng vào các hành động:

  • Đạt thêm chuyên hiệu nhóm tùy chọn hay đạt một giải thưởng Ngành Tráng.
  • Thực hiện dự án tự nguyện, tự sáng kiến và lãnh đạo để thực hiện.
  • Tham gia phụ tá đơn vị trên 4 tháng, hay phục vụ DST, IST tổng cộng trên 40 giờ làm việc.
  1. Được Hội đồng Đường thông qua.
(Visited 12.506 times, 2 visits today)