Hành Trang Hiệp Sĩ

Đối Diện Trộm Cướp

Một thí dụ: Giả thử bạn vừa rút từ máy ATM ra một số tiền. Bạn quyết định mua một ít đồ cần thiết trong một tiệm tạp phẩm. Sau khi mua xong, bạn đến quầy tính tiền và trả tiền. Bạn bước ra bải đậu xe với hai tay ôm những túi hàng, bàn tay thì cầm tiền lẻ thối lại, nó chỉ là một vài ngàn và ở đây thì chẳng có ai cả – bạn nghĩ. Bạn đi tìm xe của mình và để những gói hàng lên nóc xe để rảnh tay bỏ tiền thối lại vào ví tiền của bạn.

Đột nhiên bạn chợt thấy một thanh niên đang đứng bên một máy bán coca tự động, nhưng không có vẽ gì là muốn trả tiền để mua cả. Trong khi bạn đang để đồ trên nóc xe và chuẩn bị cất tiền vào ví  thì gã đến gần và hỏi bạn xin một ít tiền để cho vào máy bán coca. Bạn hơi giật nình khi thấy anh ta cứ tiến thẳng về phía mình. Bạn lầm bầm rằng chẳng có thứ gì để cho anh ta cả.

– Thôi nào! Anh ta nói – tôi thấy anh có một vài thứ để cho tôi đấy. Tôi nói cho anh biết (anh ta rút ra một con dao), hãy đưa cho tôi ví tiền và cấm không được la lên.

Bạn phải làm gì đây?

Trên tay của gã là một lưỡi dao, điều đó không có gì nghi ngờ cả, và cũng chẳng có gì nghi ngờ khi bạn nhìn thấy cái bộ dạng đầy vẻ chết chóc của gã, một ánh mắt gần như vô hồn và mùi rượu nồng nặc tỏa ra từ cơ thể đang lắc lư chao đão của gã.

Bạn chọn lựa cách nào? Đưa tiền cho hắn hay chống trả?

Có thể bạn cảm thấy hắn ta thật ngu ngốc, thậm chí nực cười sau sự tấn công.

“Mình tính sao đây?. Hay mình có thể làm như không thấy gì, bỏ đi để bảo vệ tiền của mình ư? Mà này! (Bạn bắt đầu nghĩ tới chính bạn) nếu hắn ta sử dụng bạo lực thì sao nhỉ? Chỉ có trời mới biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó, khi mà lưỡi dao đã vung lên thì chắc chắn sẽ có thương vong?”

Thí dụ ngắn trên cho thấy bạn sẽ nhanh chóng mất bình tĩnh và có thể không bảo vệ được tính mạng của mình trước một kẻ cướp có vũ trang.

Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy làm cách nào để được an toàn sau một cuộc chạm trán như thế. Và hy vọng giúp bạn thoát khỏi những hoàn cảnh tạo nên cơ hội cho bọn trộm cướp.

Chúng ta hãy bắt đầu bài kỹ thuật sinh tồn nầy bằng một cái nhìn tổng thể là: Làm sao chúng ta có thể tự bảo vệ mình chống lại một vụ ăn cướp có vũ trang (lạy trời đừng có mà . . .) nếu nó chuẩn bị sử dụng bạo lực?

Hãy nhớ, không có một công thức nào chỉ cho các bạn phải làm gì trong mỗi tình huống, tất cả đều phải dựa vào sự bình tĩnh, phán đoán sáng suốt, kinh nghiệm và bản lĩnh của các bạn. Thật ra hầu hết các chuyên gia về tội phạm đều khẳng định là bạn không cần phải hành động với kẻ cướp khi chưa có một mối đe dọa nguy hiểm nào. Những thống kê cho thấy một người có thể bị thương trong một cuộc xô xát với người quen hơn là bị tấn công bởi một người lạ.

Như vậy, bạn không bao giờ biết chắc những gì có thể xảy ra hoặc bọn cướp sẽ xử sự như thế nào?

  • Bạn có nên hợp tác với kẻ cướp hay không?
  • Nếu có thời cơ, bạn có nên tấn công lại kẻ cướp hay không?
  • Bạn có thể đề phòng để không trở thành nạn nhân của những vụ cướp không?

Chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi này.

Tất cả những cá nhân lẫn những nhà doanh nghiệp đều có thể là nạn nhân của các vụ ăn cướp có vũ trang. Ngoài các vụ khủng bố, ăn cướp vũ trang có lẽ là một dạng tôi phạm gây ra nhiều tổn thương về thể chất và tâm lý lâu dài cho các nạn nhân.

Sau đây là một số mẹo nhỏ đơn giản giúp cho cá nhân và các nhà doanh nghiệp hạn chế tối thiểu các vụ ăn cướp vũ trang và giúp cho cảnh sát có cơ hội tóm bắt bọn tội phạm.

Tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng, cách tốt nhất để ngăn ngừa một vụ ăn cướp vũ trang là loại trừ những nhược điểm điển hình mà một kẻ cướp thông minh hoặc giàu khinh nghiệm sẽ tìm thấy trước khi hành động và cho phép chúng thành công. 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI TRỪ NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM?

Tham khảo một chuyên gia về an toàn: Đây là một chuyện không khó khăn hay tốn kém gì. Hâu hết các đơn vị cảnh sát phòng chống tôi phạm đều có thể cung cấp cho bạn những thông tin  hướng dẫn về sự an toàn cho cho cá nhân của bạn, cho nhà của bạn, cho nơi bạn làm việc, cho xí nghiệp của bạn . . . một số hướng dẫn sẽ phân tích và định giá sự an toàn của nhà bạn hay xí nghiệp của bạn, nếu bạn thấy nhà hay xí nghiệp của bạn có nhược điểm nào đó mà bạn chưa nhận ra, hãy bắt tay vào việc tu bổ ngay.

Giới hạn lượng tiền mặt bạn giữ trong tay: Chỉ giữ môt ít tiền mặt (trên dưới ba triệu đồng) trong người hoặc trong nhà của bạn sẽ không biến bạn hay nhà của bạn thành mục tiêu tấn công. Nếu bạn đang lo một thương vụ, hãy công khai là bạn chỉ giữ rất ít tiền trong nhà. Tìm mọi phương pháp để giảm bớt số lượng tiền mặt mà bạn cần giữ.

Cất giữ tiền ở một nơi không thể lấy được: Gữi tiền vào ngân hàng hoặc các két sắt an toàn.

Không đếm tiền trước mặt mọi người: Đừng “quảng cáo” tiền bạc của bạn, đừng bao giờ “nhá” cho thiên hạ thấy bạn đang sở hữu một số tiền lớn hoặc đếm tiền trước sự quan sát của mọi người như muốn khoe của.

Không mang trong người nhiều trang sức quí giá: điều này dễ dàng thu hút bọn tội phạm cơ hội

Tránh những thói quen thường lệ: Không tạo thành thói quen đi giao dịch, gởi tiền ngân hàng hay trả lương. . . cùng một ngày, cùng một giờ, trên cùng một tuyến đường. Thói quen nầy giúp cho bọn bất lương xác định được thời gian biểu của các bạn để phục kích. Nếu nhân viên chuyên chở tiền mặt thì không nên để họ bận đồng phục của doanh nghiệp và phải luôn thay đổi tuyến đường và giờ giấc.

Cẩn thận với máy tính của bạn: Xâm nhập vào hệ thống máy tính để đánh cắp thông tin công nghệ đang là một vấn đề lớn trong giói kinh doanh. Phải hiểu biết và tuân thủ những thủ tục an toàn của công việc bạn đang làm. Phải cẩn thận với những tài liệu độc quyền của công ty. Không để hớ hênh trên bàn hay trên máy vi tính đang vận hành rồi bỏ đi đâu đó trong chốc lát.

NHỮNG MẸO VẶT

  • Ở những nơi trống trải và sáng sủa là nơi kẻ tội phạm ít dám bén mảng.
  • Những lối vào phía sau nhà hay cửa hàng cần được khóa bằng khóa lớn và chắc chắn, và bên ngoài thì cần phải chiếu sáng nếu có thể
  • Hạn chế những rèm của, những áp phích quảng cáo làm che mất tầm nhìn của chúng ta và tạo vỏ bọc cho bọn cướp.
  • Những cửa ra vào cần phải có những ổ khóa có chất lượng cao. Cửa sổ cần phải có chấn song chắc chắn
  • Chắc chắn là mọi người có thể nhìn thấy bên trong cửa hàng trong giờ làm việc. Nhưng khi bạn đếm tiền (nhất là vào ban đêm) thì cửa phải được đóng kín, không thể nhìn thấy gì từ bên ngoài. Khách hàng không đứng đàng sau máy tính tiền.
  • Trong ngăn kéo đựng tiền có thể để sẵn một cọc tiền có ghi số và sêri và đừng bao giờ sử dụng số tiền này, và không cho ai biết về số tiền này. Nó là “tiền mồi” để giúp cảnh sát truy lùng bọn tội phạm nếu cơ sở của chúng ta bị trộm hay cướp
  • Thiết kế sao để cho có một khoảng cách an toàn giữa nhân viên tính tiền với khách hàng.
  • Lối đi từ nơi làm việc đến cửa trước cần phải thông thoáng tầm nhìn. Mọi chướng ngại cần phải được dọn dẹp để nhân viên có thể nhìn thấy mọi sự một cách dễ dàng
  • Lắp đặt camera quan sát cũng là một cách làm cho bọn cướp chùn chân. Nhưng phải chắc chắn là chúng được bảo trì đều đặn và luôn luôn hoạt động tốt
  • Lắp đặt gương cho phép nhân viên kiểm soát được mọi sự ở những góc khuất, nhưng phải chắc chắn rằng chúng không cho phép bọn tội phạm nhìn thấy từ phía sau máy tính tiền.
  • Những máy cảm ứng điện tử có thể báo động cho các bạn biết mọi sự ra vào nhà
  • Nhân viên cần phải ghi nhớ bất kỳ hành vi đáng ngờ nào để báo cáo với cảnh sát. Hành động này có thể giúp bóp chết một toan tính trộm cướp ngay từ trong trứng nước.
  • Khi chọn lựa và bố trí một nhân viên mới, hãy tìm hiểu nhân thân và kiểm tra lý lịch của họ
  • Khi một nhân viên thôi việc, hãy chắc chắn là đã thu hồi mọi chìa khóa. Nếu chìa khóa bị mất hay bạn cảm thấy nhân viên không trung thực, hãy thay ổ khóa ngay.

ĐỐI DIỆN TRỘM CƯỚP CÓ VŨ TRANG

Không ai có thể lường trước mọi tình huống có thể xảy ra, biết đâu chính bạn cũng có thể là nạn nhân của một vụ ăn cướp vũ trang bất ngờ. Nếu bạn đang đối đầu với một bọn ăn cướp có vũ trang, bạn nên làm theo sách lược dưới đây:

  • Làm theo những gì bạn được bảo, không làm hơn
  • Đừng nhìn thẳng vào mắt kẻ cướp
  • Chỉ trả lời khi nào được hỏi
  • Nói với kẻ cướp chính xác những gì bạn đang làm
  • Đừng cử động bất thình lình
  • Không kích hoạt hệ thống báo động trừ phi nó không gây phương hại cho bạn và mọi người
  • Cố gắng bình tĩnh và tự chủ
  • Ghi nhớ càng nhiều chi tiết càng tốt về bọn cướp và mọi diễn biến của sự việc

Nếu bạn cho rằng, chúng ta đang huyên thuyên và thụ động đứng nhìn những kẻ cướp đang ung dung mang đi bao công lao khó nhọc của mình là các bạn sai. Chúng ta còn có nhiều cách khác để chiến đấu hơn là cách làm “người hùng” như trong phim. Hãy nhớ, chống trả bằng sức mạnh là đối sách cuối cùng, chỉ sử dụng khi nào mà bạm cảm thấy mạng sống của bạn (hay của nhân viên bạn) thật sự đang nguy hiểm. Vì dù sao đi nữa thì chúng ta cũng không thể nhanh hơn tốc độ của một viên đạn.

Điều quan trọng nhất là bạn phải ghi nhận những thông tin, những chi tiết đặc của kẻ cướp để có thể giúp cho cảnh sát lần ra manh mối bọn tội phạm.

Một doanh nghiệp có ý thức cảnh giác, họ sẽ mở một khóa huấn luyện cho công nhân của họ, giúp họ biết phải hành động như thế nào và cần ghi nhớ những điều gì

  • Cố gắng quan sát và ghi nhớ những đặc điểm như: giới tính, độ tuổi, chiều cao, cân nặng, chủng tộc, màu da, tóc, mắt, quần áo . . . và các điểm đặc biệt khác nổi bật như vết sẹo, hình xăm, dáng đi, giọng nói . . . tất cả đều rất hữu ích trong việc truy tìm tội phạm. (Các nhà chuyên môn có gợi ý cho chúng ta phương pháp dễ dàng trong việc đánh giá chiều cao của bọn cướp là so sánh chiều cao của họ với một cấu trúc cố định có sẵn ở trong nhà như cái cửa, cột nhà, tủ . . .)
  • Ghi nhớ những đặc điểm của hành vi như người này hành động như thế nào? Lo lắng? Điên cuồng? Bối rối? Say xỉn? Trầm tĩnh . . .?
  • Hắn ta có lối nói như thế nào? Có trọng âm không? có chưởi thề không? Chưởi như thế nào? Có nói hay pha trộn một ngôn ngữ thứ hai nào không?
  • Chúng nó gọi nhau bằng tên hay là biệt danh?
  • Tính đồng đội hổ tương giữa bọn chúng với nhau như thế nào?
  • Mô tả chính xác loại vũ khí cũng là một cách giúp cho cảnh sát có nhiều manh mối hơn.
  • Cố gắng ghi nhớ những nơi mà bọn tội phạm có thể đã đụng chạm tới như: máy tính tiền, tay nắm cửa, chìa khóa . . . giữ đừng cho ai chạm đến vùng đó cho đến khi cảnh sát đến. Nếu hiện trường là một nhà kho thì hãy đóng lại chờ cảnh sát đến.

Thực tế cho thấy rằng, bạn nên tuân theo bọn cướp hơn là chống lại những kẻ mà trong tay đang cầm súng và dao. Thái độ như vậy sẽ cho phép bạn có thời gian để chú ý đến những chi tiết về chúng cùng với những hành động của chúng, để rồi bạn sẽ cung cấp cho cảnh sát những chứng cứ thật chính xác. Hãy để cho cảnh sát truy lùng bọn cướp. Đừng làm “anh hùng”, nhất là với những kẻ có vủ trang, và xin nhắc lại rằng, rất ít người có phản ứng nhanh hơn một viên đạn.

Nếu xí nghiệp của bạn có hệ thống báo động thì chỉ nên kích hoạt khi bạn cảm thấy an toàn để làm việc đó (khi bọn cướp không biết hay không để ý . . .)

Sau khi bọn cướp vừa ra khỏi, các bạn hãy gọi khẩn cấp ngay cho Cảnh Sát (113) trước khi bạn gọi cho bất cứ ai.

Khi gọi điện, các bạn phải cung cấp một số thông tin sau:

  1. Số điện thoại của bạn hay của nơi bạn đang gọi
  2. Vị trí chính xác nơi xảy ra ăn cướp vũ trang ; tên đường, số nhà, và nếu có thể thì cho biết thêm giao lộ, ngã tư gần nhất để đi đến đó, hoặc các đặc điểm dễ nhận thấy nào đó trên đường.
  3. Mô tả thật ngắn gọn về số lượng bọn cướp, vũ khí chúng sử dụng,
  4. Loại xe mà chúng sử dụng, số xe, hướng bọn chúng tháo chạy. (nếu chúng chạy bộ thì chạy về hướng nào?)
  5. Nếu có thương vong thì cho biết số lượng nạn nhân, giới tính, tình trạng thương tích . . .

Sau một vụ ăn cướp vũ trang, các bạn hãy làm theo những điều sau đây:

Giữ nguyên hiện trường tội ác, không cho người và nhân viên của bạn đụng chạm hay làm xáo trộn những nơi mà bọn tội phạm đã đụng tới hoặc những thứ mà bọn chúng để lại

Những ghi nhớ quan trọng

  • Không phát biểu những gì trên các phương tiện truyền thông mà không thông qua cơ quan điều tra.
  • Không nói gì về số lượng tiền đã mất trừ khi với cảnh sát
  • Đưa ra trình bày cho cảnh sát mọi chi tiết, thậm chí cả những chi tiết mà có vẻ như không liên quan tới bạn. Hãy nhớ, bất kỳ chi tiết nhỏ nào cũng có thể giúp cho cảnh sát lần ra dấu vết bọn chúng

Ở những cơ quan điều tra, người ta thường có trang bị một máy tính nhận dạng, theo sự mô tả của bạn, cảnh sát có thể có một bức ảnh khuôn mặt của kẻ tội phạm. Dĩ  nhiên bức ảnh có giống hay không là do sự mô tả của bạn có chính xác hay không.

Những chuyên viên của cảnh sát có thể sẽ hỏi các bạn để mô tả hình dạng khuôn mặt bọn tội phạm những câu sau:

  • Khuôn mặt (tròn, vuông, trái soan, lưỡi cày . . .)
  • Tóc: màu sắc, độ dài và kiểu tóc
  • Trán và lỗ tai (cao thấp, lớn nhỏ, hình dạng)
  • Mắt và lông mày (màu mắt, hình dạng)
  • Mũi (chiều dài, hình dạng)
  • Miệng, ria mép (chiều rộng, hình dạng)
  • Cằm, râu (chiều dài, hình dạng, loại râu . . .)

Cuộc điều tra có thành công hay không phụ thuộc vào những bằng chứng được cung cấp từ bạn và từ các nạn nhân của vụ ăn cướp vũ trang. Vì vậy, bạn có thể trở thành nhân chứng trong quá trình điều tra

CHỈ TRONG MỘT CHỚP MẮT

Chúng tôi hy vọng bạn và những người thân của bạn không bao giờ phải rơi vào tình thế hiểm nghèo buộc phải chiến đấu để chống trả lại những kẻ ăn cướp vũ trang. Trong phim thì các bạn thấy Thành Long làm việc đó quá dễ dàng, nhưng các bạn đâu có biết rằng, tất cả các cảnh đó đã được lập trình, lên kế hoạch cho tất cả mọi cử động. Còn chúng ta thì sống trong thế giới thực tế, chúng ta có thể sẽ tự làm hại mình và những khác nếu chúng ta chống trả một cách mù quáng.

Vậy thì chúng ta sẽ làm gì trong một tình hình như vậy?

Khi nào là giây phút tốt nhất để tấn công?

Cần phải tấn công vào chỗ nào?

Sau đây là lời khuyên của một võ sư chuyên huấn luyện kỹ năng chiến đấu bằng tay không cho các nhân viên cảnh sát.

Đừng bao giờ chống trả với một kẻ có vủ trang, trừ khi bạn cảm thấy không còn sự lựa chọn nào khác để bảo vệ mạng sống của mình hay của những người chung quanh. Và khi đã quyết định như vậy, bạn phải cố gắng đợi cho đến khi hắn ta ở trong tầm tay của bạn. Nếu bạn cố gắng tấn công hằn ta ngoài tầm tay của mình, hắn sẽ hạ bạn trước.

Theo các võ sư thì các yếu điểm trên cơ thể con người là:

  • Đôi mắt: có thể bị chọc nhanh chóng bởi bàn tay hay với hai ngón tay
  • Sống mũi: có thể hạ gục đối phương bằng một cú đấm hay một nhát chặt bằng cạnh bàn tay thật mạnh.
  • Yết hầu: chỗ “trái táo Adam” nhô lên, nếu chém thật mạnh bằng cạnh bàn tay, hay bằng nắm đấm sẽ có thể hạ gục được địch thủ

Nhưng để thực hiện được những hành động trên, các bạn cần phải có sự luyện tập lâu dài vì mọi chuyện chỉ có thể hành động bất ngờ, trong một chớp mắt. Tuy nhiên, các vỏ sư nói, đối diện với một kẻ đang lăm lăm khẩu súng trên tay hay đang khua khua lưỡi dao trước mặt của bạn thì khó mà có một cuộc đọ sức công bằng.

Nhưng bạn phải làm gì khi một kẻ đang đâm bạn với một con dao hay đang chuẩn bị nhã đạn vào bạn?

  • Nếu hắn ta đang ở xa, hãy ném bất cứ cái gì bạn có trong tầm tay của bạn, nhắm thẳng vào đôi mắt và ném thật mạnh.
  • Nếu hắn đang ở trong tầm tay của bạn, hãy đánh tạt thật mạnh và cánh tay cầm vũ khí của hắn ra khỏi người của bạn
  • Đừng bao giờ kéo vủ khí về phía bạn hoặc đẩy nó ngang qua người của bạn. Đây là điều rất quan trọng.

Và chúng tôi xin nhắc lại rằng: “Đừng bao giờ chống trả với một kẻ có vủ trang, trừ khi bạn cảm thấy không còn sự lựa chọn nào khác để bảo vệ mạng sống của mình hay của những người chung quanh”.

TỘI PHẠM TRÊN ĐƯỜNG PHỐ

Có một ngàn lẽ một lý do để chúng ta phải ra khỏi nhà vào ban đêm, và khi các bạn một mình trên đường phố vắng, là cơ hội cho bọn tội phạm trên đường phố. Ở một mức độ nào đó, thì chính cái dáng vẽ nên ngoài của bạn khiến cho bọn tội phạm nghĩ rằng, bạn là người dễ bị khuất phục, và chúng sẽ tấn công bạn.

Để tránh bị tấn công, các bạn nên làm theo những lời khuyên sau đây:

  • Gây cho bọn tội phạm có cảm tưởng rằng mình là người không dễ bị khuất phục bằng những cử chỉ tự tin, đường hoàng, đỉnh đạc . . . từ cách phục sức, cách đi đứng, cách ôm xách gói hàng, cách quan sát . . .
  • Không đi bộ với cặp tai nghe nhạc, các bạn cần phải lắng nghe mọi tiếng động chung quanh, nhưng đừng lắng nghe với kiểu nhớn nhác, lo sợ
  • Nếu có thể thì nên đi chung với một hai người hay với một con chó của bạn.
  • Đừng mang xách ôm đồm, cố để một tay rảnh rang. Nếu có mang theo dụng cụ để tự vệ (bình xịt, còi báo động . . .) thì cầm sẳn trong tay, đừng nên để trong túi quần hay túi xách.
  • Nên đi giữa lối đi, kể cả trên lòng đường nếu có thể. Khi quẹo một góc phố, nên đi cách xa góc tường, đi cách xa các vùng tối, các thùng rác, bụi cây, xe đang đậu ít nhất là 1 mét.
  • Chọn những con đường có chiếu sáng, có tuần tra, có nhiều người đi lại

 Nếu bị tấn công:

Đây là điều tệ hại nhất có thể xảy ra và trong chúng ta không ai muốn. Cho dù chúng ta đã đề phòng trước. Ở đây, chúng tôi không có ý dạy các bạn các phương pháp tự vệ mà chỉ hướng dẫn các bạn biết cách phải làm gì để giành được lợi thế khi bị tấn công.

Xin nhắc lại: Không có một công thức nào để chỉ cho các bạn phải làm gì trong mỗi tình huống, tất cả đều phải dựa vào sự bình tĩnh, phán đóan sáng suốt, kinh nghiệm và bản lĩnh của các bạn. Các ý kiến sau đây của các chuyên gia có thể coi là những điều nên làm trong những tình huống bị đe dọa.

  • Thẩm định tình hình, nếu có thể thì nên tránh xa và bỏ chạy.
  • Nếu bị áp sát, hãy làm một cái gì đó bất ngờ như giả vờ ói mửa, cúi xuống làm như nghẹn cổ và ói, nếu có thể móc họng để ói được hay tiêu, tiểu ra quần thì càng tốt. Không một kẻ cướp của hay tấn công tình dục nào lại đủ điên rồ để tấn công một kẻ không kiểm soát được bản thân mình.
  • Nếu bị đe dọa cưỡng dâm thì nói: “Cứ làm đi, tôi đã bị HIV dương tính. Tôi nói cho ông biết trước để tôi khỏi bị trách nhiệm hình sự nếu ông bị AIDS”. Nói như thế có khi kẻ tấn công sẽ mất hứng.
  • Khi vừa tầm tay thì bất ngờ dùng bình xịt cay xịt vào mắt kẻ tấn công rồi vừa bỏ chạy vừa kêu cứu.
  • Bó một cọc tiền bằng giấy, nhưng hai bên là 2 tờ tiền thật, nếu bọn cướp chặn lại đòi tiền. Hãy từ từ rút nó ra cố tình cho hắn thấy, rối bất ngờ ném thật xa, ngược lại với hướng ta định chạy. Rồi vừa bỏ chạy vừa la thật lớn hết cỡ. Bọn cướp chắc sẽ chọn cách lượm tiền và chuồn hơn là đuổi theo bạn
  • Nếu đi bộ mà cảm thấy bị bám đuôi, hãy đổi hướng băng qua đường, cho hắn thấy là ta đã nghi ngờ. Vào ngay vào một cửa hàng hay một ngôi nhà có đèn sáng. Gọi điện cho cảnh sát hay cho người nhà đến đón
  • Nếu tình huống cho phép, hãy la lớn để kêu cứu

Nên nhớ rằng, không có qui tắc nhất định nào áp dụng cho mọi tình huống. Không có ví tiền nào, món trang sức nào đáng quý hơn mạng sống của chúng ta.

 Phạm Văn Nhân

Chi tiết...

Sống Sót Sau Một Vụ Đắm Tàu

Với sự tiến bộ trong công nghệ về an toàn tàu biển hiện nay, tỷ lệ để bạn bị mắc kẹt trên một con tàu chìm là rất thấp. Tuy nhiên, đây vẫn còn là những thảm họa thường xuyên. Một số vụ tai nạn vẫn có thể xảy ra cho dù bạn đang đi du lịch ở một quốc gia mà tiêu chuẩn an toàn hàng hải đã được áp dụng nghiêm ngặt.

Trên hải trình của các bạn, dù là tàu lớn hay thuyền nhỏ, cũng có thể xảy ra những tai nạn bất ngờ như: hai tàu đâm vào nhau, chạm phải đá ngầm, va vào băng trôi (điển hình như vụ tàu Titanic), gặp gió bão, máy tàu hỏng hóc . . .  Nếu lọt vào vùng có chiến sự thì tàu có thể bị đánh đắm, trúng thủy lôi . . .  Và hậu quả có thể dẫn đến là tàu bị nổ, lật, chìm . . .  cho dù đó là một con tàu cự kỳ hiện đại. Nếu đang ở trên một con tàu mà bạn cảm thấy mình đang ở trong tình huống tính mạng bị đe dọa, hãy cố nhớ lại một số gợi ý sau đây để giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của bạn.

NẾU TÀU SẮP CHÌM

  1. Gửi một tín hiệu Mayday để cầu cứu nếu bạn là người phụ trách con tàu đang chìm: Các cuộc gọi Mayday có thể được phát đi trên bất cứ tần số nào và khi có một cuộc gọi Mayday thì những thông tin dùng sóng radio khác không được phép phát sóng, trừ các thông tin nhằm giúp đỡ tình trạng khẩn cấp. Một cuộc gọi mayday chỉ có thể được sử dụng khi mà mạng sống hoặc tàu thuyền, xe cộ, máy bay đang đối diện với nguy hiểm chết người rõ rệt hoặc bị chìm hay bị phá hủy.

damtau

Khuôn mẫu tiêu chuẩn của một cuộc gọi báo nguy gồm có chữ MAYDAY được nói ba lần liên tiếp, theo sau là tên (hoặc mã hiệu) của chiếc tàu (máy bay) cũng được nói ba lần, rồi MAYDAY và tên hoặc mã hiệu lần nữa. Các thông tin quan trọng nên theo sau gồm có vị trí, tính khẩn cấp và sự giúp đỡ nào được cần đến và số người trên tàu hay máy bay. Một thông điệp báo nguy tiêu biểu có thể như sau:

“MAYDAY, MAYDAY, MAYDAY, đây là HƯỚNG VIỆT, HƯỚNG VIỆT, HƯỚNG VIỆT. MAYDAY, HƯỚNG VIỆT. Vị trí 35 độ 45 phút Bắc, 15 độ 25 phút Tây. Tàu của tôi đang bị cháy và chìm xuống. Tôi yêu cầu được giúp đỡ ngay. Bốn người đang trên tàu và đang dùng một xuồng cứu hộ. HẾT.”

Riêng tại Việt Nam, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cho biết, đối với việc cấp cứu trên biển, tần số 7903 kHz là tần số thu nhận thông tin cấp cứu, khẩn cấp được trực canh 24/24 giờ kể cả các ngày nghỉ, lễ, tết.

Khi tàu bị sự cố như cháy nổ, tàu đang chìm, người rơi xuống biển, cấp cứu y tế, tai nạn lao động,… mà tàu không tự xử lý được thì có thể gọi các tổng đài thông tin duyên hải trên tần số 7903 kHz để được trợ giúp kịp thời. Để tránh tình trạng gây nhiễu trên tần số 7903 kHz, chỉ khi tàu gặp sự cố mới liên lạc trên tần số này.

  1. Lắng nghe các tín hiệu di tản:Tín hiệu di tản tiêu chuẩn là 7 tiếng còi ngắn theo sau là một tiếng còi dài. Thuyền trưởng hoặc các sĩ quan phụ tá cũng có thể sử dụng các hệ thống liên lạc khác để nói chuyện với tất cả thủy thủ đoàn và hành khách.
  1. Lấy áo áo phao để mặc vào: Hãy chuẩn bị để thoát khỏi con tàu trong thời gian cho phép. Nếu bạn có thời gian hãy lấy bất kỳ thêm một số dụng cụ hay thực phẩm để sinh tồn. Nhưng chỉ làm điều này nếu không gây nguy hiểm cho mạng sống của bạn hay của những người khác.

Nên mặc thêm y phục chống thấm nước của bạn, chẳng hạn như mũ, áo và găng tay.  Quần áo làm tăng cơ hội sống sót trong nước lạnh. Giúp đỡ cho tất cả trẻ em và vật nuôi sau khi bạn đã chuẩn bị cho mình.

  1. Làm theo sự hướng dẫn.Đây là điều quan trọng hơn cả.Nếu bạn không biết làm cách nào để được an toàn, hãy làm theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng hoặc một trong các thành viên thủy thủ đoàn. Họ là những người đã được đào tạo về các hoạt động cứu hộ trên tàu và sẽ có một sự hiểu biết tốt hơn về những gì bạn cần phải làm để đảm bảo an toàn cho bạn.  Một con tàu chở khách sẽ có một phòng tập trung, nơi tất cả mọi người cần phải tập họp lại để chuẩn bị cho một cuộc di tản. Nếu bạn nghe được lệnh tập trung, hãy cố gắng để đến đó.

Nếu bạn không thể nghe thấy hoặc không hiểu các hướng dẫn (ví dụ, nó không phải là ngôn ngữ của bạn), hãy nhớ trong tâm trí một điều – đi lên và ra khỏi tàu.

  1. Giữ bình tỉnh và không hoảng sợ:Nghe có vẻ giống như một lời sáo rỗng, vì nói thì dễ. Nhưng bạn càng hoảng sợ, thì càng khó mà tiến đến được một chiếc thuyền cứu sinh. Việc giữ bình tĩnh rất quan trọng để đối phó với những hành khách khác cũng như để giữ cho tâm trí của bạn tập trung để làm bất cứ điều gì giúp bạn có thể tồn tại. Nếu những người khác xung quanh bạn đang hoảng loạn, hãy cố gắng làm mọi cách để họ bình tĩnh trở lại. Những hành động của họ chỉ làm thêm chậm và có thể gây nguy hiểm cho việc sơ tán.

Cố gắng tập trung vào việc giữ bạn hít thở dưới sự kiểm soát. Nếu bạn đang có luyện hít thở theo phương pháp khí công, yoga, pilates . . . hoặc bất kỳ phương pháp thư giãn nào, hãy sử dụng chúng để làm bạn bình tĩnh, cũng như phải dùng đến hơi thở theo cách này nếu bạn rơi xuống nước. Hãy cố gắng giữ bình tỉnh để sinh tồn.

 damtau1

  1. Tập trung vào việc thoát ra bằng con đường nhanh nhất, không phải là con đường ngắn nhất.Làm sao để thoát được ra ngoài là điều quan trọng hơn là cứ mãi tìm con đường ngắn nhất, gần nhất mà thậm chí nó có thể dẫn bạn đến nguy hiểm hơn. Khi tàu bắt đầu nghiêng, bám lấy bất cứ điều gì có thể để giúp bạn giữ thẳng đứng, chẳng hạn như tay vịn, ống, móc, phụ kiện ánh sáng, vv. . .

Cũng như khi các bạn cố gắng để thoát khỏi một đám cháy, lúc này không đi thang máy hay sử dụng những thiết bị  điều khiển bằng điện. Bạn sẽ không bao giờ muốn bị kẹt trong thang máy trên một con tàu chìm.

  1. Một khi bạn đã lên được trên boong, hãy đến chỗ tập trung hoặc các xuồng cứu sinh gần nhất. Hầu hết các tàu du lịch ngày nay, người ta thực tập và phổ biến các thủ tục an toàn trước khi khởi hành, để hành khách biết phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp. Nếu không, các bạn hãy đi đến nơi có vẻ như các thủy thủ đoàn đang trợ giúp hành khách để di tản. Thủy thủ đoàn thường sẽ là những người cuối cùng rời bỏ tàu, vì nhiệm vụ của họ là lo cho tất cả mọi người an toàn rời khỏi tàu trước tiên.

Không tỏ ra anh hùng bằng cách ở lại cùng với thủy thủ đoàn trên tàu. Hãy làm những gì cần phải được làm để đảm bảo sự an toàn của bản thân và những người thân yêu của bạn. Đây không phải là những bộ phim.

 RỜI BỎ TÀU

Nếu tình huống không thể cứu vãn, các bạn bắt buộc phải rời bỏ tàu, thì xuồng cứu sinh bơm hơi là vật đã chứng tỏ được sự hiệu quả trong các tình huống sống còn hơn các loại xuồng khác. The well-prepared sailors will have all they need to survive in their raft and signal their position. Khi được các thủy thủ chuẩn bị tốt, các bạn sẽ có tất cả những vật dụng thiết yếu để tồn tại trên bè trong một thời gian dài. A list of recommended equipment is as follows. Danh sách các trang bị cần thiết được đề nghị như sau.

  • Appropriate Clothing (most important in cold water), flotation device, water (or reverse osmosis pump), first aid kit, signaling and communication device, and food (and/or fishing/hunting equipment), a knife, sea sick pills, sun screen (or oil or grease).- Quần áo thích hợp (nhất là vùng lạnh).
  • Áo phao, thiết bị nổi.damtau2
  • Nước (và dụng cụ chưng cất nước)
  • Thực phẩm dự trữ
  • Túi cứu thương.
  • Máy bộ đàm
  • Pháo sáng và trái khói
  • Thiết bị truyền tín hiệu (kính, pano . . .)
  • Dụng cụ đánh bắt cá
  • Thuốc chống say sóng,
  • Một neo nổi (buồm nước)
  • Dao nổi an toàn
  • Một bộ dụng cụ sửa chữa,
  • Bơm hơi để bơm bè
  • Đèn pin, pin và bóng dự phòng
  • Hai mái chèo,
  •  Neo nổi và 30 m dây
  • Bơm hút nước (để tháo nước)
  • Hướng dẫn Survival, một
  • . . .

Khi buộc phải nhảy xuống nước, nếu là mùa lạnh (hay đang ở vùng biển lạnh), trước khi nhảy xuống, nên mặc nhiều quần áo (nếu có quần áo chống thấm nước càng tốt), đội mũ, mang bít tất và dĩ nhiên là phải mang phao cứu sinh.

NHẢY XUỐNG NƯỚC

Khi nhảy xuống nước thì nhảy thẳng đứng, chân xuống trước, hai chân khép lại, mắt nhìn về phía trước, hai tay ôm choàng trước ngực, đè lên phao cứu sinh. Không nên nhảy cắm đầu xuống như trong hồ bơi. Bịt mũi lại để đề phòng sặc nước.

Lưu ý: trước khi nhảy xuống nước (thường thì từ độ rất cao), không được thổi phồng phao cứu sinh lên để tránh phao bi va đập xuống nước gây chấn thương hay bị vỡ phao.

damtau3damtau4

Tư Thế Nhảy Xuống Nước

Nếu có thể được thì nên chọn hướng dưới gió để tránh gió thổi va đập vào tàu.

Nếu là tàu lớn, sau khi xuống nước, cần rời xa ngay mạn tàu. Vì khi tàu chìm, sẽ tạo thành một luồng nước xoáy rất mạnh, hút theo tất cả những vật thể gần đó.

Sau khi xuống nước, mọi người nên tụ tập lại gần nhau để có thể nương tựa vào nhau, giúp đỡ và động viên nhau . . . và nhất là những toán cứu hộ sẽ dễ dàng phát hiện và cứu giúp các bạn. Chia nhau các mảnh gỗ hay các vật thể trôi nổi bềnh bồng trên mặt nước để tăng cường lực nổi của mình.

damtau5SỬ DỤNG PHAO CỨU SINH

Khi gặp tai nạn trên biển, cần phải nhảy xuống nước để thoát thân thì cho dù bạn là một tay bơi lội cự phách, bạn cũng phải mang phao cứu sinh để duy trì sức lực, kéo dài thời gian sinh tồn trên mặt nước.

Phao cứu sinh có nhiều loại nhiều kiểu khác nhau: có loại thổi khí bằng miệng, có loại sử dụng hơi nén (chỉ cần giựt mạnh chốt bình khí nén là phao tự phồng lên), có loại làm bằng những vật liệu mà tự thân nó đã có một lực nổi nhất định.

Khi gặp tình huống nguy hiểm, phải thông báo ngay cho mọi người trên tàu biết để mang phao cứu sinh. Dành những loại phao có độ nổi cao cho trẻ em, phụ nữ và người già. Giúp họ mang phao, cột dây, gài nút, gài khóa, hướng dẫn sơ bộ . . . Những người biết bơi nên sử dụng loại phao hỗ trợ, tuy lực nổi thấp, nhưng tiện cho việc thao tác trong khi bơi lội.damtau6

Nếu thiếu phao cứu sinh, những người biết bơi nên tự tìm hay chế tạo cho mình những chiếc phao cứu sinh bằng cách tìm những thùng rỗng, can rỗng, túi nylon, các vật liệu xốp, nhẹ, có độ nổi cao… dùng dây cột lại với nhau. Cũng có thể thổi nhiều túi nylon nhỏ, cho vào hai ống quần rồi cột túm lại. Khi sử dụng loại phao này, không được nhảy mạnh xuống nước vì lực va đập sẽ làm vỡ túi khí, phao sẽ mất tác dụng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHỎI CHẾT ĐUỐI SAU MỘT VỤ ĐẮM TÀU

Đuối nước có lẽ là một kết cuộc mà không ai muốn, và ở trong một con tàu đắm, việc tồi tệ nhất để kết thúc là chết đuối. Những hướng dẫn dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để thoát khỏi chết đuối sau một vụ đắm tàu và tiếp cận bờ biển một cách an toàn.

  1. Mang một áo phao hay thiết bị nổi. Hạ thân nhiệt, sốc, tổn thương và kiệt sức có nghĩa là bạn không thể đủ sức để bơi đến nơi an toàn sau vụ tai nạn đã xảy ra. Mặc áo phao có hỗ trợ cổ đúng cách sẽ giữ cho khuôn mặt của bạn lên khỏi nước cho dù bạn có rơi vào tình trạng bất tỉnh.
  2. Tránh xa bất cứ ai đang ở trong nước. Cho dù bạn là một tay bơi cừ thì ngay sau khi tai nạn xảy ra, bạn cũng đang ở trong tình trạng nguy hiểm nhất. Bạn có thể quay trở lại và họp cùng với những người bơi lội giỏi sau, nhưng ngay bây giờ, bạn có nguy cơ từ những người bơi yếu và hoảng loạn, những người sẽ làm bất cứ điều gì để cố tự cứu mình. Họ sẽ đeo bám bạn, không phải chỉ một người mà có thể cả một nhóm người. Vì vậy thường có hiện tượng “chết chùm” trong những vụ đắm tàu. Hãy nhớ rằng, bạn phải tự bảo vệ mình trước hết.damtau7
  3. Hãy là một tay bơi cừ. Hàng ngày nên rèn luyện khả năng bơi lội khoảng 1 giờ, bơi trong khi mặc áo quần. Điều này sẽ giúp xây dựng khả năng chịu đựng của bạn ở dưới nước.
  4. Cố gắng giữ ấm cho cơ thể. Để làm như được điều này, các bạn mặc áo phao và ôm nhau, nếu có một mình thì co người lại, cố gắng để bảo tồn thân nhiệt của bạn.


damtau8

  1. Tìm cách để tạo một cái phao thô sơ. Buộc hai ống quần của bạn lại, sau đó đưa lên khỏi đầu của bạn rồi đập mạnh nước. Khi đó 2 ống quần sẽ căng đầy hơi, các bạn sử dụng như một cái phao.
  2. Tập trung càng nhiều người sống sót càng tốt. Sau khi đã ổn định, mọi người đều có áo phao, các bạn nên tập trung lại với nhau. Điều này sẽ giúp các bạn bảo tồn nhiệt độ cơ thể, và có thể hỗ trợ lẫn nhau. Hơn nữa, một nhóm đông người thì các đội tìm kiếm dễ nhìn thấy hơn.
  3. Tìm hướng để bơi vào đất liền hay hải đảo. Ở đó bạn sẽ có thể nhóm một ngọn lửa, lau khô thân thể và nghỉ ngơi. Nếu không thể làm được điều này, bạn nên hạn chế chuyển động, cố gắng không để lãng phí năng lượng.
  4. Nếu một máy bay xuất hiện trong không trung. Giơ hai tay khua lên xuống trong không khí. Đừng quơ một tay, quơ một tay có nghĩa không có gì, trong khi khua hai tay có nghĩa là bạn cần sự giúp đỡ và họ sẽ cứu bạn.
  5. Giữ tinh thần lạc quan tích cực. Một tư duy tích cực là những gì mà những người sống sót cần phải có cho sự sinh tồn của họ. Lặp lại các thần chú như “Tên tôi là John Smith và tôi sẽ không chết ở đây”, và hát thật to những bài hát vui để đánh lạc hướng chính mình, giữ cho tâm trí của bạn lạc quan.
  6. Nếu bị thương, đừng di chuyển phần cơ thể bị thương của bạn, và cố gắng giữ cho nó được che chớ bằng quần áo của bạn, hoặc với bất kỳ lớp che phủ nào đó.

LƯU Ý:

  • Ống quần của bạn phải không có lỗ, vì điều này sẽ làm thoát tất cả không khí và do đó sẽ không tạo thành một cái phao. Tốt nhất là nên tìm một cái áo phao, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng.
  • Nếu bạn ở gần bờ và bạn nghĩ mình có thể bơi đến đó, hãy cởi bớt quần áo của bạn (nếu nước không quá lạnh) , mặc càng ít càng tốt, vì chúng sẽ cản trở tốc độ bơi của bạn
  • Nếu bạn không thể thấy bờ hoặc nhiệt độ nước dưới 150C, giữ quần áo của bạn để bảo tồn thân nhiệt.

Thả nổi – Tiết kiệm năng lượng

Nếu bạn đang ở trong nước và không có gì để hổ trợ bạn (trang thiết bị, quần áo) giúp cho bạn nổi trên mặt nước, thì đIt is important to save your eneriều quan trọng nhất là bạn phải tiết kiệm năng lượng. Unless you can swim to shore (within a reasonable distance and the current isn’t against you) you should avoid swimming and save your energy as much as possible. Bạn nên thả nổi, tránh những hoạt động như bơi lội để tiết kiệm sức lực của bạn càng nhiều càng tốt. Trừ khi bạn nhìn thấy bờ và tin chắc là mình có đủ khả năng để bơi vào.

Tỷ trọng của cơ thể con người là thấp hơn nhiều so với tỷ trọng của nước biển (phụ nữ có tỷ trọng thấp hơn so với nam giới). Điều này có nghĩa là cơ thể của bạn dễ dàng để thả nổi.  Tuy nhiên, sự sợ hãi và hoảng loạn là nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt sức dẫn đến việc bạn nuốt nước. Một vài hớp nước biển có thể nhấn chìm bạn xuống biển.

damtau9

Điều quan trọng là để thư giãn.  Cách dễ nhất để tiết kiệm năng lượng là thả nổi trên lưng của bạn (thả ngửa). Bạn có thể trở nên nổi hơn bằng cách hít thở sâu.

Khi gặp biển động khiến bạn gặp khó khăn trong khi áp dụng kỹ thuật thả ngửa thì hãy nằm sấp xuống, khuôn mặt úp trong nước, hai cánh tay thỏng xuống hay dang rộng để giữ thăng bằng. Khi bạn cần thở, đẩy cánh tay xuống nước và nâng cao đầu chỉ cần đủ lâu để thở.  Đây là cách dễ nhất để thả nổi.

Bạn cần thả nổi khi bị rơi xuống nước trong đêm tối, không thể định hướng để bơi vào bờ hoặc thả nổi để nghỉ ngơi hồi sức sau khi bơi một chặng đường dài. Thả nổi cũng giúp bạn bảo tồn sinh lực để có thể ở lâu dưới nước trong khi chờ người đến cứu hay tình thế cải thiện hơn.

Sẽ dễ dàng hơn trong việc thả nổi nếu các bạn có một cái phao hay các trang thiết bị, vật liệu nổi… 

CÁC LOẠI XUỒNG CỨU SINH

Xuồng cứu sinh (Lifeboat) là một trong những phương tiện cứu sinh quan trọng nhất trên tàu, nó được sử dụng trong các tình huống bỏ tàu khẩn cấp. Xuồng cứu sinh là một “con tàu” thu nhỏ, được lắp vào tàu bằng cẩu davit nhằm giúp cho nó được hạ xuống nước ít tốn thời gian nhất. Xuồng cứu sinh khác với bè cứu sinh (liferaft) vì xuồng cứu sinh có vỏ cứng, còng bè cứu sinh bằng cao su bơm hơi.

Một xuồng cứu sinh đủ tiêu chuẩn nếu nó chứa tất cả các trang bị cần thiết, các trang bị này giúp thuyền viên sinh tồn trên biển. Chúng bao gồm lương thực, nước ngọt, dụng cụ sơ cứu, các thiết bị phát tín hiệu cấp cứu, dụng cụ mưu sinh… Một con tàu phải trang bị một xuồng cấp cứu (rescue boat) cho trường hợp cần phải cấp cứu, song song với các xuồng cứu sinh khác. Một trong các xuồng cứu sinh có thể được thiết kế như một xuồng cấp cứu, nếu tàu đó trang bị hai xuồng cứu sinh trở lên.

Có ba loại xuồng cứu sinh được sử dụng trên tàu biển:

1. Xuồng cứu sinh dạng mở (Open Lifeboat):

Giống như cái tên của nó, xuồng cứu sinh dạng mở không có mái che và thường được lái bằng tay, động cơ khí nén có thể được sử dụng để đẩy xuồng. Tuy nhiên, ngày nay loại xuồng này ít được dùng, chỉ còn thấy trên các con tàu cũ.

damtau10

Xuồng cứu sinh dạng mở không hữu ích khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, và có thể bị nước tràn vào khi có sóng cao.

2. Xuồng cứu sinh dạng đóng (Closed Lifeboat):

Xuồng cứu sinh dạng đóng có hai loại: xuồng cứu sinh đóng từng phần (partially enclosed lifeboat) hoặc xuồng cứu sinh đóng hoàn toàn (fully enclosed lifeboat).

damtau11Xuồng cứu sinh đóng từng phần

damtau12
Xuồng cứu sinh đóng hoàn toàn

Đây là loại được sử dụng phổ biến trên tàu biển hiện nay, dạng kín của xuồng giúp bảo vệ thuyền viên khỏi nước biển, gió mạnh và thời tiết khắc nghiệt. Hơn nữa, tính kín nước của loại xuồng cứu sinh này có khả năng chống lật, chống chìm.

3. Xuồng cứu sinh dạng rơi tự do (Free-fall Lifeboat):

Xuồng cứu sinh dạng rơi tự do giống xuồng cứu sinh dạng đóng nhưng cách thức hạ thủy thì khác hoàn toàn. Nó có hình dáng động học để không bị hư hại thân xuồng khi thả từ trên cao. Loại này được lắp đặt ở phía lái của tàu, nơi có nhiều khu vực trống trải để có thể thả tự do.

SỬ DỤNG XUỒNG & BÈ CỨU SINH

Khi xảy ra tai nạn trên biển, xuồng hay bè cứu sinh là phương tiện tốt nhất để chúng ta thoát hiểm. Tuy nhiên, để cho an toàn và hiệu quả cao, các bạn cần biết một số điều sau:

– Nếu tàu có trang bị hệ thống thả bằng cẩu davit có thể cho phép hành khác, nhất là phụ nữ và trẻ em, vào bè ngay trên boong, nhằm ngăn ngừa các nguy hiểm khi họ tiếp xúc với nước biển.

damtau13

.- Nếu xuồng hay bè cứu sinh được làm bằng cao su thổi khí (thường là khí nén) thì có thể ném thẳng xuống biển. Nhưng trước khi ném, cần có một sợi dây dài buột bè với tàu đề phòng khi ném xuống nước, vì nhẹ nên dễ bị gió thổi trôi đi mất.

– Thủy thủ đoàn nên chuẩn bị cho mỗi xuồng hay bè cứu sinh một số thức ăn, nước uống và dụng cụ mưu sinh như: radio, vũ khí, đèn pin, hỏa pháo, kính phản chiếu, pano màu, dao, mái chèo, thuốc cấp cứu . . . và một sợi dây dài cột sau xuồng hay bè cứu sinh, để nhỡ có người rơi xuống nước thì họ có thể bám vào đó để cho chúng ta kéo lên.

– Sau khi hạ xuồng hay bè cứu sinh xuống nước, cần cử hai người khỏe mạnh, bơi lội giỏi, một người leo lên bè và một người bơi chung quanh bè để giúp đỡ những người khác leo lên.

– Trong trường hợp số lượng người nhiều hơn tải trọng của xuồng hay bè cứu sinh, những người bơi lội giỏi nên mang phao và bơi theo xuồng, nếu mệt thì bám nhẹ vào mạn xuồng.

– Sau khi lên xuồng, tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của các thủy thủ, ở đâu thì ngồi yên đó, không được chen lấn, chạy tới chạy lui, chồm ra mạn xuồng…

– Nếu trước đó, tàu đã kịp phát tín hiệu cầu cứu thì những toán cứu hộ sẽ đến và họ sẽ ưu tiên lùng sục khu vực bị tai nạn trước tiên, cho nên sau khi lên xuồng, các bạn không nên chèo xuồng đi quá xa mà nên thả chập chờn chung quanh khu vực tai nạn, trừ khi các bạn biết hướng vào đất liền hay hải đảo hoặc nhìn thấy các ánh đèn (nếu là ban đêm).

– Cử người luân phiên tát nước trong xuồng cứu sinh ra ngoài.

– Cắt cử người luôn luôn quan sát trên không cũng như trên biển, khi thấy bóng dáng của máy bay hay tàu thuyền, lập tức phát tín hiệu cầu cứu. Nếu trời nắng tốt, thì gương phản chiếu hay một miếng kim khí đánh bóng là hiệu quả nhất, nếu không có thì dùng khói, khói màu, vải màu sáng… thu hút sự chú ý của họ. Ban đêm có thể dùng lửa hay hỏa pháo phát sáng.

– Điều quan trọng nhất là phải biết giữ tinh thần lạc quan, đoàn kết, động viên, an ủi và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Có như thế thì các bạn mới có thể vượt qua mọi gian lao nguy hiểm để cùng nhau tồn tại.

Bài Viết Liên Quan:

  1. TỒN TẠI TRÊN BÈ CỨU SINH

Hổ Hăng Hái

Chi tiết...

Xử Lý Người Bị Ngất Xỉu

ngatxiuNgất xỉu, người ta còn gọi là “chết giấc”, là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt, mắt tối sầm và sau đó không nhận thức được xung quanh. Tình trạng ngất xỉu xảy ra khi dòng máu đến não thấp hơn mức tối thiểu hay do huyết áp giảm đột ngột.

 

Nguyên Nhân:

Một người có thể bị ngất do cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, thiếu ôxy, bệnh tim, say nắng, kiệt sức, đói…

Nguyên nhân có thể do: xúc động, quá mệt; thay đổi tư thế bất chợt; nồng độ đường trong máu thấp; nhịp đập của tim bất thường; lên cơn đau tim; quá tức giận… Trừ vài trường hợp ngất gặp trong các bệnh tim mạch, huyết áp, nói chung ngất không phải là một bệnh.

Nhiều người có thể bị ngất cùng thời gian tại một nơi đông đúc, nóng; khi quá mệt, lúc bụng đói hay gặp việc gì gây uất ức. Dậy thì cũng có thể là một yếu tố, vì ở tuổi này, các cảm xúc rất nhạy cảm.
Nếu tình trạng ngất hoặc chóng mặt thường xảy ra khi đột ngột đứng dậy, cần chú ý để tránh. Khi đang nằm muốn ngồi dậy, hay khi đang ngồi muốn đứng dậy hãy làm từ từ. Không đứng lâu quá một chỗ.
Nếu có tình trạng chóng mặt sau khi dùng một loại thuốc nào đó, nên báo cho bác sĩ điều trị biết để đổi thuốc.

Đối với sinh viên ngoài các trường hợp ngất do tim mạch, thần kinh, hô hấp… thì nguyên nhân hay gặp còn là do hạ đường huyết, các yếu tố về tâm lý.

Triệu chứng của ngất:

Người bệnh tự nhiên thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… rồi ngã lăn ra. Có khi toát mồ hôi, da nhợt nhạt, chân tay lạnh; tuần hoàn và hô hấp ngừng hoặc rất yếu, huyết áp hạ, đồng tử giãn.

     Những điều nên làm:

  • Đặt bệnh nhân nằm nơi thoáng mát, đỡ chân bệnh nhân lên, đầu thấp.ngatxiu2
  • Nới lỏng quần áo, dây nịt, cà vạt… để máu dễ lưu thông.
  • Bảo đảm cho bệnh nhân thở nhiều không khí trong lành; nếu cần thiết thì hãy mở cửa sổ ra.
  • Xoa bóp, kích thích lên cơ thể như giật tóc mai, tát vào má, đắp khăn ướt lên mặt, xoa bóp bằng cồn long não, cho ngửi amoniac, giấm…
  • Trong trường hợp ngất nặng, ngoài cách xử trí như trên còn phải làm hô hấp nhân tạo hoặc tiến hành thủ thuật “Hồi sinh tim phổi” (CPR)
  • Bấm vào huyệt nhân trung và huyệt dũng tuyền. Huyệt nhân trung nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Huyệt dũng tuyền nằm dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2. Cần bấm huyệt ngay sau khi người bệnh có biểu hiện ngất nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt.

ngatxiu3

TỰ XỬ TRÍ KHI BỊ NGẤT XỈU:

Ngất xỉu có thể là một điều đáng sợ, đặc biệt là khi bạn không biết tại sao hoặc phải làm gì. Dưới đây là các bước cần thực hiện để chăm sóc bản thân (hoặc người khác), nếu tình trạng ngất xỉu ập đến trong tương lai.

Bước 1: KHI BẠN CẢM THẤY “NÓ” SẮP ĐẾN

 ngatxiu4

  1. Lắng nghe và cảm nhận các triệu chứng:

 Trước khi bị ngất xỉu, bạn có thể cảm thấy ánh đèn như đang mờ đi, đầu choáng váng và chóng mặt, tiếng động nghe không rõ ràng.

  1. Nằm xuống ngay lập tức:

 Nếu bạn bắt đầu thấy bất kỳ triệu chứng nào như vậy, hãy nằm xuống càng sớm càng tốt, tránh làm tổn thương chính mình. Sự nguy hiểm vì bị té khi xỉu, nói chung, nó không phải là nghiêm trọng cho lắm (trừ khi bạn bị đập đầu vào một vật cứng nào đó). Kê chân lên mấy chiếc gối hoặc một chiếc áo khoác cuộn lại, sao cho chân của bạn cao hơn tim của bạn. Điều này làm tăng lưu lượng máu đến tim và não, chính xác là những gì bạn cần.

 Biết rằng ngay cả khi bạn nằm xuống, bạn vẫn có thể bị ngất nhưng ít nhất là bạn cũng được an toàn.

  1. Nếu bạn không thể nằm xuống:

 Hãy ngồi và đặt đầu giữa hai đầu gối để tăng cường máu lưu thông lên não của bạn. Điều này giúp bạn có thời gian để cảnh báo cho ai đó gần bạn đưa bạn đến một nơi thông thoáng hơn.

ngatxiu5

  1. Nếu có thể, bạn nói với ai đó là bạn sắp ngất xỉu:

 Đôi khi ngất xỉu có thể là một tình trạng nguy hiểm, vì vậy điều tốt nhất là được sự giúp đỡ của ai đó trước khi bạn mất hết ý thức. Cho nên khi bạn bắt đầu cảm thấy các triệu chứng, hãy gọi ai đó – thậm chí một người lạ – nói là bạn đang mất tầm nhìn và cảm thấy chóng mặt. Bạn cần họ dọn sàn nhà hoặc một nơi an toàn để bạn nằm và theo dõi tình trạng của bạn. Điều này chỉ áp dụng nếu bạn đang ở trong một khu vực đông người. Đừng đi quá xa! Bạn không nên ở với một người lạ nào đó nơi vắng vẻ.

  1. Nếu bạn đang đứng mà cảm thấy sắp ngất xỉu:

 Nếu không có ai giúp đỡ, hãy tìm một bức tường, dựa vào đó mà ngồi xuống thì tốt hơn nhiều so với việc bạn té xuống sàn nhà và bị gãy tay hoặc tìm một vật mềm như tấm nệm chẳng hạn, để té xuống.

  1. Nếu bạn đang ở giữa cầu thang có một rào chắn (lan can):

 Hãy vịn vào lan can và ngồi xuống, vì khi bạn ngã, bạn sẽ chỉ trượt một hoặc hai chân hơn là té nhào từ cầu thang xuống. Nhưng dù cầu thang có lan can hay không thì cố gắng xuống tới sàn nhà càng sớm càng tốt.

Bước 2: SAU KHI TRẠNG THÁI NGẤT XỈU QUA ĐI

 ngatxiu6

  1. Nếu bạn đang ở một mình, hít một hơi thật sâu:

 Kiểm tra các vết thương nhưng không ngồi dậy, cứ nằm yên đó khoảng 10-15 phút. Nếu có thể, bạn nên gác chân cao lên để tăng lưu lượng máu đến não của bạn. Nếu có điện thoại, hãy gọi một người bạn hoặc người thân hay một ai đó mà bạn biết đang ở gần bạn.

  1. Uống đủ nước:

 Đặc biệt là khi cơ thể bạn đang bị mất nước do đổ mồ hôi nhiều hoặc đang ở  trong một môi trường nóng. Đôi khi chính nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng trong sự ngất xỉu.

ngatxiu7

  1. Ăn mặn:

 Thực phẩm nhiều muối được cho là làm tăng huyết áp, vì vậy các bác sĩ thường khuyên bạn nên dùng các thực phẩm hoặc các chất lỏng có muối cho những người đã từng bị ngất xỉu.

Thông thường, ăn mặn không phải là một điều tốt, đặc biệt là đối với những người có huyết áp cao. Nếu bạn đang bị huyết áp cao, thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi bạn ăn hoặc uống những gì có nhiều muối.

  1. Đi đứng, cử động chậm:

 Nghỉ hẳn một ngày, không di chuyển đột ngột hay làm bất cứ điều gì cho đến khi bạn cảm thấy hồi phục hoàn toàn. Ăn những gì bạn có thể, uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Đó là những gì bạn cần. Sự chuyển động duy nhất được khuyến khích là chuyển động đôi chân của bạn trong khi đang nằm. Điều này kích thích sự lưu thông máu và giùp cho mọi thứ vận hành

ngatxiu8

  1. Nếu các triệu chứng không giảm:

 Phải gọi 115. Một đợt ngất xỉu chỉ kéo dài từ vài giây đến một phút. Nếu bạn bị lâu hơn, cần phải được đưa vào bệnh viện. Hơn nữa, nếu điều này xảy ra thường xuyên, cần phải đến bác sĩ. Bạn cũng cần phải theo dõi nhịp tim và huyết áp thường xuyên.

SAU KHI TỈNH LẠI:

  • Khi bệnh nhân tỉnh lại, trấn an và giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Đỡ nạn nhân ngồi dậy từ từ.
  • Tìm xem bệnh nhân có còn bị thương tích nào do bị ngã gây ra không và điều trị cho bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân không hồi tỉnh lại nhanh, hãy kiểm tra nhịp thở và mạch đập của bệnh nhân, chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế dễ hồi sức và quay số 115 gọi cấp cứu.
  • Nếu bệnh nhẩn bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu trở lại, hãy đặt đầu bệnh nhân giữa hai đầu gối họ và bảo họ hít sâu vào.

ngatxiu9

Một số bài thuốc Nam có thể đem lại hiệu quả trong việc chữa ngất xỉu:

– Gây hắt hơi: Quả bồ kết nướng giòn, tán mịn, thổi nhẹ vào 2 lỗ mũi hoặc đốt bồ kết rồi thổi khói vào 2 lỗ mũi. Cũng có thể dùng lông gà ngoáy kích thích niêm mạc trong mũi để gây hắt hơi.

– Nếu chân tay lạnh, dùng gừng tươi 12 g, tỏi 4 g giã nhỏ, cho thêm 20 ml nước sôi, vắt lấy nước, lọc trong. Sau đó cho thêm 5 ml rượu trắng, khuấy đều cho uống.

 Phạm Văn Nhân

Chi tiết...

Sơ Cấp Cứu Sốc – Choáng

Sốc (Choáng) là tình trạng y khoa nghiêm trọng, có thể xảy ra sau một tai nạn trầm trọng gây mất máu, đau đớn hay sợ hãi quá sức, chấn thương, đau tim, phản ứng dị ứng, nhiễm độc, nhiễm trùng hoặc gây thiệt hại đến hệ thống thần kinh. Sốc làm cho lưu lượng máu trong cơ thể giảm xuống nhanh chóng, có thể gây tổn thương vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.

TRIỆU CHỨNG:

Tùy theo mức độ và thời gian xảy ra.

     Sơ choáng:

  • Da mặt nhợt nhạt, có vẻ ngây dại.
  • Thường bị kích thích thần kinh, nằm ngồi không yên.
  • Vật vã kêu la, đói, khát.
  • Da lạnh và tím xanh.
  • Mạch nhanh hơn 100 lần/phút, huyết áp tăng nhẹ.
  • Hơi thở nhanh.

Sau đó chuyển sang ức chế thần kinh.

     Choáng sâu:

  • Nằm im lìm, lờ đờ, không kêu la dẫy dụa.
  • Tiếng nói yếu đuối phều phào.
  • Mặt nhợt nhạt hốc hác.
  • Mũi tóp lại, cánh mũi phập phồng.
  • Trán rịn mồ hôi, da và chân tay lạnh.
  • Cử chỉ chậm chạp, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt.
  • Huyết áp tụt dần đến không đo được.

Nếu để tình trạng kéo dài, không xử trí, nạn nhân sẽ chết.

CÁC BƯỚC KIỂM TRA NẠN NHÂN BỊ SỐC:

 sochoang

  1. Kiểm tra ý thức nạn nhân: Bằng cách yêu cầu họ nói, cười, giơ tay hay thè lưỡi. Một người trải qua cú sốc có thể có ý thức hay vô thức. Nếu người đó lâm vào tình trạng vô thức, ngay lập tức liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp.
  2. Nếu nạn nhân có ý thức: Xác định xem mức độ ý thức của người đó mờ nhạt, yếu ớt hoặc không thể tập trung được. Đây là những dấu hiệu của sốc : Mắt lờ đờ, đôi khi đồng tử giãn rộngvà người đó có thể dường như nhìn chằm chằm vào mông lung, vẻ mặt ngây dại. Một số người có thể cảm thấy bị kích động, lo lắng, bất an hoặc bị kích thích thần kinh, nằm ngồi không yên, vật vã, kêu la đói khát. Khi choáng sâu thì nằm im lìm, lờ đờ, không kêu la dẫy dụa.
  3. Xem xét màu da: Nếu một người đang trải qua cú sốc, mặt nhợt nhạt, da có thể bị lạnh và dẻo, nhợt nhạt, hoặc tím xanh.

mauda

  1. Kiểm tra hơi thở: Xem bình thường hay bất thường, nhanh hay chậm, thở hổn hển hay kéo dài từng hơi… nhờ đó chúng ta có thể đánh giá sơ choáng hay choáng sâu.
  2. Kiểm tra mạch đập: Một người trải qua cú sốc sẽ có mạch nhanh hơn 100 lần/phút nhưng yếu và huyết áp rất thấp.
  3. Xác định nếu người đó buồn nôn hoặc nôn ói: Đây là những dấu hiệu của sốc.nonoi
  1. Nếu bạn nghi ngờ sốc sau chấn thương: Thm chí ngay c khi người bnh còn bình thường cũng phi gi 115hoặc cơ sở y tế gần nhất.
  2. Liên lạc với dịch vụ khẩn cấp: Trong lúc chờ đợi đặt nạn nhân nằm xuống và kê chân cao lên khoảng 30 cm hoặc cao hơn đầu 1/3 mét Chỉ kê bàn chân cao lên mà thôi, không làm gì gây thêm tổn thương, làm cho nạn nhân trầm trọng hoặc đau đớn hơn.
  3. Giữ người bệnh ấm và thoải mái: Nới lỏng thắt lưng, quần áo. Dùng chăn đắp lên người bệnh.

 

 giuam

  1. Không cho bệnh nhân uống nước: Ngay cả khi bệnh nhân kêu khát.
  2. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng: Để ngăn ngừa sặc khi bệnh nhân nôn hoặc chảy máu ở miệng, tiếp tục theo dõi các dấu hiệu sống mỗi 5 phút cho đến các dịch vụ khẩn cấp đến nơi.

Kiểm tra dấu hiệu sống ( thở, ho, cử động ). Nếu không thấy, hãy tiến hành thủ thuật “Hồi sinh tim phổi”.

CẤP CỨU:

  • Áp dụng “Mô hình Cấp cứu Căn bản DRCAB” [Xem chi tiết]
  • Nếu thấy nạn nhân bất tỉnh hay có vẻ ngạt thở, hãy lật nghiêng qua một bên, đầu thấp hơn mình, kéo hàm và lưỡi về phía trước.
  • Nếu có vật lạ trong họng hay bị nôn, hãy móc ra và lau sạch, đừng để họ hít vào trong phổi.
  • Nếu ngừng thở phải hô hấp nhân tạo.
  • Nếu bị xuất huyết, hãy cầm máu ngay lập tức.
  • Nếu bị thương hay gãy xương, phải băng bó và cố định xương gãy.

Chú ý:

Sau khi cấp cứu nên đợi nạn nhân hết choáng, ổn định, mới xử trí các thương tổn và di chuyển nạn nhân, chống choáng tái phát.

PHÒNG CHỐNG CHOÁNG:

Nếu thấy nạn nhân còn tỉnh và có dấu hiệu bị choáng hay có nguy cơ bị choáng chúng ta phải:

  • Đưa nạn nhân ra khỏi nguyên nhân gây đau đớn.
  • Kê cao chân.
  • Nếu nạn nhân thấy lạnh, phải đắp chăn ủ ấm.
  • Giữ yên tĩnh và thoải mái, động viên tinh thần nạn nhân.
  • Truyền máu, truyền dịch (nếu có thể).

   Phạm Văn Nhân

Chi tiết...