Kỹ Năng Tổng Hợp

CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG CUNG TÊN

Cung tên là loại vũ khí tầm xa lâu đời và hiệu quả, khởi từ công cụ săn bắn mưu sinh, bảo vệ mùa màng, nương rẫy, bảo vệ cộng đồng trong những cuộc tranh chấp giữa các bộ lạc, thị tộc; sau trở thành vũ khí chiến đấu tự tồn và đáp ứng nhu cầu chiến tranh. Con người phát minh ra cung tên từ thời đồ đá và sử dụng trên khắp thế giới cho đến tận thế kỷ thứ 19 khi chúng bị thay thế bởi súng đạn. Cấu tạo cung tên rất đơn giản, gồm cánh cung, dây cung và mũi tên.

Có nhiều loại cung khác nhau như: Cung ngắn, cung trung bình, cung phức hợp (được chế tạo từ vài loại vật liệu trộn lại ) và cung dài (trường cung).

Nếu bạn bị rơi vào vùng hoang dã mà có thể tự chế tạo cho mình một cây cung và nhiều mũi tên, thì bạn có thể vừa tìm được thực phẩm vừa tự bảo vệ được bản thân mình (và những người khác).

Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn cho các bạn làm thế nào để tự chế tạo một cây cung và những mũi tên cho mục tiêu sinh tồn kể trên và thể thao.

 

Phần I: LÀM CÂY CUNG

1. Tìm cây, gỗ phù hợp

11Tìm một đoạn cành hay thân gỗ khô (nhưng không được dòn, dẻo mềm, mục hoặc nứt) có độ đàn hồi tốt như gỗ sồi, gỗ chanh, gỗ tếch, quýt rừng, hồ đào, thủy tùng, cò ke, cau, trắc, bách, dâu, cây K’Sam… hoặc sừng động vật. Tốt nhất là các bạn tìm một đoạn tre già, hoặc luồng già (mọc trên 7 năm) để làm cánh cung. Tre và luồng già rất tốt, vì nó có đủ độ cứng, đàn hồi và linh hoạt.

Cánh cung thường có chiều dài khoảng một sải tay (1,6 -1,8 mét), nghĩa là tương đương với chiều cao của xạ thủ,…

Người ta còn làm những cánh cung phức hợp bằng cách ghép nhiều vật liệu với nhau như tre và gỗ, gỗ và sừng hay cả tre lẫn gỗ và sừng.

Nếu không có gỗ khô, chúng ta có thể miễn cưởng sử dụng gỗ tươi (gỗ cắt ra từ một cành cây hoặc cây non còn sống), nhưng cần tránh vì nó không đủ độ cứng tương tự như gỗ khô.

2. Xác định các đường cong tự nhiên của thanh gỗ

Mỗi đoạn gỗ đều có một đường cong tự nhiên, không có vấn đề nặng hay nhẹ như thế nào. Khi bạn làm cánh cung, đường cong này sẽ xác định nơi bạn đặt các tính năng chính của nó. Để tìm đường cong này, bạn đặt một đầu đoạn gỗ của bạn trên mặt đất, một tay giữ lỏng lẽo nó ở đầu kia. Bàn tay kia nhấn nhẹ vào giữa đoạn gỗ. Nó sẽ xoay phần  bụng tự nhiên của nó đối mặt với bạn, đánh dấu phần bụng đó.

3. Xác định tay cầm và cánh cung

Tay cầm và cánh cung là những bộ phận cần thiết trong quá trình định hình một cây cung. Để xác định chỗ tay cầm, tính từ trung tâm của thanh gỗ ra mỗi bên 6 cm. Phía trên là cáng (cung) trên, và dưới là cánh (cung) dưới.

4. Tạo dáng cho cánh cung 

12Các bạn dùng dao vừa để đẻo. Chổ tay cầm thì để dày và chuốt cho tròn. Từ tay cầm gọt dần ra, càng xa tay cầm càng mỏng dần.  Kiểm tra hai bên cánh cung thường xuyên để điều chỉnh độ dày cho đồng nhau. Thân của cánh cung nếu cắt ngang thì có hình bán nguyệt. Nếu bạn đẻo chuẩn, thì hai tay cầm là hai hình ảnh phản chiếu của nhau trong đường cong và cả đường kính.

 135. Khấc khuyết hai đầu cánh để giữ dây cung

Dùng dao nhỏ để khấc khuyết ở hai bên vòng ra sau lưng cánh cung và hướng về xéo về tay cầm.  Hãy nhớ rằng không cắt vào lưng của cánh cung, và cũng không cắt quá sâu dễ làm gãy đầu cung. Chỉ khấc đủ sâu để giữ dây cung chỗ. Nạo tròn các cạnh để không làm đứt dây cung.

6. Chọn dây cung 

Dây dung rất quan trọng, vì sức mạnh của cây cung đến từ cánh cung chứ không phảu đến từ dây cung, vì vậy cần chọn những dây bền chắc, nhất là không có độ co giãn, để khi bắn không bị đứt. Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong vùng hoang dã thì khó mà tìm thấy một sợi dây phù hợp. Tuy nhiên nếu có thể, bạn nên học cách của người dân tộc dùng vỏ của cây đa hay cây gai (Cây gai hay rể thòng của cây đa tước ra lấy vỏ, đem ngâm lấy phần sợi trắng). Đem se những sợi đó lại với nhau làm dây cung hay dây nỏ. Nhưng nếu chỉ như vậy thì chưa tạo cho dây đủ độ săn cần thiết. Để dây săn và bền hơn người ta đem căng dây lên rồi dùng lá “thé” (là một loại cây dại mọc rất nhiều ở miền núi) hay nhựa trai, mỡ đông vật để vuốt dây. Vuốt nhiều lần để nhựa hay mỡ ngấm vào làm dây săn lại ngả màu đen sẫm là được

14

Một số dây có khả năng làm dây cung là:

  • dây da sống
  • dây thừng nylon nhỏ
  • dây câu cá
  • tơ tằm se lại
  • sợi se bình thường

7. Buộc dây cung

Trước tiên bạn thắt nút “thòng lọng kép” vào một đầu dây, rồi tròng vào một đầu cánh cung và siết lại.  Sau đó bạn để đầu cánh đã buộc dây xuống đất, một tay cầm đầu cánh kia, một tay cầm dây. Với sự hỗ trợ của đầu gối, bạn uốn cong cây cung và buộc dây vào đầu cánh còn lại bằng nút “kéo gỗ” hay “một vòng hai khóa”. Khoảng cách tiêu chuản của cây cung và dây cung là một nắm tay công với ngón cát (tương đương 15 cm). Như vậy là bạn đã hoàn thành xong phần cây cung.

Có cung rồi bây giờ các bạn chuyển sang phần làm các mũi tên.

 

Phần II: LÀM MŨI TÊN

Để bắn cho trúng đích, mang lại hiệu quả cao, các bạn cần có những mũi tên đạt những tiêu chuẩn:

  • thẳng,
  • cứng,
  • đủ độ dài,
  • nặng vừa phải.

Mũi tên được làm từ những cây cứng và thẳng, dài từ 65 – 75cm. Đầu chuốt nhọn và trui vào lửa cho thêm cứng. Để tăng thêm phần hiệu quả, người ta có thể gắn thêm ở đầu mũi tên những vật cứng và sắc nhọn bằng đồng, thép, sắt, xương, thuỷ tinh, mảnh đá, …

Có nhiều loại tên khác nhau như tên bắn thú nhỏ, tên bắn thú lớn (hay tên chiến đấu), tên tẩm độc …nhưng thường thì chúng ta chỉ làm một loại vì không thể tìm đủ nguyên vật liệu trong vùng hoang dã.

1/ Chọn nguyên liệu

Hiện nay, người ta sản xuất tên bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như nhôm, kẽm, sợi carbon, nhựa tổng hợp … nhưng chúng ta không nói đến loại này. Các mũi tên tự chế của chúng ta nên được làm từ tre, hóp, lồ ô, luồng, lành hanh, sống lá, gỗ …

2/ Vót tên và uốn thẳng

15Nguyên liệu sau khi cặt về, chọn những đốt thẳng, có độ dài vừa phải ,chẻ thành những thanh nhỏ làm phôi tên. Tên thường có độ dài bằng khoảng phân nữa cánh cung. Vót tên cũng có những bí quyết đặc thù riêng tuỳ theo cách bắn của từng người mà có cách vót cho phù hợp. Tuy nhiên, đối với chúng ta thì chỉ cần vót cho thật tròn và to khoảng 6-8 mm là được. Sau khi vót thân tên xong, kiểm tra độ nhẵn, độ đồng đều của tên rồi đưa lên ngắm xem thân tên đã thẳng chưa. Nếu tên chưa thẳng thì vùi thân tên vào lớp tro nóng trong bếp, đợi một lát rồi rút nhanh ra uốn lại, khi nào thật thẳng thì thôi. Chỉnh thân tên xong thì vót nhọn đầu mũi tên. Không nên vót quá thuôn nhọn, vì dễ bị gãy mà nên vót nhọn hơi tù.

Để tăng thêm phần hiệu quả sát thương khi săn bắn, bạn có thể gắn thêm ở đầu mũi tên những vật cứng và sắc nhọn bằng đồng, thép, sắt, xương, thuỷ tinh, mảnh đá, … nhưng không bắt buộc.

16

3/ Cắt khe chuôi tên

17Các bạn dùng dao hay lưỡi cưa để cắt một khe ở phía sau cuôi tên, sâu khoảng 5-6 mm. Độ rộng phù hợp với dây dung, sao cho khi cài dây cung là vừa khít nhưng hơi lỏng một tí.

 

4/ Gắn lông định hướng vào chuôi tên

Đường bay mũi tên có chuẩn xác hay không là do chúng ta gắp những phiến lông định hướng có thẳng hay không. Chuôi tên được cột bằng 3 phiến lông đuôi của các loại chim lớn. Lông này được xé bỏ bên phần nhỏ, cắt gọn và dùng dây nhỏ, chắc, để cột, ghép, làm sao cho khi bắn không bị vướng vào cánh cung hay bàn tay xạ thủ. ví dụ nếu khe chuôi tên song song với dây cung thì phiếng lông nằm ngoài, phải thẳng góc với dây cung. Còn 2 phiến kia thì nằn áp vào thân cung.

Người ta cũng có thể xếp chuôi tên bằng lá dừa, lá kè, lá buông, … nhưng những mũi tên này thường dùng cho nỏ hơn là cung. Bạn có thể gắn thêm những dải màu sáng, sặc sỡ cho dễ tìm kiếm để thu hồi.

18

Lưu ý:

  • Những hướng dẫn trên đây chỉ là cách làm cung tên tạm thời để sinh tồn nơi hoang dã, không có đủ độ bền chắc.
  • Cung và tên tạo thành một vũ khí chết người. Thận trọng khi sử dụng, và không bao giờ nhắm vào bất cứ điều gì bạn không có ý định bắn.
  • Luôn luôn tuân thủ những “Quy tắc an toàn” khi tác xạ.
  • Hết sức thận trọng khi làm việc với các công cụ sắc bén.
  • Cung và tên không phải là loại dễ dàng để sử dụng có hiệu quả. Nếu bạn thấy mình rơi vào tình huống cần phải săn bắn để tồn tại mà tay nghề của bạn chưa cao, tốt nhất là bạn làm những dàn bẫy. Việc này giúp bạn dễ có thức ăn hơn là đi săn với “tay nghề” của bạn.
  • Giữ cây cung và tên ra khỏi tầm với của trẻ nhỏ.

 

 

Phần III LUYỆN TẬP BẮN CUNG

Như chúng ta đã biết, bắn cung là cả một nghệ thuật. Các bạn muốt phát một mũi tên bay đúng vào hồng tâm thì cần phải khổ luyện. Các bạn phải tập làm sao cho đến khi cảm thấy cánh cung chỉ là một cánh tay nối dài của mình

10 BƯỚC ĐỂ THÀNH CÔNG

Thông thường, không cần hướng dẫn, ai cũng có thể tra tên vào dây cung để bắn. Nhưng nếu muốn thi đấu, các bạn cần phải luyện tập cho đúng bài bản. Sau đây là 10 bước cơ bản trong môn bắn cung.

Bước 1: Thế đứng

19Xạ thủ đứng trong tư thế thư giãn và thoải mái, mỗi bàn chân đứng một bên của vạch bắn. Khoảng cách của hai bàn chân bằng chiều rộng của vai. Trọng lượng cơ thể phân bố đều trên hai chân. Tư thế này giúp cho cơ thể được thăng bằng và vững chải.

Sau mỗi lần bắn, vị trí cơ thể cần phải trở lại như cũ, không nên tay đổi chiều hướng cũng như trọng lượng phân bố
.

Để tránh dây cung cọ vào cánh tay khi bắn thì các bạn nên sử dụng thế đứng mở.

Một khi thấy thế đứng của mình vững vàng rồi thì mới bắt đầu tác xạ.

Nếu ở vạch bắn đã in sắn dấu chân của các thế đứng, các bạn nên sử dụng.

21Bước 2: Tra tên vào dây cung

Mũi tên được tra vào bằng cách đặt khất của chuôi mũi tên vào dây cung. Hạ ngang cây cung xuống, mũi tên nằm trên cây cung, nơi có bộ khe nhắm đang đối diện với bạn và khất của chuôi mũi tên được gài chắc vào dây cung. Phiến lông thẳng góc với khất của chuôi tên phải nằm trên cánh cung.

 Bước 3: Bàn tay cầm cánh cung và bàn tay kéo dây cung

22Bàn tay cầm cung: Đặt bàn tay cầm cung vào tay nắm của cánh cung, đường tâm của cánh cung nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Những cơ bắp chính của ngón cái kẹp chặt cánh cung, bàn tay nắm cánh cung chắc chắn. Khi kéo cung, sức ép sẽ đè trực tiếp lên các cơ bắp của ngón cái và cổ tay, khi đó ngón cái và các ngón tay khác được được thư giãn.

23Bàn tay kéo dây cung: Các bạn sử dụng ngón tay thứ nhì và thứ ba. Ngón trỏ nằm trên chuôi tên, ngón gữa và ngón áp út nằm phía dưới chuôi tên. Cong những ngón tay chung quanh dây cung và những lóng tay đầu của ba ngón tay liên kết quanh dây cung. Giữ một khoảng cách giữa ngón tay trỏ, ngó tay giữa và chuôi tên, như vậy những ngón tay không kẹp quá chặt chuôi tên. Giữ cho lưng bàn tay càng phẳng càng tốt. Ngón tay cái co vào trong lòng bàn tay. Khi kéo, áp lực của dây cung ép đều lên ba ngón tay.

24Bước 4: Nâng cung

Đưa thẳng cánh tay cầm cung ra phía trước. bàn tay nắm chặt cánh cung, đồng thời nâng cánh tay kéo cung lên như hình minh hoạ ở trên. Vai trước thấp hơn vai sau (Vai không được cao hơn mũi tên đang kéo). Giữ cho cánh tay giương cung cao lên.

Bước 5: Kéo cung

25Từ vị trí cánh cung phía trước, các bạn sử dụng lực của cơ bắp để kéo khuỷu tay của cánh tay cầm tên ngược ra phía sau một cách uyển chuyển cho đến khi bàn tay kéo chạm vào hàm. Không di chuyển vị trí của đầu và cơ thể. (Kéo dây cung về phía mặt của mình, nhưng không di chuyển mặt theo dây cung)

Lực đẩy của cánh tay cầm cung và lực kéo của cánh tay kéo dây cung bằng nhau sẽ giúp cho cơ thể thăng bằng.

 Bước 6: Điểm tựa

26Bàn tay kéo dây cung lui chạm vào quai hàm và dây cung chạm mặt. Đây là điều quan trọng, ngón tay trỏ phải chắc chắn được tựa vào cằm, ngón tay cái co vào trong lòng bàn tay. Đây là tư thế giúp cho chúng ta vững vàng khi nhắm bắn, không run tay hay chao đảo mũi tên. Tư thế này còn giúp cho chúng ta dễ dàng trong việc nhắm bắn

 Bước 7: Nhắm bắn

27Khi nâng cung để hướng về mục tiêu, áp lực sẽ đè lên các cơ sau của cánh tay cầm cầm cung, nếu để càng lâu thì cánh tay càng mỏi. Vì vậy các bạn cần lấy đường nhắm cho nhanh để tác xạ.

Đối với cung hiện đại (cung phức hợp). “Đường nhắm đúng” là một đường thẳng tưởng tượng từ  dây cung qua lỗ nhắm hay khe nhắm đến mục tiêu.

Đối với cung thông thường. Đường nhắm đúng lá một đường thẳng tưởng tượng từ  dây cung, cánh cung, và mục tiêu, trong khi dây cung ở trước mắt thì trông như mờ đi.

Khi cánh cung được giữ đúng vị trí thì dây cung và cạnh (mép) của cánh cung song song, nếu không như vậy tức là đường nhắm đã bị lệch.

Khi bạn nhắm bắn vào tâm của bia, thông thường thì những phát đầu, những mũi tên cứ cắm lòng vòng, khó mà trúng đích, vì vậy các bạn cần thực hiện lại những thao tác đúng như đã hướng dẫn thì việc nhắm bắn sẽ dễ dàng hơn.

Nếu cung có biểu xích (thước ngắm), hãy điều chỉnh cao thấp, trái phải … tùy theo tầm bay của mũi tên.

28Bước 8: Buông tên – Bắn

Buông tên là bước quan trọng nhất trong chuỗi tác xạ. Nếu nó không được thực hiện một cách chính xác, thì tất cả các nỗ lực của chúng ta trong các bước trước đó coi như bỏ.

Để phát đúng mũi tên vào mục tiêu, các ngón tay giữ dây cung phải cho phép nó trượt khỏi các ngón tay. Tất cả ba ngón tay phải buông ra cùng một lúc. Điều này sẽ cho phép dây cung đang kéo từ các ngón tay có độ lệch tối thiểu.

Gồng cứng hay uốn vặn cơ các ngón tay sẽ làm cho lệch dây cung sang một bên và sẽ ảnh hưởng đến đường bay của mũi tên.

29Bước 9: Dõi theo mũi tên

Sau khi buông dây cung cho tên bay đi, các bạn duy trì vị trí của cánh tay ở tư thế bắn và nhìn theo cho đến khi mũi tên chạm vào mục tiêu. Như vậy bạn sẽ thấy mũi tên bay như thế nào, lên cao, xuống thấp, sang phải, qua trái … để rút kinh nghiệm trong những lần bắn sắp tới.

Các vị trí của đầu và cơ thể nên giữ ổn định, trong khi tay kéo di chuyển ngược ra phía sau khi buông tên.

Điều quan trọng là không để cho cánh tay cầm cung chúi xuống sau khi buông tên, vì điều này có thể làm cho một số mũi tên bay xuống thấp đến mục tiêu. Đồng thời ngẩn đầu để phán đoán xem mũi tên sẽ cắm vào đâu.

Bước 10: Thư giãn

Sau mỗi lần bắn, các bạn cần phải thư giãn, để cho các cơ bắp phục hồi. Chỉ cần khoảng 20 đến 30 giây là đủ thời gian cho các cơ bắp  nạp lại năng lượng, sẵn sàng cho những phát bắn tiếp theo. Nếu không đủ thời gian để cho cơ bắp thư giãn ở giữa hai lần bắn, thì sau đó các cơ sẽ nhanh chóng bị giãn và thậm chí có thể gây ra đau. Khi cơ bắp đã mệt mỏi thì sẽ không thể thực hiện các thao tác một cách nhất quán.

Trong khi để cho cơ thể được thư giãn, thì cũng là lúc các bạn để tâm xem xét các mũi tên đã bắn trước đó và kết quả của nó, kiểm tra để cải thiện có thể có thể .

Vì vậy, trong nghệ thuật bắn cung, người ta có nói: Tâm trí có kiểm soát được các cơ bắp, thì khi phát tên, mũi tên mới chính xác. Do đó, “10 bước để thành công”  như là một bản danh sách để các bạn kiểm tra và đánh dấu cho từng bước. Nếu một bước trong trình tự không được kiểm tra và hoàn thành, thì sau đó trình tự phải đượckhởi động lại. Đây là phương pháp cần thiết áp dụng trong thực tế  để cải thiện hiệu suất.

QUY TẮC AN TOÀN KHI BẮN CUNG

Bắn cung là một bộ môn thể thao an toàn và thú vị, tuy nhiên chúng ta cũng cần biết những quy tắc để phòng ngừa những tai nạn có thể xảy ra trước, trong, và sau khi tác xạ.

Những quy tắc đó là:

  1. Xạ thủ chỉ được sử dụng cung tên khi có đủ sức khỏe và hiểu biết các quy tắc an toàn.
  2. Không bao giờ được tra tên vào cung trừ khi đang đứng ở vạch bắn và có lệnh cho bắn.
  3. Khi cung đã được tra tên rồi thì đầu mũi tên luôn hướng về mục tiêu (bia). Cấm không được hướng về người khác, vì có thể gây ra thương tích nếu sơ ý sẩy tay.
  4. Không được bắn chỉ thiên (bắn vu vơ lên trời) vì chúng ta không thể tiên đoán được điểm rơi của mũi tên, vì thế có thể gây tai nạn
  5. Không bao giờ được bắn vào bất cứ một vật gì, ngoại trừ bia.
  6. Không bao giờ bắn cung mà không có tên, vì dễ làm gãy cung, đứt dây.
  7. Cung tên và các thiết bị phải được đặc đùng chỗ và hợp lý, nhất là những tấm bia phải được sắp xếp về một hướng, để không một ai có thể bị thương tích do những mũi tên bay lạc.
  8. Không được sử dụng những mũi tên cong, hư, nứt, mất chuôi.
  9. Không một ai được đứng phía trước vạch bắn khi xạ thủ đang bắn.
  10. Trong khi xạ thủ đang bắn thì những người khác quan sát chung quanh và cảnh báo ngay nếu có sự nguy hiểm bất ngờ.
  11. Những nơi thường tồn tại những nguy hiểm, khi thấy an toàn, phải bắn liền, không được chần chờ.
  12. Nếu cảm thấy có bất kỳ một sự nguy hiểm nào thì không nên bắn.
  13. Khi những người khác đi thu lượm những mũi tên thì phải có ít nhất một người đứng trước bia, không cho bất kỳ ai được bắn.
  14. Khi một học viên bắn xong những mũi tên của họ thì bước lùi ra sau vạch bắn, để huấn luyện viên thấy rõ ràng là anh đã bắn xong.
  15. Phải có một khoảng càch rõ ràng từ bia này đến bia klhác.
  16. Chỉ được đi tới bia để coi kết quả và thu hồi tên khi mọi người đã bắn xong và huấn luyện viên ra lệnh tiến lên.
  17. Nếu một mũi tên hay một thiết bị nào rơi phía trước vạch bắn trong khi đang bắn thì nó chỉ được nhặt lên sau khi mọi người đã bắn xong.
  18. Khi thôi bắn, cầm ngang cánh cung hướng xuống đất.
  19. Phải xem xét xạ trường để chắc chắn rằng đường bay của mũi tên không có bất kỳ một vật cản nào có thể làm bạt mũi tên, gây nguy hiểm.
  20. Luôn luôn đi bộ lên bia để thu hồi những mũi tên, không nên chạy vì bạn có thể vô tình dẫm phải những mũi tên rơi.
  21. Nên sử dụng đúng dây cung cho từng loại cung. Điều này sẽ giảm bớt sự thiệt hại tới cây cung cũng như gây thương tích cho xạ thủ.
  22. Kiểm tra cung cẩn thận trước khi bắn, nếu nghi ngờ bị nứt nẻ hay chớm gãy thì phải loại bỏ.
  23. Không ai được đứng phía sau lưng người đang rút tên ra từ bia, vì khi rút mạnh, mũi tên bật ra thình lình, có thể chuôi tên sẽ đâm trúng ai đó.
  24. Tất cả mọi xạ thủ phải cùng nhau tìm kiếm thu hồi những mục tiêu bắn trật bia và bay mất
  25. Bảo quản các mũi tên, luôn cắm vào ông đựng tên, không phóng ném bừa bãi.
  26. Không được chạy khi đang mang những mũi tên bên người.
  27. Khi quay lại vạch bắn, phải kiểm tra kỹ để không có một ai còn ở phía sau bia hay trong xạ trường trước khi ra lệnh tiếp tục.
  28. Nếu có người hay súc vật (như chó chẳng hạn) bước vào khu vực trong khi xạ thủ đang bắn, hãy cảnh báo bằng tiếng còi hay la lớn, xa thủ phải ngừng lại ngay, cho dù đang gương căng dây cung. Hạ đầu tên xuống đất và chờ cho đến khi trống trải.
  29. Huấn luyện viên không chỉ quan sát xạ thủ mà phải bao quát toàn bộ xạ trường và thấy rõ mọi người.
  30. Nên cắt cử một gười làm “Giám sát viên xạ trường”, có nhiệm vụ giám sát và thực hiện những quy tắc an toàn trong những cuộc bắn cung. Nếu ai không tuân thủ thì buộc họ rời khỏi xạ trường.

Bởi: Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân

Chi tiết...

LỌC VÀ KHỬ TRÙNG NƯỚC NƠI HOANG DÃ

Dù có khát đến đâu các bạn cũng đừng uống nước dơ bẩn hay nước tiểu. Các chất cặn bã ngay trong nước tiểu hay vi khuẩn trong nước dơ thừa sức đốn ngã bạn bằng các vô số bệnh như tả, lị, thương hàn …

Nước giếng vẫn là nước tốt nhất để uống. Nơi chúng ta tạm trú nếu không có nước giếng, và phải dùng nước sông, lạch, ao, hồ … Khi đó, nếu muốn có nước sạch để sử dụng, các bạn phải biết vài cách làm trong và khử trùng nước đơn giản.

Các cách bên dưới chỉ áp dụng cho nước tự nhiên, không hiệu quả cho nước nhiễm hoá chất công nghiệp hay các nguồn nước thải.

Nên xem bài: Tìm Nước Trên Đường Mưu Sinh

1.   LỌC NƯỚC NƠI HOANG DÃ

Dùng bơm lọc

1 Bo loc co hocNhững bộ lọc nước này làm việc rất hiệu quả, nó có thể lọc sạch nước bằng phương pháp cơ học đơn giản. Không dùng bất cứ hóa chất nào. Bộ màng lọc này có thể ngăn chặn hiệu quả các chất bẩn rắn lơ lửng, các tế bào nấm độc, vi trùng và vi khuẩn từ các nguồn nước trong thiên nhiên, nhưng KHÔNG hiệu quả lọc được các thể nhỏ hơn như virút. Khả năng loại bỏ vi khuẩn phụ thuộc vào những lỗ li ti trên màng lọc. Khi mua một bộ lọc, các bạn cần tìm kiếm thông tin trong bao bì hay bản hướng dẫn. Lỗ màng lọc phải từ 0.4 micron hay nhỏ hơn.

Mặc dù giá hơi cao, nhưng bộ bơm lọc giúp lọc nước khá nhanh và dễ sử dụng so với những phương pháp làm sạch khác. Để diệt các vi khuẩn và đề phòng các loại virut, các bạn nên xử lý nước với Iodine hay Chlorine trước khi bơm nước qua lọc (nếu bạn có thời gian và bình chứa, thì bạn có thể thực hiện diệt khuẩn sau khi lọc, và trước khi uống). Dư lượng Iodine và Chlorine còn lại có mùi gây khó uống. Một vài loại bơm lọc được thiết kế trù tính thực hiện việc này, ví dụ như kèm theo nguyên tố than hoạt tính để khử mùi Iodine và Chlorine. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng. Hãy tìm loại thích hợp, gọn nhẹ, dễ sử dụng, dễ tẩy sạch và bảo quản.

Sau một thời gian sử dụng, tính theo thể tích nước và tùy theo loại lọc, ta cần thay lọc mới.

Nếu chưa được khử trùng, nước lọc xong nên được đun sôi trước khi uống.

Tự chế thiết bị lọc trọng lực

Ở những nơi hoang dã, các bạn không có đủ vật liệu để chế những hệ thống lọc nước hoàn hảo, nhưng các bạn cũng có thể lọc nước với những hệ thống lọc nước trọng lực đơn giản sau đây:

  • Dùng một ống lon đục nhiều lỗ ở đáy (như một phin cà phê), đổ cát và than vào bình lọc.
  • Dùng một lóng tre hay một đoạn thân cây rỗng, một đầu nhét cỏ hay một nùi vải (hoặc cả vải lẫn cỏ), đổ cát vào để làm bình lọc nước.
  • Các bạn cũng có thể dùng 3 mảnh vải để làm thành giàn lọc nước như hình bên. Hai mảnh trên các bạn đựng cát, mảnh dưới cùng, nếu có thể thì đựng than.

2 Loc cat

Hoặc các bạn dùng một túi nhựa, chai nhựa hay túi vải bạt không thấm nước rồi đổ từng lớp cát, đá sỏi và than theo từng lớp để làm thành bình lọc nước. Nhớ là phải xếp hạt to bên dưới, hạt nhỏ bên trên.

 

3 Loc cat treo

4 Loc cat lon

Các bạn cũng có thể dùng những thùng thiếc hay can nhựa đục thủng nhiều lỗ nhỏ ở dưới đáy rồi cho đất và đá vào (theo hình minh họa ở bên trái hay bên phải). Sau đó gác một số cây ngang chậu rồi đặt bộ lọc lên. Đổ nước vào để lọc.

Nước lọc này chỉ lọc sạch chất bẩn lơ lửng chứ không có sạch vi khuẩn, vì vậy cần áp dụng biện phát tiệt trùng cần thiết trước khi uống. Cách này cũng kém hiệu quả cho nước phù sa.

2.   LẮNG TRONG

Nước đục chỉ cần để yên cặn sẽ lắng xuống thì nước sẽ trong. Tuy nhiên một số loại chất lơ lửng có kích thức nhỏ như phù sa sẽ lắng rất lâu. Khi đó ta cần chất trợ lắng, thường là phèn chua. Phèn tan trong nước ở điều kiện thích hợp, về nồng độ và độ chua môi trường, sẽ kết các hạt lơ lửng li ti thành bông lớn và lắng xuống. Khi làm trong nước bằng cách tạo bông này, phần lớn kim loại nặng như Sắt, Asen cũng được tách khỏi nước.

Hàm lượng phèn chua rắn: khoảng 50 gam cho mỗi mét khối (1000 lít) nước sông phù sa hay nước suối đục. Các bạn có thể gia giảm 50% từ hàm lượng này tuỳ theo độ đục và độ chua của nước. Khi nước trở nên chua quá thì phèn giảm tác dụng. Nước sau khi đánh phèn nếm có vị chua chát là bị quá rồi (nếu có cách gì đó đo pH, thì pH sau khi có phèn 6-8 là khoảng tuyệt nhất).

  • Đầu tiên, bạn làm thiết bị chứa có chiều cao và chiều rộng xấp xỉ nhau. Đừng quá ốm cao, hay cũng đừng quá mập lùn. Nếu dùng nhiều lần, dưới đáy thiết bị chứa nên có chổ xả bùn.
  • Lấy nước đến gần đầy.
  • Tính lượng phèn chua theo tỉ lệ nói trên. Hòa tan phèn chua vào nước, khuấy đều. Bạn nên nghiền hay mài phèn rắn, hòa tan trong một ca nhỏ trước khi hòa vào lượng nước lớn.
  • Để lắng vài giờ.
  • Nhẹ nhàng tháo hay múc lượng nước bên trên đem sử dụng. Nếu cần khử trùng nước, dung dịch chất diệt khuẩn sẽ được nhẹ nhàng hòa vào chừng 30 phút trước khi sử dụng.
  • Nếu dùng bồn chứa nhiều lần, sau nhiều lần lắng, lượng bùn ở đáy sẽ tích lũy nhiều, bạn cần xả bớt bùn ở đáy.

Một số nước giếng hay nước tù lấy lên bị phèn (chua do nhiễm nhiều ion Sắt và Nhôm, và có thể có Asen) không sử dụng sinh hoạt hay uống được. Một mẹo để kiểm tra nước bị nhiễm phèn hay không là dùng mủ chuối. Chỉ cần dùng mủ chuối (chặt từ bẹ chuối) nhỏ vào cốc mẫu nước và quan sát sự biến đổi màu của cốc nước. Nước bị nhiễm phèn, sắt càng cao khi thử, màu nước càng ngả sang màu đỏ đậm.

Khi gặp phải nước phèn này, bạn có 2 cách:

  • Dùng nhựa trao đổi ion khử phèn. Phương pháp này dùng cùng loại nhựa dùng biến nước biển thành nước uống được.
  • Làm giảm độ chua của nước, tức làm tăng pH của nước, một phần phèn sẽ lắng. Ví dụ dùng đá vôi, nước vôi, nước soda.

Đôi khi chỉ cần để nước tiếp xúc không khi hồi lâu, phèn cũng tự lắng. Vì ta không biết hóa tính của nước, đây là cách làm cầu may, chưa chắc nước xử lý xong uống được!

3.   KHỬ TRÙNG NƯỚC

Hai cách khử trùng nước hiệu quả và phổ thông là đun sôi và dùng hóa chất.

Đun sôi

Phương pháp này tốt nhất vì tiêu diệt hết vi trùng trong nước, và tin cậy tuyết đối. Đun sôi nước một phút, mọi sinh trùng trong nước sẽ bị tiêu diệt (ở nơi có độ cao hơn một nghìn mét so với mặt biển, phải đun sôi trong vòng ba phút).

Có thể biến mùi nhạt nhẽo của nước đun sôi bằng cách sang nước, tức là đổ nước từ thùng này qua thùng khác (cách này được gọi là thông khí), hoặc để yên nước trong vòng vài giờ đồng hồ, hoặc cho vào mỗi lít nước sôi một hạt muối nhỏ.

Nếu không có nồi soong để đun sôi, các bạn đào một lỗ ở dưới đất, lót một tấm plastic dày hay một tấm da thú, đóng cọc dằn chung quanh, đổ nước vào. Đốt một đống sỏi thật nóng, rồi gắp bỏ vào cho đến khi nước sôi lên, sau cùng có thể bỏ vào thêm vài cục than hồng đang cháy để khử mùi.

5 Dung da nong

Khử trùng nước bằng hóa chất

Phương pháp thứ hai là khử trùng bằng hóa chất nếu không có đều kiện đun sôi. Phương pháp này nên áp dụng áp dụng một cách thận trọng, cần đúng cách, đủ thời gian và đúng nồng độ.

Khi phải khử trùng dùng hóa chất, cần xem xét trạng thái của nước ở nơi đó. Thuốc khử trùng ít hiệu nghiệm nếu nước đục. Cần phải lọc nước hay làm trong trước khi diệt trùng. Nước chuẩn bị để khử trùng phải được giữ trong những thùng chứa sạch, có nắp đậy kín, và không bị rỉ sét.

Hai hoá chất thường dùng là Chlorine (phổ biến là nước tẩy Javen, kế đến là Clorua vôi và Clo-ra-min) và Iodine.

Javen

Clurua vôi

Chlorine và Iodine có hiệu nghiệm nhẹ trong việc khử trùng Giardia, tuy nhiên không hiệu nghiệm trong việc khử trùng Cryptosporidium. Vì vậy, Chlorine và Iodine chỉ dùng để khử trùng nước giếng (thay vì cho nước sông, hồ, hay suối), vì nước giếng ít có những sinh trùng gây bệnh kể trên. Chlorine khử Giardia mạnh hơn là Iodine. Tác dụng khử trùng của hai hoá chất này gia tăng nếu dùng trong nước nóng.

Cách thức sử dụng thuốc tẩy có chất Chlorine thường được in ở nhãn dán ngoài bình. Nếu không có, hãy đọc xem hàm lượng Chlorine trong bình là bao nhiêu.

Nếu có ống đong ml, bạn dùng khoảng 20-50 ml thuốc tẩy Javen 10% cho 1000 lít nước. Số cao dùng khi nước đục, chứa nhiều khuẩn.

Nếu không có ống đong, bạn dùng cách đếm số giọt nhỏ vào nuớc. Ðối chiếu hàm lượng này với bảng hướng dẫn dưới đây để biết phải dùng bao nhiêu giọt thuốc tẩy cho mỗi lít nước:

Hàm lượng Chlorine trong thuốc tẩy Số giọt thuốc tẩy cho mỗi lít nước
1% 10
4-6% 2
7-10% 1

Nếu không biết tỷ lệ chlorine, mỗi lít nước cho mười giọt thuốc tẩy. Có thể dùng gấp đôi nếu nước đục, có màu, hoặc quá lạnh.

Nước cần khử trùng phải được khuấy thật kỹ, để yên với nắp đậy trong vòng 30 phút. Nước này sẽ có thoáng mùi thuốc tẩy, giống như mùi nước thủy cục, là được. Nếu không, nên cho thêm một liều nữa, và để yên thêm 15 phút cho thoáng hơi.

Hoạt tính Chlorine sẽ giảm theo thời gian. Nếu nước có mùi thuốc tẩy quá nặng, nên mở nắp vài tiếng đồng hồ cho mùi thuốc tẩy bay ra hoặc sang nước nhiều lần từ thùng sạch này sang thùng sạch khác.

Để khử mùi Chlorine, mở nắp cho hơi bay ra ngoài không khí như mô tả ở trên. Nếu mùi quá nặng hay ai đó không chịu được mùi Chlorine, bạn có thể lọc nước qua than hoạt tính (than củi đốt).

Có thể mua những viên Chlorine có đủ liều cần thiết để khử trùng nước uống ở các quầy dược phẩm và bán dụng cụ thể thao. Hết sức lưu ý, phải sử dụng chúng theo như lời chỉ dẫn.

Iodine dùng trong nhà có thể dùng để khử trùng nước. Cho năm giọt thuốc Iodine 2% vào mỗi một lít rưỡi nước trong. Nếu nước đục thì cho mười giọt và để yên dung dịch ít nhất 30 phút.

Có thể mua những viên Iodine có đủ liều cần thiết để khử trùng nước uống ở các quầy dược phẩm và bán dụng cụ thể thao. Phải sử dụng chúng theo như lời chỉ dẫn.

Tổng hợp bởi SaigonScouts

Bài này được được tổng hợp tham khảo trên các tài liệu nước ngoài, bởi một cựu quân nhân và một kỹ sư hóa học.

Lưu ý: Bài này nêu ra phương pháp thực hiện để sinh tồn. Phương pháp không giúp loại trừ được các rủi ro do sai sót chủ quan của người dùng như: đọc thông tin hoá chất trên bao bì bị sai, đong rót sai, tính toán sai, hiểu thuật ngữ sai… Người dùng nên hết sức thận trọng tự cân nhắc các rủi ro, nếu bạn không chắc thì đừng nên thử theo suy diễn chủ quan của mình.

Chi tiết...

TÌM NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG MƯU SINH

Cơ thể của chúng ta chứa khoảng 70% nước, nhưng cũng dễ mất nước qua hệ bài tiết, cho nên chúng ta phải kịp thời bổ sung số lượng nước đã mất, nếu không cơ thể sẽ suy kiệt nước và nguy hiểm đến tính mạng. Người ta có thể nhịn đói hàng tuần nhưng không thể nhịn khát trong vài ngày… Nước là chìa khóa của sự sống và mưu sinh nơi hoang dã. Cho nên, trong cuộc sống hoang dã, việc tìm ra nước là một vấn đề cấp bách, khẩn thiết và quyết định sinh tử, cho nên các bạn bằng mọi cách phải tìm cho ra nguồn nước.

Bên dưới chúng tôi giới thiệu các phương pháp tìm, tạo và giữ nước uống trên đường mưu sinh. Không có phương pháp tốt nhất, mà chỉ có cách vận dụng tốt nhất cho mỗi hoàn cảnh cụ thể.

Khi cần di chuyển để tìm đường mưu sinh, chúng ta càng phải biết dè sẻn nước uống, dù khát đến đâu thì cũng chỉ nên nhấp từng ngụm nhỏ cho đỡ khát mà không nên tu ừng ực. Vì trước mắt chưa chắc chúng ta sẽ tìm thấy nước. Hơn nữa, khi đang mệt, uống nước nhiều sẽ lả người, có thể dẫn đến ngất xỉu.

1.  TÌM NGUỒN NƯỚC VÀ MẠCH NƯỚC

Chúng ta có thể tìm thấy nước dễ dàng như: sông, suối, ao, hồ, mương, lạch, giếng, mạch nước… Ngoài ra, chúng ta còn có thể tìm thấy nước ở những nơi như:

  • Dọc theo bờ biển hoặc bờ hồ nước mặn, các bạn đào một lỗ ở nơi vùng đất trũng, cách bờ biển khoảng 30m. Hoặc sau một đụn cát đầu tiên, nếu thấy nơi đó có cỏ mọc hay đất ẩm ướt, hy vọng có nước ngọt hay nước có thể uống được.

n1

Đào lỗ ở những vùng này nên chú ý là khi đến lớp cát ẩm, các bạn phải ngưng đào để cho nước rỉ ra từ từ, không nên đào sâu nữa, vì sẽ gặp nước mặn.

  • Đi ngược về nguồn sông, suối cạn, ở đó có thể có những mạch nước rỉ hay đất ẩm chứa nước. Tìm dưới những lớp đá chồng chất ở những khúc quanh của lòng sông hoặc bờ sông. Hay đào những hố nhỏ nơi có cát ẩm ướt. Vì ở đây có thể ẩn chứa những mạch nước.
  • Các bạn cũng có thể tìm thấy nước dưới trũng những cồn cát, nơi có những đám cỏ mọc xanh tươi.n2
  • Đi lần theo những con sông, suối cạn khô, các bạn có thể tìm thấy những vũng nhỏ chứa nước ở các khe mương, sau các tảng đá lớn, dưới chân các vách núi… Những vũng này nước không thấm xuống đất vì nó nằm trên một lớp đá hay đất sét hay đất sét nhão, nước cũng ít bị bốc hơi vì được che khuất ánh nắng mặt trời.

n3

  • Trên những vách núi trơ trọi mà có một nơi đất ẩm ướt, cỏ mọc xanh tươi, các bạn có thể thu hoạch nước bằng cách nhét một cái khăn hay mảnh vải vào nơi ẩm nhất. Để đầu khăn lòng thòng, nước sẽ thấm theo khăn và nhỏ vào vật hứng ở dưới.

n4

  • Đào một lỗ nhỏ ở khu vực sình lầy hay đá ẩm ướt, sâu khoảng từ 3-6cm, chỗ đất mềm. Nước sẽ từ từ rỉ ra trong hố. Nước này có thể lọc để dùng. Nếu chỉ có cát ướt hay bùn nhão thì các bạn dùng một miếng vải hay áo sạch, bỏ vào trong đó, túm lại rồi treo lên hoặc vặn xoắn mạnh, nước sẽ chảy ra. Nước “sản xuất” theo kiểu này thường không được trong sạch cần phải lọc và khử trùng trước khi sử dụng.
  • Các bạn còn có thể tìm thấy nước mưa đọng lại từ trong các hốc cây đại thụ, hoặc trong các lóng tre bị mắt kiến (tre bị kiến đục mắt).

Nếu lắc mà nghe tiếng óc ách thì khía phía dưới từng lóng tre để hứng nước. Ta thường gặp ở những cây tre bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) cũng chứa nước.

n5

 

2.  TÌM KIẾM NGUỒN NƯỚC TỪ THỰC VẬT

Khi không kiếm được nguồn nước tự nhiên như sông, suối, đầm lầy… hay mạch nước, các bạn có thể tìm kiếm nguồn nước từ thực vật. Nhưng dĩ nhiên là không phải cây nào cũng có thể cho chúng ta nước, hay là nước cây nào cũng uống được, cho nên các bạn phải cẩn thận, chỉ sử dụng những cây mà mình đã biết khá rõ.

 Lấy nước từ dây leo:

Hầu như tất cả các loại dây leo thân mềm trong thiên nhiên đều chứa nước, nhất là các loại dây leo thân mềm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, các bạn cũng phải biết rõ tính chất của các loại dây leo đó.

Để lấy nước, các bạn chặt xiên mũi mác ở phần ngọn rồi kéo xuống. Kê bình nước vào để hứng, nước sẽ từ từ chảy vào bình.

n6n7

Các bạn cũng có thể chặt đứt hẳn một đoạn dây leo dài khoảng 1 m (chặt gốc trước ngọn sau). Cầm dựng thẳng lên kê phần gốc vào miệng, nước sẽ từ từ chảy xuống. Khi hết nước, các bạn chặt một đoạn khác.

Hoăc làm một cái giàn như hình bên cạnh, rồi chặt một số đoạn dây leo hay rễ cây tươi dựng trên cái dàn đó, dưới giàn có một cái máng. Đầu máng đặt một vật hứng nước.

 n8

Lấy nước từ các loại cây trữ nước

Một số thực vật có lá mọc bó chung quanh gốc tạo thành hình dạng cái chén. Những cây này sẽ thu thập và lưu trữ nước ở trong gốc cây. Tiêu biểu cho dạng này là một số các giống cọ, một số ổ rồng, ráng bay, dứa bay (bromelaides -thuộc họ dứa, là những cây thường mọc ký sinh trên những cây đại thụ cao), chúng có lá được thiết kế để bắt nước mưa và đưa nó xuống để các gốc của lá, nơi tiếp giáp với thân cây. Tạo thành các hồ mi-ni để cây có thể hấp thụ từ từ.

n9

Một số loại cây và thực vật được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và có thể cung cấp cho chúng ta một nguồn nước. Một ví dụ tuyệt vời của loại nầy là cây “chuối rẻ quạt”  thuộc họ chuối và có thể chứa đến 1-2 lít nước ở giữa cuống lá, nơi tiếp giáp với thân cây.

n10

Lấy nước từ cây chuối

n11Muốn có nước các bạn chặt ngang thân chuối, cách mặt đất chừng một gang tay (20cm). khoét một lỗ hình chén ở giữa, sâu xuống cho đến phần gốc (củ). Chừa bẹ chung quanh vừa đủ dày để giữ nước. Khoảng một giờ thì nước trào lên, các bạn múc đổ vào bình chứa nước, và tiếp tục như thế cho đến khi kiệt nước. Mỗi gốc chuối như thế có thể cho ta nước từ 4-5 ngày.

n12Một cách khác để lấy nước từ cây chuối là cắm một vòi nước vào thân cây. Để khai thác nước từ thân cây chuối, các bạn hãy lấy một lóng tre rỗng chiều dài khoảng 20 cm, đường kính bằng ngón tay cái của bạn, Dùng dao cắt vát một đầu rồi cắm vòi tre vững chắc vào thân cây chuối (gần dưới gốc) nghiêng một góc 70 độ. Sau khi cắm xong là nước bắt đầu chạy ra khỏi thân cây và nhỏ xuống thông qua vòi nước. Đặt một vật hứng nước bên dưới vòi nước, bằng một cái cốc hay một chiếc lá lớn hoặc miếng nhựa trong một hố đào xuống lòng đất, cho nước nhỏ giọt vào và để nó trong một vài giờ để cho nước đầy đủ để uống. Tuy nước có hương vị như chuối xanh nhưng nó có thể uống được.

 Lấy nước từ cây dừa

Được trồng và mọc hoang nhiều nơi trong những vùng nhiệt đới, gần bở biển hay các hải đảo. Nếu các bạn đi lạc vào một vùng có cây dừa thì sự sống của các bạn khá an toàn. Vì từ cây dừa nó sẽ cho chúng ta những sản phẩm như:

n13Nước dừa: chứa rất nhiều axit amin, axit hữu cơ… nhất là nước dừa, một loại nước giải khát hảo hạng

Cùi dừa: có chứa 65% chất béo, 20% gluxit, 8% protit, 4% nước. Là một loại thực phẩm rất tốt.

Gáo dừa: dùng làm đồ đựng thay tô, chén, gáo múc nước… và làm chất đốt…


Gân lá dừa
: bện hay bó lại để làm chổi, làm tăm xỉa răng, đan rổ rá…

Xơ dừa: bện dây thừng, làm thảm chùi chân, chất đốt…

Đọt non dừa (củ hủ): là một thực phẩm cao cấp, có thể ăn sống, luộc, xào, nấu.

Thân cây dừa: dùng làm cột nhà, làm cầu thủ công và các tiện nghi khác.

Trường hợp gặp cây dừa mới ra hoa, mà chúng ta thì rất cần nước. Hãy níu cuống hoa cho cong xuống (có thể dùng dây để trì giữ lại) và cắt chỗ giáp cuống với buồng hoa. Dùng bao nylon hay ống tre chụp lại để hứng nước (đừng để không khí tiếp xúc nhiều với vết cắt, nếu không thì cứ 12 giờ lại cắt thêm một lát mỏng, vì váng đã đóng bít các lỗ khổng dẫn nước)

Lột vỏ dừa

Để lột vỏ dừa ta dung một dụng cụ, người dân Bến Tre gọi là “cây nầm”. Cây nầm hình dáng như một lưỡi mác thẳng, sắc nhọn trui bằng thép. Lưỡi nầm gắn với cán sắt hình trụ rỗng ruột, được đóng chặt vào cọc cố định. Khi lột, người ta cầm trái dừa nhấn mạnh vào lưỡi nầm theo chiều ngang của trái dừa, rồi vặn cho múi vỏ bật ra

n14

Lấy nước từ cây thốt nốt:

N15Được trồng nhiều ở miền Nam Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ và một số nước trong vùng nhiệt đới. Cây thốt nốt được trồng chủ yếu để lấy nước làm nguyên liệu chế biến thành đường và rượu.

Để lấy được nước các bạn làm như cách làm với dừa, cắt một đoạn ở đầu cuống hoa, rồi buộc bao nylon với ống dẫn nước làm bình chứa.

Nếu cắt vào chiều tối và để suốt đêm, các bạn sẽ có một lít nước có vị ngọt và thơm.

Quả thốt nốt non ăn ngon như  thạch. Quả già có màu vàng, thơm như mít, nếu giã ra, đem lọc sẽ cho ta một loại bột làm bánh rất ngon.

 Lấy nước từ  cây báng:

Còn gọi là cây bụng báng, và những cây có dạng tương tự như cây đoác, cây kapác, cây xế, cây rui, cây đủng đỉnh (đùng đình, người Bắc gọi là cây móc)… đều có công dụng giống nhau.

n16Là những cây mọc hoang, thường được thấy nhiều ở Việt Nam và một số nước trong vùng nhiệt đới, những cây này có thể cho chúng ta lấy nước từ ngọn, cuống hoa hay ngọn hoa như cách làm với cây dừa và thốt nốt. Có thể lấy tinh bột từ thân cây. Đọt non có thể luộc hoặc nấu canh như các loại rau cải. Cơm của trái cũng ăn được.

Muốn lấy nước nhanh và nhiều, người ta chặt lưu thân (không đứt hẳn) cho cây ngã xuống theo triền núi (làm sao cho phần gốc nằm cao hơn phần ngọn). Bóc hết lá trên ngọn cho đến đọt. Đẽo vát phần đọt non làm thành máng dẫn. Trùm bao nylon hay kê đồ để hứng. Trung bình một ngày một cây cho ta từ 4-5 lít nước. Khi lượng nước giảm, các bạn vạt thêm vào khoảng 1cm, nước sẽ chảy tiếp.

Các bạn lưu ý là khi chặt cây đủng đỉnh, nếu bị vướng vào buồng trái của nó thì sẽ rất bị ngứa các bạn phải cẩn thận.

Một cây kapác cao từ 12-15 m, sẽ liên tục cho chúng ta từ 150-170 lít nước trong vòng 40 ngày.

Ruột của thân cây đem giã, lọc sẽ cho cúng ta một loại bột để làm bánh.

Lấy nước từ cây dừa nước:

Là loại cây thân bẹ thấp, lá như lá dừa, mọc thẳng đứng vươn lên cao. Cây thường mọc ở những vùng đầm lầy ngập mặn, phù sa, nhiễm phèn, ven sông rạch có thuỷ triều lên xuống …

Cây dừa nước mọc rất nhiều ở vùng đồng bằng Nam Bộ, có nơi phát triển thành rừng tự nhiên.

Cây dừa nước cũng cho trái, mỗi buồng dừa nước có khoảng vài chục trái, kết với nhau thành buồng có dạng khối tròn. Trái dừa nước có cùi dày, màu trắng đục, có vị hơi ngọt và rất béo, có thể ăn tươi, nấu chè…

Lá dừa nước dùng để lợp nhà với hai kiểu lợp: lá chằm và lá xé, làm chỗ trú mưa nắng rất tốt.

n17

Bập dừa nước dùng để chẻ lạt, gọi là lạt dừa. Nó còn là loại phao nổi tự nhiên dùng để vượt sông.

Nhưng quan trọng nhất là nhựa dừa có thể dùng để uống và chế biến thành đường, cồn, rượu, giấm, nước giải khát, bánh kẹo…

Muốn lấy nước thì chúng ta cũng dùng những phương pháp như đối với cây dừa và cây thốt nốt: cắt đầu cuốn hoa còn non, buộc bao nylon hay ống để dẫn nước. 

Lấy nước từ cây xương rồng

Ở những vùng đất khô cằn hay hoang mạc, người ta thường gặp những cây xương rồng khổng lồ Saguaro (không thấy ở Việt Nam) thân cây chứa rất nhiều nước.

Để lấy nước, người ta lựa những cây thấp, mọng nước (khía căng, không lõm sâu) cắt ngang thân cây, rồi dùng tay hay gậy quậy một lúc ở trong ruột cây, nó sẽ cho ta một chất nhờn tựa như thạch, có thể ăn để đỡ khát.

n18

N19

Xin lưu ý: đây là một phương pháp lấy từ tài liệu nước ngoài, tuy nhiên khi thử nghiệm thì có vấn đề, vì “chất nhờn tựa như thạch” của hầu hết các loại xương rồng đều rất đắng và gây nôn, không ăn được. Duy chỉ có loại xương rồng thân mềm có gai hình móc câu thì có thể tạm dùng được. Còn có loại xương rồng nào nữa thì chúng tôi chưa biết. Các bạn cần cẩn thận thử nghiệm trước khi sử dụng.

 

Cây Baobab

Một cây có chứa nước khác là cây Baobab (thường được gọi là cây sự sống), được tìm thấy ở châu Úc, châu Phi và Madagascar. Cây giữ một số lượng rất lớn nước trong thân của nó. Cây này cũng cung cấp bóng mát. Trái cây, lá non, rễ non và cây non ăn được.

n20

3.   NGƯNG TỤ HƠI NƯỚC THIÊN NHIÊN

Phương pháp thứ nhất

Đào một cái hố hình phễu, đường kính khoảng chừng một mét, sâu cũng chừng một mét, ở những khu vực ẩm ướt. Đặt ở dưới đáy hố một vật dụng đựng nước (lon, tô, chén…) rồi phủ lên trên miệng hố một tấm nylon sạch và trong suốt, dằn đất đá cho kín chung quanh mép. Ở giữa bỏ một cục đá làm cho miếng nylon thụng xuống ngay ở miệng vật chứa nước. Sức nóng của mặt trời làm cho đất ẩm bốc hơi, đọng lại dưới tấm nylon, chảy dài xuống và nhỏ vào vật chứa nước để phía dưới đáy hố.

n21

Các bạn có thể áp dụng phương pháp này ở những vùng hoang mạc khô cằn, nhưng trước đó các bạn phải lót một số thân cây mọng nước đã được chặt nhỏ (xương bồng, sống đời …), hoặc những cành lá còn tươi xanh xuống đáy hố để tạo ẩm. Nếu có thể thì nên dùng một ống nylon hay ống trúc thông mắt, để cắm một đầu vào vật đựng nước, một đầu ra khỏi miệng hố, khi cần thì có thể hút nước qua ống, mà không phải mở nắp đậy lên.

Phương pháp thứ hai

Các bạn có thể dùng một cái bình 5 lít để tạo ra một bình chưng cất nước bằng ánh nắng mặt trời như dưới đây.

n22

Phương pháp thứ ba, và bốn

Các bạn tìm một bụi cây thấp, thật nhiều lá xanh. Đào một cái hố chứa nước nhỏ gần gốc cây, chỗ thấp nhất. Lót một tấm nylon xuống lỗ và chung quanh gốc cây với một độ nghiêng tập trung vào hố. Trùm một tấm nylon khác trong suốt và sạch, lên bụi cây, dằn kín.

Hoặc dùng một bao nylon trùm một đầu cành cây rồi cột kín lại.

Dưới ánh mặt trời, lá cây sẽ bốc hơi, ngưng tụ dưới bề mặt tấm nylon, rồi chảy về phía thấp nhất. Nước này cũng tinh khiết, có thể dùng ngay.

 

n23

Phương pháp thứ năm

Các bạn cũng có thể đắp đất làm mương dẫn nước (xem hình minh họa) rồi lấy một bao nylon trong suốt trùm lên, lấy đá sạch dằn chung quanh mương. Sau đó chống một cái que cho bao nylon phồng lên. Cuối cùng bỏ lá xanh mọng nước vào, không để lá chạm vào bao, rồi cột miệng bao lại.

n24

4.   CHƯNG CẤT NƯỚC & LẤY NUỚC TỪ SƯƠNG

Phương pháp này kỳ công dành cho những người đã chuẩn bị hay những người tìm được dụng cụ thích hợp khi ở trong vùng nước không đủ tinh khiết như: mặn, nước bẩn, nước đã nhiễm phèn…

n25Nguyên tắc chưng cất này dựa theo nguyên lý hơi nước nóng gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước, cho nên các bạn phải giữ cho phần làm lạnh lúc nào cũng phải “lạnh”.

Nếu các bạn đã chuẩn bị sẵn bằng những dụng cụ chưng cất có bán trên thị trường (cho nấu rượu) thì rất tốt. Xem hình bên.

Bằng không nếu kiếm được một số dụng cụ và vật liệu, các bạn có thể chế những bình chưng cất nước theo một trong những cách đơn giản sau đây. Các bạn làm cái dàn để treo một cái nồi. Trên miệng nồi, các bạn trùm bao nylon. Từ miệng bao nylon các bạn gắn một ống nhựa dẻo để dẫn hơi nước. Ống nhựa dẻo đi qua một túi nylon làm lạnh để ngưng tụ hơi nước. Đầu ống đặt một vật để hứng nước.

Các bạn cho nước mặn hay nước không tinh khiết vào nồi rồi nấu lên, bạn sẽ có nước tinh khiết ở đầu ống bên kia.

n26

n27Chưng cất nước bằng khăn

Trong trường hợp khẩn cấp, các bạn có thể lấy một cái nồi, đổ nước biển hay nước không tinh khiết vào, trên miệng nồi đậy nhiều lớp vải dễ thấm nước, bắc lên bếp đun sôi rồi lấy những mảnh vải ra để hơi nguội đoạn vắt nước từ những miếng vải ra để uống hoặc sử dụng. Yêu cầu không khí mát mẻ hay là cái khăn phải mát trước khi dùng cho mục đích này.

Lấy nước từ sương mù

Đây là một phương pháp lấy nước mới nhất do các kỹ sư của Canada và Chile phối hợp nghiên cứu. Họ đặt ở sa mạc Atacama phía Bắc Chile, 75 mảnh lưới bằng sợi thấm nước, mỗi mảnh rộng 12m x 4m. Những mắt lưới đó đã thu những giọt nhỏ của sương mù góp lại thành những giọt nước. Nó chảy tự nhiên vào một cái máng ở dưới những mảnh lưới, rồi theo những ống dẫn, đổ vào bể chứa. Mỗi mét vuông lưới thu được trung bình từ 3 đến 4 lít nước một ngày, đủ để cung cấp cho một làng chài trong vùng Chungungo.

n28

Những đề án tương tự cũng đang được thực hiện trong vùng núi khô cằn ở Pérou, Equateur, Kenya, Ấn Độ, Yémen và Philippine. (theo Science et Vie. 1/94)

n29Thu thập nước từ sương đọng trên lá

Vào các buổi sáng, khi gặp những đám cỏ cao ướt đẫm sương. Các bạn có thể lấy nước bằng cách cầm mảnh vải quơ nhẹ lên ngọn cỏ rồi vắt lấy nước. Hay cột một cái khăn, áo thun (loại vải dễ thấm nước) vào một sợi dây rồi kéo lướt qua trên ngọn cỏ. Hoặc cột vào hai ống chân. Sau khi đi một đoạn, các bạn có thể cởi ra vắt để lấy nước.

Nếu bạn bị rơi máy bay, thì cánh máy bay là nơi sương đọng rất nhiều (do hợp kim ở cánh máy bay có tính lạnh hơn nhiệt độ môi trường). Các bạn dùng khăn hay vải sạch dễ thấm nước để lau, khi thấy sũng nước thì vắt vào thùng chứa.

n30

5.   THU GOM NƯỚC MƯA

Là món quà quý giá từ thiên nhiên, nước mưa khá tinh khiết, có thể sử dụng được ngay.

Để lấy nước mưa, các bạn có thể căng bạt để làm máng hứng nước, hay cố định những phiến lá to như ráy, môn rừng … bằng cách cắm cây hai bên để phiến lá không bị gió đong đưa. Ở chót lá, các bạn đặt thùng hay can chứa nước. Hoặc quấn vải quanh thân cây, ở dưới cho thòng một đoạn để hứng nước.

 n31

n32Hứng nước mưa dùng bạt

Các bạn đóng 4 cái cọc cao khoảng 1 mét (tùy theo tấm bạt lớn hay nhỏ), một đầu cao một đầu thấp. Đầu thấp mở thành cái máng để nước mưa chảy vào chậu hứng.

Trữ nước mưa

Nếu các bạn ở những nơi có mưa nhiều, hãy đào một cái hố sâu và rộng bằng tấm bạt hay nylon mà bạn có. Đất đào lên đắp chung quanh cho cao để nước bẩn không tràn vào, rồi trải bạt lót hố để hứng và tích trữ nước mưa.

n33

6.   ĐỒ CHỨA NƯỚC VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN

Để chứa nước, mang nước theo hay đi lấy nước, các bạn cần phải có một số vật dụng dùng để chứa nước như: can nhựa, thùng, gàu, bình đựng nước … nhưng nếu không có các bạn phải biết tận dụng những vật liệu thiên nhiên sẵn có để chế tạo thành những đồ đựng nước như những hình gợi ý dưới đây.

n34

Bài viết nên xem cùng: 

LỌC VÀ KHỬ TRÙNG NƯỚC NƠI HOANG DÃ

Rèn Luyện Trước Khi Vào Nơi Hoang Dã

(Bài viết: 8.4.2.7 STTN 7)

Bởi: Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân

Chi tiết...

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ NGOÀI THỰC ĐỊA

Trong phần [Đọc Bản Đồ] chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách đọc chi tiết “từng centimét” trên bất cứ loại bản đồ nào. Đến phần này, chúng tôi hướng dẫn bạn kỹ thuật sử dụng bản đồ cho từng trường hợp cụ thể ngoài thực địa, kết hợp với các dụng cụ liên quan, và cả cách thao tác thủ công với tấm bản đồ.

A. ĐỊNH HƯỚNG BẢN ĐỒ

Để có thể đọc đúng các chi tiết trên bản đồ, để đo đúng phương giác, để xác nhận được điểm đứng, để chấm đúng tọa độ … trước tiên, các bạn cần phải biết cách định hướng bản đồ.

Định hướng bản đồ là làm thế nào để đặt bản đồ trùng các phương hướng trên bản đồ với các phương hướng ngoài địa thế.

1

Bản đồ được định hướng khi chi tiết trên bản đồ và chi tiết ngoài địa thế trùng nhau.

Có nhiều cách định hướng bản đồ:

Thứ nhất: bằng hướng bắc địa dư

  • Xác định hướng Bắc địa dư ngoài địa thế. Xin xem phần [Tìm Phương Hướng]
  • Xoay bản đồ sao cho hướng Bắc ô vuông, tức trục tung độ của bản đồ, song song cùng chiều với trục Bắc Nam ngoài địa thế.

Thứ hai: bằng địa bàn

Lưu ý thuật ngữ: tên gọi Địa bàn chỉ loại La bàn dùng trên đất liền, Hải bàn chỉ La bàn dùng trên biển.

Các bạn đặt cạnh địa bàn trùng với trục Tung độ (hay hướng Nam Bắc của bản đồ) rồi xoay cả bản đồ lẫn la bàn sao cho kim từ tính nằm song song với trục Tung độ. 

2 bang la ban

Thứ ba: bằng chi tiết địa thế

Căn cứ vào hướng của một chi tiết thấy rõ ngoài địa thế và có vẽ rõ trên bản đồ:

2 chi tiet dia the

Thí dụ: Quay hướng một con đường có vẽ trên bản đồ cho song song và cùng chiều với hướng của con đường ngoài địa thế. 

Căn cứ vào điểm đứng đã biết và một chi tiết ngoài địa thế:

Thí dụ: Điểm đứng “A” tại ngã ba đường và một ngôi “Nhà Thờ” từ đàng xa

  • Vạch một đường thẳng tưởng tượng từ điểm đứng A đến ngôi nhà thờ.
  • Kẻ trên bản đồ một đường thẳng nối liền điểm đứng A đến ngôi nhà thờ.
  • Xoay bản đồ cho hai hướng trên song song và cùng chiều với nhau. 

3 chi tiet dia the

Căn cứ vào 2 chi tiết đặc biệt ngoài địa thế:

Thí dụ: chúng ta có vị trí 1 là đỉnh một ngọn đồi. Vị trí 2 là chân một ngọn núi. Các bạn xoay bản đồ làm sao cho hướng chi tiết trên bản đồ  trùng hướng với chi tiết ngoài địa thế.

4 dac biet

 B. XÁC ĐỊNH ĐIỂM ĐỨNG

Để biết hiện nay chúng ta đang ở đâu? Và sẽ đi về đâu? Hoặc sẽ đến đâu? Các bạn cần phải biết cách xác định điểm đứng. Có nghĩa là làm thế nào để biết chúng ta đang đứng ở đâu trên bản đồ. Hay là xác định một điểm trên bản đồ tương ứng với một điểm ngoài địa thế.

Có nhiều phương pháp để xác định điểm đứng:

  1. Đứng tại điểm chuẩn của địa thế:

Tìm và đứng ngay một điểm chuẩn đặc biệt của địa hình  mà các bạn có thể tìm thấy dễ dàng trên bản đồ như: ngã ba đường, cầu, đình chùa …khi bạn đứng ở ngay điểm đó tức là đã xác định được điểm đứng của mình ở chỗ nào trên bản đồ.

 5 diem dung

  1. Phương pháp ước lượng khoảng cách :

Tìm một điểm chuẩn đặc biệt ngoài địa thế  mà có thể  tìm thấy trên bản đồ (như PP.1 ở trên). Ước lượng xem khoảng cách từ điểm chuẩn đó cách ta là bao nhiêu. Tính tỷ lệ, ta có điểm đứng trên bản đồ.

6 khoang cach

 

  1. Phương pháp cắt đoạn con đường
  • Bạn đứng trên một con đường và cố gắng tìm một điểm chuẩn dễ nhận thấy trong bản đồ cũng như ngoài địa thế.
  • Dùng la bàn đo phương giác từ chỗ bạn đứng đến điểm đó (thí dụ: đỉnh núi).
  • Sau khi đã định hướng bản đồ, bạn vẽ một đường thẳng theo phương giác đó, cắt ngang điểm chuẩn và con đường.
  • Giao điểm của con đường và phương giác đó là điểm đứng của bạn.
  1. Phương pháp truy hoàn đặc tuyến

So sánh giao điểm của một đặc tuyến (thí dụ: eo của đồi yên ngựa) và một con đường ở ngoài địa thế, với giao điểm đặc tuyến và con đường ấy trên bản đồ. Chính giao giao điểm ấy (trên bản đồ) là điểm đứng.

 8 truy hoan dac tuyen

 

  1. Phương pháp đơn phóng nghịch

Các bạn tìm một điểm đặc biệt ngoài địa thế (thí dụ một ngôi chùa). Các bạn dùng la bàn đo phương giác từ chỗ các bạn đang đứng đến ngôi chùa đó, và ước lượng khoảng cách từ ngôi chùa đến chỗ của các bạn. Sau đó các bạn:

  • Định vị bản đồ.
  • Dùng thước đo góc hoặc la bàn, kẻ phương giác xuất phát từ ngôi chùa đó trên bản đồ.
  • Dựa vào tỷ lệ của bản đồ, đổi khoảng cách ngoài địa thế thành khoảng cách trên bản đồ.
  • Lấy thước tấc đã đổi, đo từ chùa đến tận cùng khoảng cách. Chính điểm tận cùng ấy là điểm đứng.

9 don phong

 

  1. Phương pháp giao phóng:

Dùng phương pháp này, các bạn phải căn cứ ít nhất vào hai điểm chuẩn của địa thế, các bạn lần lượt làm theo tíên trình sau:

  • Định hướng bản đồ.
  • Dùng la bàn đo phương giác điểm chuẩn 1 của địa thế.
  • Đặt la bàn lên bản đồ, xoay la bàn đúng phương giác vừa tìm thấy.
  • Vẽ một đường thẳng theo phương giác đó, cắt ngang điểm chuẩn 1
  • Làm như thế với điểm chuẩn thứ hai.
  • Hai phương giác đó sẽ cắt nhau tại một điểm trên bản đồ, giao điểm đó là điểm đứng của bạn.

Ghi chú: Muốn chính xác hơn, các bạn tìm một điểm chuẩn thứ 3, nếu phương giác của điểm chuẩn này đi qua phương giác của hai phương giác trên là chính xác. Nếu tạo thành một tam giác mỗi cạnh không quá 2mm, thì trung tâm của tam giác là điểm đứng của bạn.

10 toi o day

C. ĐẾN ĐÚNG ĐIỂM ĐÃ ĐỊNH TRÊN BÀN ĐỒ

Thí dụ bạn đang đứng ở điểm A (Núi Nứa) trên bản đồ, và bạn cần phải đến điểm B (Ấp Xuân Sơn) (hình 1) nhưng không có đường đi đến đó, cho nên bạn phải cắt rừng. Vậy thì làm thế nào để đến đúng điểm đã ấn định?

 11.1 AB  11.2 LB

Hình 1

Hình 2

Trước tiên chúng ta phải định vị bản đồ – có nghĩa là đặt các phương hướng của bản đồ trùng với phương hướng ở ngoài thực tế.

Để làm được điều này, các bạn đặt cạnh la bàn trùng với trục Tung độ (hay hướng Nam Bắc của bản đồ) rồi xoay cả bản đồ lẫn la bàn sao cho kim từ tính nằm song song với trục Tung độ. Cố định bản đồ, không cho xê dịch (hình 2).Sau đó các bạn đặt cạnh la bàn song song với đường thẳng AB. Đọc chỉ số độ hay ly giác hiển thị ở dưới vạch chuẩn – ví dụ: 60 độ. Đó là phương giác mà các bạn phải đi (hình 3).

11.3 H3

Hình 3

D. CÁCH GẤP VÀ GÌN GIỮ BẢN ĐỒ

Trong một chuyến công tác, một kỳ thám hiểm … mà cứ mỗi lần cần đến bản đồ, thì các bạn phải trải ra xong lại xếp vào, như vậy chẳng mấy chốc, trước khi hoàn thành công việc, thì bản đồ đã tan nát. Đó là chưa nói đến thời tiết, mưa gió, băng sông, lội suối … Vì vậy, các bạn cần phải biết cách gấp, gìn giữ và bảo quản bản đồ sao cho sử dụng được càng lâu càng tốt.

Các bạn phải biết cách gấp làm sao để khi cần, có thể sử dụng một cách dễ dàng và hiệu quả, hạn chế tối đa việc trải ra, gấp vào, làm dơ bẩn và sờn rách bản đồ.

Có nhiều cách gấp bản đồ, nhưng tất cả đều phải theo những nguyên tắc chung sau đây.

  • Mặt chi tiết bản đồ phải nằm ngoài.
  • Gấp theo hình đèn xếp.
  • Khu vực đang sử dụng phải lộ ra mặt ngoài.12 gap ban do

CÁCH THỨ 1

CÁCH THỨ 2

 

 

 

 

 

 

 

E. PHƯƠNG PHÁP CẮT VÀ GẤP BẢN ĐỒ

Với phương pháp nầy, các bạn có thể sử dụng toàn diện bản đồ mà không cần phải lật ra nguyên tấm.

 13 gap ban do cat 8

 

 

 

 

 

  

  • Chia mỗi cạnh của bản đồ ta làm 4 phần đều nhau.
  • Rạch một đường ở hai phần ở giữa theo chiều ngang.
  • Xếp lại theo kiểu đèn xếp.
  • Tiếp tục xếp lại theo hình minh họa.

Khi cần sử dụng, các bạn chỉ cần lật chỗ cắt qua lại mà không cần mở rộng toàn bộ bản đồ .

 F. BẢO QUẢN VÀ GIỮ GÌN BẢN ĐỒ

  • Không làm dơ bẩn hay ẩm ướt bản đồ.
  • Khi cần vẽ thêm chi tiết mới mà trong bản đồ chưa có, phải dùng bút chì vót nhọn và vẽ thật nhẹ nhàng.
  • Bản đồ phải được bỏ vào bao nylon và chỉ dùng bút chì mỡ để ghi chú ngoài bao.
  • Nếu có thể thì nên dán phủ trên toàn tấm bản đồ một miếng decal trong, hoặc chí ít thì cũng dán băng keo trong ở các đường gấp.

Bởi: SaigonScouts

Chi tiết...

Đọc Bản Đồ (1)

Từ ngàn xưa, ông cha ta đi lại trên những đoạn đường xa, thám hiểm những vùng đất mới … Họ phải học cách nhận biết các cảnh quan chung quanh, cảm nhận các hướng gió, nhìn lên các chòm sao, ghi nhận vị trí của mặt trời, mặt trăng … Những hiểu biết đó giúp họ không bị thất lạc. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người ra đi và không bao giờ quay lại.

Ngày nay, bản đồ và la bàn là vật dụng không thể thiếu đối với các nhà quân sự, khai phá, thám hiểm, xây dựng …và cả đến những người đi du lịch, cắm trại, di hành dã ngoại…Như thế, bản đồ là một vật dụng rất cần thiết cho mọi người, giúp chúng ta biết hiện tại mình đang ở đâu, biết tìm ra lộ trình nơi mình muốn đến.

Khi bạn thất lạc trong vùng hoang dã, nếu bạn có bản đồ và biết cách sử dụng, thì cơ hội sống còn của bạn rất cao.

 A.  BẢN ĐỒ LÀ GÌ?

Bản đồ là một bức tranh thu nhỏ một phần bề mặt của trái đất, trên đó vẽ đầy đủ chi tiết địa thế của một vùng hay là một khu vực trên một mặt phẳng. Khi vẽ người ta thu nhỏ lại theo tỉ lệ, dựa vào các phương pháp toán học, dựa theo phương pháp biểu hiện bằng ký hiệu để thể hiện các thông tin cần thiết về địa lý.

B.  NHỮNG GHI CHÚ NGOÀI LỀ BẢN ĐỒ

Khi mở bản đồ ra bạn sẽ thấy có những ghi chú, hướng dẫn, hình vẽ, ước hiệu, ở ngoài lề bản đồ. Những ghi chú ngoài lề gồm có:

 ĐỊA DANH BẢN ĐỒ

Nằm ở phía trên, bên ngoài lề trắng của bản đồ. Đây là tên của phần đất được chiếu trên bản đồ.

Thí dụ: XUYÊN MỘC 

TỶ LỆ BẢN ĐỒ

Thường nằm ở góc  trên, bên trái của bản đồ (cũng có khi nằm phía dưới bản đồ). Đây là tỷ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách thực sự ở ngoài địa thế.

Thí dụ:   Scale: 1 / 50.000

THƯỚC CHIA ĐỘ

Là hình một cái thước vẽ sẵn ở trên cùng bản đồ, có vẽ những góc nhỏ và một đường kẻ dài qui chiếu với đường tung độ. Thước chia độ dùng để định hướng bản đồ khi có tính tiểu độ từ thiên.

1 thuoc ti le

 Ghi chú: những bản đồ có “Bắc ô vuông” và “Bắc từ” trùng nhau thì không có thước chia độ.

ƯỚC HIỆU ĐỊA HÌNH  

Là những hình vẽ đơn giản, được trình bày dưới dạng ký hiệu, tượng trưng cho các công trình nhân tạo, thiên tạo và địa giới … trên bản đồ. Trên khắp thế giới, các điểm mốc, ký hiệu và biểu tượng được trình bày theo nhiều kiểu khác nhau.

Thí dụ: Những ghi chú trong bản đồ quân sự hiện nay.

2 uoc hieu

MÀU SẮC CỦA ƯỚC HIỆU

Các hình chú giải có thể vẽ cùng một hình dạng, nhưng với màu sắc khác nhau (thí dụ: đường tráng nhựa thì màu đỏ, đường đất thì màu trắng). Như thế màu sắc giúp cho chúng ta nhận ra sự khác nhau cho dù hình vẽ có giống nhau. Những màu thường dùng trong bản đồ là:

1/.           Màu đỏ: chỉ xa lộ, đường nhựa, phố thị …

2/.           Màu xanh lam: chỉ dòng nước hay những gì thuộc về nước (sông, suối, biển…).

3/.           Màu xanh lục: chỉ thảo mộc, cánh rừng (đậm: rừng rậm – nhạt: rừng thưa)

4/.           Màu đen: chỉ làng mạc, nhà cửa, công trình kiến trúc.

5/.           Màu nâu: chỉ vòng cao độ, thế đất. 

TỶ LỆ XÍCH

Các bản đồ chính xác đều được vẽ theo tỷ lệ. Nghĩa là mọi thứ trên bản đồ có cùng một vị trí như trên địa hình thực tế, nhưng tất cả đã được thu nhỏ bằng nhau (theo phương pháp toán học) để đưa vào bản đồ. Tỷ lệ ghi trên mỗi bản đồ cho chúng ta biết mọi thứ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thật. Như vậy, chúng ta định nghĩa ngắn gọn tỷ lệ bản đồ là:

Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa khoảng cách hai điểm đo được trên bản đồ so vơí khoảng cách thực sự ở ngoài địa thế.

Chúng ta có công thức:

3 cong thuc ti le

 Có 2 loại tỷ lệ: Tỷ lệ số và tỷ lệ họa.

1/. Tỷ lệ số:

Tỷ lệ số là một phân số mà tử số luôn luôn là 1: Tử số là kích thước trên bản đồ. Mẫu số là kích thước ngoài địa thế. Như vậy nếu sử dụng bản đồ có tỷ lệ 1/25.000, thì 1 mm trên bản đồ bằng 25.000 mm ngoài địa thế,

Thí dụ : Một đoạn đường từ A đến B dài 500 mét. Các bạn chỉ vẽ trên bản đồ dài 20mm. Như vậy các bạn đã vẽ con đường AB theo tỷ lệ là 20/500.000 hay là 1/25.000. 

2/. Tỷ lệ họa

Tỷ lệ họa là một hình vẽ giống như cái thước, in sẵn dưới góc bản đồ, giúp chúng ta đo trực tiếp khoảng cách trên bản đồ thành khoảng cách ngoài địa thế mà không cần áp dụng công thức tỷ lệ số.

Tỷ lệ họa có thể được ghi bằng thước Tây (metre) hoặc bằng dặm Anh (Mile = 1,609m) hoặc bằng Mã (yard = 0,9144m).

Người ta thường dùng thước Tây (metre) để làm đơn vị đo đạc trong tỷ lệ họa.

4 ti le hoa

 

Khi sử dụng, chúng ta lấy số không (0) làm chuẩn. Bên phải thước, chúng ta thấy ghi 1000, 2000…Có nghĩa là một khoảng cách như thế trên bản đồ thì bằng 1000, 2000 mét (hoặc mile hay yard) ở ngoài địa thế. Bên trái có ghi 1000m chia làm 10 phần, như vậy mỗi phần tương ứng với 100m ngoài địa thế. 

CÁC HƯỚNG BẮC

Một số người cứ nghĩ đơn giản là hướng Bắc cũng như các hướng khác, chỉ có một hướng mà thôi. Nhưng thực tế, chúng ta có 3 hướng Bắc:

1- Hướng Bắc Từ (Magnetic North)

Là hướng Bắc của kim nam châm la bàn. Kim la bàn thì nằm theo trục từ trường Bắc Nam của trái đất mà không nằm theo kinh tuyến của địa dư.

Đỉnh của Bắc Từ cũng không nằm trên đỉnh điểm của Bắc Địa Dư (tức trục của trái đất), mà nằm trên vùng đảo Bathurst, phía bắc Canada. Hướng Bắc Từ thay đổi theo thời gian, từ 30o Tây ở Alaska đến 50o Đông ở Greenland.

5 bac tu

 

Bản đồ trên cho chúng ta thấy rõ các độ lệch của hướng Bắc từ đối với các vùng trên thế giới. Đường lằn đậm là đường Đồng Giác Tuyến (AGONIC LINE). Trên đường lằn nầy, hướng Bắc Từ và Bắc địa dư nằm trùng lên nhau.

Trên bản đồ, hướng Bắc Từ được tượng trưng bằng một đường thẳng, đầu có một mũi tên 1 ngạnh.

6 dong giac tuyen

 

2 – Hướng Bắc Địa dư (True North)

Là hướng Bắc (thật) của trái đất, được xác định bởi những kinh tuyến Nam Bắc cực. Trên bản đồ, hướng Bắc Địa dư  được tượng trưng bằng một đường thẳng, đầu có hình ngôi sao năm cánh. 

3 – Hướng Bắc Ô Vuông (Grid North)

Còn gọi là hướng Bắc Bản đồ, vì nó chỉ có trên bản đồ mà thôi. Hướng Bắc này có là do phương pháp chiếu mặt phẳng Universal Transverse Mercator (UTM).

Hướng Bắc ô vuông được xác định bởi các trục tung độ của lưới ô vuông trong bản đồ. Hướng Bắc này được tượng trưng bằng một đường thẳng, trên đầu có hai mẫu tự GN hoặc một mẫu tự  (Y). 

ĐỘ TỪ THIÊN

Độ Từ Thiên là sự xê dịch của hướng Bắc Từ. Hướng Bắc Từ xê dịch hàng năm trong giới hạn 23o30’ Đông và 23o30’ Tây. Sự chuyển dịch này rất chậm, mỗi năm chỉ có 2 phút (2’). Cho nên để tròn một chu kỳ chuyển dịch, phải mất từ 7 đến 8 thế kỷ.

7 do tu thien

Ghi chú về ĐỘ TỪ THIÊN và độ hội tụ của các hướng Bắc trên bản đồ

Nếu hướng Bắc Từ nằm ở bên phải của hướng Bắc ô vuông ta gọi nó là “Tiểu Độ Từ Thiên Đông”.

Nếu là hướng Bắc Từ nằm ở bên trái của hướng Bắc ô vuông, ta gọi nó là “Tiểu Độ Từ Thiên Tây”. 

TỌA ĐỘ

Khi nhìn vào bản đồ quân sự, các bạn thấy có những lưới ô vuông được tạo thành bởi những đường dọc và ngang cắt nhau. Nhờ những ô vuông này mà chúng ta có thể định vị dễ dàng một tọa độ.

Tọa độ một điểm

Theo phương pháp toán học đại số, một điểm A nằm trong hệ thống trục xOy hợp bởi trục Oy là tung độ và Ox là hoành độ. Người ta gọi tọa độ điểm A là hoành độ và tung độ của nó.

8 toa do xy

Muốn tìm toạ độ (X) trên bản đồ. Chúng ta chia ô vuông cạnh 1 cây số (trong ô vuông đó có tọa độ muốn tìm), mỗi cạnh làm 10 phần bằng nhau.

Thí dụ: Đường Tung độ mang số 63, và điểm tọa độ muốn tìm chiếm 7/10 ô vuông, tính từ trái sang. Ta đọc 637. Đây là chòm số đầu.

Thí dụ: Đường Hoành độ mang số 25 và điểm toạ độ muốn tìm chiếm 4/10 của ô vuông, tính từ dưới lên. Ta đọc là 254. Đây là chòm số sau.

9 toa do o vuong

Như vậy, để đọc một tọa độ trên bản đồ, chúng ta phải:

– Đọc chỉ số của đường Tung độ nằm bên trái của điểm toạ độ muốn tìm.

– Tính xem điểm tọa độ chiếm bao nhiêu phần 10 của ô vuông, tính từ trái qua phải.

– Tiếp theo ta đọc chỉ số của đường Hoành độ nằm phía dưới của điểm tọa độ muốn tìm.

– Tính xem điểm tọa độ chiếm bao nhiêu phần 10 của ô vuông, tính từ dưới lên.

 10 vi du toa do o vuong

Từ bản đồ trên, ta đọc tọa độ ba điểm ví dụ 1, 2, 3 như sau:

Tọa độ 1 đọc là: 471763

Tọa độ 2 đọc là: 495765

Tọa độ 3 đọc là: 510777

 

Những tọa độ này được ước lượng bằng mắt, cho nên chỉ có độ chính xác một cách tương đối. Muốn thật chính xác, phải dùng tọa độ 8 đến 10 số kết hợp với Thước Chỉ Định Điểm.

Ghi chú: Tọa độ luôn luôn là một số chẵn viết liền nhau, không gạch nối, gạch chéo, và không chấm ở giữa Hoành độ và Tung độ. Lúc nào chúng ta cũng phải đọc chỉ số của trục Tung (đường dọc) trước và chỉ số của trục Hoành (đường ngang) sau.

Bởi: SaigonScouts

Xem tiếp phần 2>>

8.1.7.2 ĐỌC BẢN ĐỒ (2)

C. VÒNG CAO ĐỘ

Trên một bản đồ vùng đồng quê hay vùng hoang dã, các bạn có thể tìm thấy những đường vòng màu nâu, trên đó có đánh số, đó là đường bình độ, có nghĩa là những điểm nào nằm trên cùng một con đường này đều có độ cao bằng nhau.

Cao Độ là gì?

Cao độ của một điểm là chiều cao của điểm đó so với mực nước biển trung bình (giữa triều lên và triều xuống). Ở miền Nam Việt Nam, mực nước biển trung bình (bình diện chuẩn) được lấy ở Hà Tiên.

11 vong cao do

Vòng cao độ là đường vẽ trên bản đồ, nối liền những điểm có độ cao bằng nhau, trên vòng đó, người ta ghi những con số  chỉ độ cao mà nó mang.

12 contour

Tìm hiểu vòng cao độ

Để có một khái niệm dễ hiểu về vòng cao độ, trước tiên, các bạn dùng viết để vẽ lên lưng bàn tay của những vòng tròn có chiều dài, chiều rộng và chiều cao tượng trưng cho vòng cao độ .

Nắm tay lại, giữ cho bàn tay của các bạn không xê dịch. Vẽ những vòng tròn  nhỏ ở những khớp cao nhất của ngón tay như những đỉnh đồi. Vẽ tiếp một vòng tròn tiếp vòng vừa vẽ. Vòng thứ ba thấp hơn một chút, vòng quanh cả hai khớp ngón tay.

13.1  13.2

Tiếp tục vẽ những vòng tròn ngang bằng nhau. Những đường vẽ đó sẽ lọt xuống giữa kẽ các ngón tay như những thung lũng hay khe núi. Đi qua mu bàn tay như những sườn đồi dốc lài, và biến thành vách núi khi đi qua bên mép cạnh ngón tay cái của các bạn.

14 ve contour 2

Sau khi vẽ xong, các bạn duỗi các ngón tay ra. Bây giờ thì đã giống như trên bản đồ rồi đấy.

Vòng cao độ trên bản đồ cũng giống như vậy. Những vòng tròn nhỏ là đỉnh đồi, đỉnh núi. Ở những nơi có vòng cao độ càng gần nhau bao nhiêu thì dốc càng đứng bấy nhiêu, và ở đâu có vòng cao độ càng xa bao nhiêu thì dốc càng thoai thoải bấy nhiêu.

 TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỊA THẾ VÀ VÒNG CAO ĐỘ

Các bạn hãy nhìn hai tấm hình dưới đây, hình trên là địa thế thực tế, hình dưới là bản đồ của vùng địa thế đó, các bạn sẽ có khái niệm về vòng cao độ với địa thế tương quan với nhau như thế nào.

15 dia the cao do

 

CÁC LOẠI VÒNG CAO ĐỘ

 Có 4 loại vòng cao độ:

  • Vòng cao độ chính: được in đậm nét và thường có mang những số có độ cao chính 50; 100; 150 …
  • Vòng cao độ phụ: là những vòng được vẽ giữa hai vòng cao độ chính , nét nhỏ hơn thường không mang số.
  • Vòng cao độ bổ túc: là những vòng cao độ được vẽ bằng những nét gián đoạn, để chỉ những độ cao chưa được xác định chính xác
  • Vòng cao độ trũng: có hai trường hợp sau đây:

Vùng trũng trên thế đất cao hơn mực nước biển: Vòng cao độ được vẽ như ở các vòng cao độ ở thế đất đồi núi, chỉ khác là số của vòng cao độ vòng ngoài lớn hơn vòng trong.

Vùng trũng trên thế đất thấp hơn mực nước biển: có những gạch ngắn hình răng lược và được đánh số nhỏ dần từ ngoài vào trong. Đây là những thế đất trũng như hố, miệng núi lửa. 

ĐẶC TÍNH CỦA VÒNG CAO ĐỘ

Các vòng cao độ đều có những đặc tính sau:16 nui mo vet

  • Hai vòng cao độ cùng loại (dù chính hay phụ) không bao giờ cắt nhau.
  • Hai vòng cao độ cùng loại đối nhau, có cao độ bằng nhau.
  • Những điểm nào nằm trên cùng một vòng cao độ đều có cao độ bằng nhau.
  • Vòng cao độ càng khít, thì ngoài địa thế nơi đó dốc nhiều. Nếu vòng cao độ vẽ trùng nhau, thi nơi đó là vách đứng.
  • Nơi nào có vòng cao độ vẽ cắt nhau, nơi đó có thế đất quả bồng. Thí dụ: núi mỏ vẹt.

 

D. XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐIỂM ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỊA HÌNH

Các điểm đặc trưng hay còn gọi là điểm chuẩn của địa hình địa hình, được xác định theo cùng một cách trên tất cả các bản đồ, bất kể khoảng cách của vòng cao độ. Bạn phải có khả năng nhận ra tất cả các điểm đặc trưng của địa hình để xác định vị trí một điểm trên mặt đất hoặc điểm đứng trên bản đồ, hay để di chuyển từ điểm này đến điểm khác.

Năm đặc điểm địa hình chủ yếu là: Đồi núi, Đường giao đỉnh, Thung lũng, Đèo yên ngựa, và Vùng trũng (bồn địa).

Năm đặc điểm địa hình thứ yếu là: Đường phân thủy, Đường giao thủy, Vách núi.

Hai địa hình đặc biệt là: Đào và Đắp

Những hình ảnh dưới đây là những thí dụ cho chúng ta thấy về sự khác biệt giữa các kiểu địa thế và vòng cao độ:

  • Núi Đồi: Là một vùng đất nhô lên cao. Chóp của núi đồi là đỉnh. Khi chúng ta đứng ở trên một đỉnh núi, thì chung qua là đất dốc xuống ở tất cả các hướng.17 dinh nui
  • Đường Giao Đỉnh (Đường nóc, Đường đỉnh, Đường sống lưng). Là một đường cao, chạy dọc dài theo sống lưng núi (như hình minh hoạ), hai bên dốc hẳn xuống (như nóc nhà và mái nhà). Khi đi bộ để vượt qua những ngọn núi, chúng ta sẽ chọn con đường này, vì di chuyển dễ dàng hơn do dễ quan sát,.

18 duong giao dinh

  • Thung Lũng:Là một vùng đất có địa hình trũng hơn so với những vùng đất xung quanh, thường nằm giữa hai sườn núi. Một thung lũng có thể hoặc không thể chứa một dòng sông, suối, hồ …  Hầu hết các thung lũng thường có mặt cắt hình dạng chữ U hay chữ V khổng lồ.19 thung lung
  • Đồi Yên Ngựa: Là khu vực trũng thấp ở giữa hai đỉnh đồi. Đèo yên ngựa là khu vực có thể vượt qua dễ dàng khi chúng ta băng ngang qua núi hay vùng cao nguyên. Trên bản đồ, các vòng cao độ của đèo yên ngựa trông giống như số 8. 

20 deo yen ngua

  • Vùng Trũng (bồn địa): để chỉ cho chúng ta biết đó là vùng đất trũng (hố, miệng núi lửa …) trên một vùng đất cao. Người ta vẽ những vòng cao độ có hình răng lược quay vào trong. Vùng bồn địa có thể có nước.

21 vung trung

  • Sườn dốc thoai thoải: Các vòng cao độ xa và có khoảng cách đều.
  • Sườn dốc đứng bằng phẳng: có nghĩa là kiểu dốc của các đồi đất, đồi cát … có sườn không mấp mô. Các vòng cao độ nằm gần nhau và có khoảng cách đều .

22.1

22.2

Sườn dốc thoai thoải

Sườn dốc đứng bằng phẳng
  • Sườn dốc lồi (mai rùa): các vòng cao độ xa nhau ở trên đỉnh và gần nhau ở khoảng giữa sườn đồi. Lưu ý là con đường cắt vào sườn đồi tạo ra một mặt phẳng bên sườn đồi.
  • Sườn dốc lõm: ở trên đỉnh, các vòng cao độ gần nhau, ở khoảng giữa, hơi xa nhau, ở dưới chân thì đều đều. Trong hình minh họa bên, vòng cao độ gần con đường là do con đường cắt vào sườn đồi.
23.1 23.2

Sườn dốc lồi (mai rùa)

Sườn dốc lõm

 

  • Vách Đứng: Ở địa thế A, chúng ta thấy các vòng cao độ chồng lên nhau cho thấy đó là vách đứng. Còn ở địa thế B các vòng cao độ cũng chồng lên nhau, nhưng có thêm các dấu răng lược chỉ cho chúng ta thấy phía vách núi đất bị lở.

 

 24.1  24.2

Vách đứng

Vách đất bị lở

  • Đào Và Đắp: đây là các công trình nhân tạo để làm đường bộ, đường xe lửa., bờ kè . . bên sườn đồi. Đào khi sườn đồi lấn ra đường. Đắp khi nền đường bị lõm xuống. Nơi đào có ký hiệu răng lược quay vào trong, nơi đắp ký hiệu răng lược quay ra ngoài.

25 dao dap

 

E. NHỮNG ĐƯỜNG ĐẶC BIỆT

ĐƯỜNG PHÂN THỦY: Là một thường ngắn, dốc liên tục của dãi đất cao hơn, thường nhô ra từ phía bên của một sườn núi. Đường phân thủy được hình thành bởi hai đường giao thủy song song cắt xuống bên cạnh một sườn  núi.

 26 thuy phan

ĐƯỜNG GIAO THỦY (đường thông thủy, đường đáy):  Là đường khe, mương, lòng máng … nơi nước sẽ dồn về khi trời mua, tạo thành khe suối.

27 giao thuy

F. THỬ TÀI

Sau khi đã làm quen với các thế đất ở trên, các bạn thử quan sát những vòng cao độ dưới đây, nó biểu hiện cho những thế núi kế bên, nhưng bị sắp xếp nhần lẫn. vậy các bạn hãy sắp xếp lại cho hợp lý.

28 thu tai

26 Dap an

Bởi: SaigonScouts

(Code 8.1.7.1)

Chi tiết...