CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG CUNG TÊN
Cung tên là loại vũ khí tầm xa lâu đời và hiệu quả, khởi từ công cụ săn bắn mưu sinh, bảo vệ mùa màng, nương rẫy, bảo vệ cộng đồng trong những cuộc tranh chấp giữa các bộ lạc, thị tộc; sau trở thành vũ khí chiến đấu tự tồn và đáp ứng nhu cầu chiến tranh. Con người phát minh ra cung tên từ thời đồ đá và sử dụng trên khắp thế giới cho đến tận thế kỷ thứ 19 khi chúng bị thay thế bởi súng đạn. Cấu tạo cung tên rất đơn giản, gồm cánh cung, dây cung và mũi tên.
Có nhiều loại cung khác nhau như: Cung ngắn, cung trung bình, cung phức hợp (được chế tạo từ vài loại vật liệu trộn lại ) và cung dài (trường cung).
Nếu bạn bị rơi vào vùng hoang dã mà có thể tự chế tạo cho mình một cây cung và nhiều mũi tên, thì bạn có thể vừa tìm được thực phẩm vừa tự bảo vệ được bản thân mình (và những người khác).
Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn cho các bạn làm thế nào để tự chế tạo một cây cung và những mũi tên cho mục tiêu sinh tồn kể trên và thể thao.
Phần I: LÀM CÂY CUNG
1. Tìm cây, gỗ phù hợp
Tìm một đoạn cành hay thân gỗ khô (nhưng không được dòn, dẻo mềm, mục hoặc nứt) có độ đàn hồi tốt như gỗ sồi, gỗ chanh, gỗ tếch, quýt rừng, hồ đào, thủy tùng, cò ke, cau, trắc, bách, dâu, cây K’Sam… hoặc sừng động vật. Tốt nhất là các bạn tìm một đoạn tre già, hoặc luồng già (mọc trên 7 năm) để làm cánh cung. Tre và luồng già rất tốt, vì nó có đủ độ cứng, đàn hồi và linh hoạt.
Cánh cung thường có chiều dài khoảng một sải tay (1,6 -1,8 mét), nghĩa là tương đương với chiều cao của xạ thủ,…
Người ta còn làm những cánh cung phức hợp bằng cách ghép nhiều vật liệu với nhau như tre và gỗ, gỗ và sừng hay cả tre lẫn gỗ và sừng.
Nếu không có gỗ khô, chúng ta có thể miễn cưởng sử dụng gỗ tươi (gỗ cắt ra từ một cành cây hoặc cây non còn sống), nhưng cần tránh vì nó không đủ độ cứng tương tự như gỗ khô.
2. Xác định các đường cong tự nhiên của thanh gỗ
Mỗi đoạn gỗ đều có một đường cong tự nhiên, không có vấn đề nặng hay nhẹ như thế nào. Khi bạn làm cánh cung, đường cong này sẽ xác định nơi bạn đặt các tính năng chính của nó. Để tìm đường cong này, bạn đặt một đầu đoạn gỗ của bạn trên mặt đất, một tay giữ lỏng lẽo nó ở đầu kia. Bàn tay kia nhấn nhẹ vào giữa đoạn gỗ. Nó sẽ xoay phần bụng tự nhiên của nó đối mặt với bạn, đánh dấu phần bụng đó.
3. Xác định tay cầm và cánh cung
Tay cầm và cánh cung là những bộ phận cần thiết trong quá trình định hình một cây cung. Để xác định chỗ tay cầm, tính từ trung tâm của thanh gỗ ra mỗi bên 6 cm. Phía trên là cáng (cung) trên, và dưới là cánh (cung) dưới.
4. Tạo dáng cho cánh cung
Các bạn dùng dao vừa để đẻo. Chổ tay cầm thì để dày và chuốt cho tròn. Từ tay cầm gọt dần ra, càng xa tay cầm càng mỏng dần. Kiểm tra hai bên cánh cung thường xuyên để điều chỉnh độ dày cho đồng nhau. Thân của cánh cung nếu cắt ngang thì có hình bán nguyệt. Nếu bạn đẻo chuẩn, thì hai tay cầm là hai hình ảnh phản chiếu của nhau trong đường cong và cả đường kính.
5. Khấc khuyết hai đầu cánh để giữ dây cung
Dùng dao nhỏ để khấc khuyết ở hai bên vòng ra sau lưng cánh cung và hướng về xéo về tay cầm. Hãy nhớ rằng không cắt vào lưng của cánh cung, và cũng không cắt quá sâu dễ làm gãy đầu cung. Chỉ khấc đủ sâu để giữ dây cung chỗ. Nạo tròn các cạnh để không làm đứt dây cung.
6. Chọn dây cung
Dây dung rất quan trọng, vì sức mạnh của cây cung đến từ cánh cung chứ không phảu đến từ dây cung, vì vậy cần chọn những dây bền chắc, nhất là không có độ co giãn, để khi bắn không bị đứt. Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong vùng hoang dã thì khó mà tìm thấy một sợi dây phù hợp. Tuy nhiên nếu có thể, bạn nên học cách của người dân tộc dùng vỏ của cây đa hay cây gai (Cây gai hay rể thòng của cây đa tước ra lấy vỏ, đem ngâm lấy phần sợi trắng). Đem se những sợi đó lại với nhau làm dây cung hay dây nỏ. Nhưng nếu chỉ như vậy thì chưa tạo cho dây đủ độ săn cần thiết. Để dây săn và bền hơn người ta đem căng dây lên rồi dùng lá “thé” (là một loại cây dại mọc rất nhiều ở miền núi) hay nhựa trai, mỡ đông vật để vuốt dây. Vuốt nhiều lần để nhựa hay mỡ ngấm vào làm dây săn lại ngả màu đen sẫm là được
Một số dây có khả năng làm dây cung là:
- dây da sống
- dây thừng nylon nhỏ
- dây câu cá
- tơ tằm se lại
- sợi se bình thường
7. Buộc dây cung
Trước tiên bạn thắt nút “thòng lọng kép” vào một đầu dây, rồi tròng vào một đầu cánh cung và siết lại. Sau đó bạn để đầu cánh đã buộc dây xuống đất, một tay cầm đầu cánh kia, một tay cầm dây. Với sự hỗ trợ của đầu gối, bạn uốn cong cây cung và buộc dây vào đầu cánh còn lại bằng nút “kéo gỗ” hay “một vòng hai khóa”. Khoảng cách tiêu chuản của cây cung và dây cung là một nắm tay công với ngón cát (tương đương 15 cm). Như vậy là bạn đã hoàn thành xong phần cây cung.
Có cung rồi bây giờ các bạn chuyển sang phần làm các mũi tên.
Phần II: LÀM MŨI TÊN
Để bắn cho trúng đích, mang lại hiệu quả cao, các bạn cần có những mũi tên đạt những tiêu chuẩn:
- thẳng,
- cứng,
- đủ độ dài,
- nặng vừa phải.
Mũi tên được làm từ những cây cứng và thẳng, dài từ 65 – 75cm. Đầu chuốt nhọn và trui vào lửa cho thêm cứng. Để tăng thêm phần hiệu quả, người ta có thể gắn thêm ở đầu mũi tên những vật cứng và sắc nhọn bằng đồng, thép, sắt, xương, thuỷ tinh, mảnh đá, …
Có nhiều loại tên khác nhau như tên bắn thú nhỏ, tên bắn thú lớn (hay tên chiến đấu), tên tẩm độc …nhưng thường thì chúng ta chỉ làm một loại vì không thể tìm đủ nguyên vật liệu trong vùng hoang dã.
1/ Chọn nguyên liệu
Hiện nay, người ta sản xuất tên bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như nhôm, kẽm, sợi carbon, nhựa tổng hợp … nhưng chúng ta không nói đến loại này. Các mũi tên tự chế của chúng ta nên được làm từ tre, hóp, lồ ô, luồng, lành hanh, sống lá, gỗ …
2/ Vót tên và uốn thẳng
Nguyên liệu sau khi cặt về, chọn những đốt thẳng, có độ dài vừa phải ,chẻ thành những thanh nhỏ làm phôi tên. Tên thường có độ dài bằng khoảng phân nữa cánh cung. Vót tên cũng có những bí quyết đặc thù riêng tuỳ theo cách bắn của từng người mà có cách vót cho phù hợp. Tuy nhiên, đối với chúng ta thì chỉ cần vót cho thật tròn và to khoảng 6-8 mm là được. Sau khi vót thân tên xong, kiểm tra độ nhẵn, độ đồng đều của tên rồi đưa lên ngắm xem thân tên đã thẳng chưa. Nếu tên chưa thẳng thì vùi thân tên vào lớp tro nóng trong bếp, đợi một lát rồi rút nhanh ra uốn lại, khi nào thật thẳng thì thôi. Chỉnh thân tên xong thì vót nhọn đầu mũi tên. Không nên vót quá thuôn nhọn, vì dễ bị gãy mà nên vót nhọn hơi tù.
Để tăng thêm phần hiệu quả sát thương khi săn bắn, bạn có thể gắn thêm ở đầu mũi tên những vật cứng và sắc nhọn bằng đồng, thép, sắt, xương, thuỷ tinh, mảnh đá, … nhưng không bắt buộc.
3/ Cắt khe chuôi tên
Các bạn dùng dao hay lưỡi cưa để cắt một khe ở phía sau cuôi tên, sâu khoảng 5-6 mm. Độ rộng phù hợp với dây dung, sao cho khi cài dây cung là vừa khít nhưng hơi lỏng một tí.
4/ Gắn lông định hướng vào chuôi tên
Đường bay mũi tên có chuẩn xác hay không là do chúng ta gắp những phiến lông định hướng có thẳng hay không. Chuôi tên được cột bằng 3 phiến lông đuôi của các loại chim lớn. Lông này được xé bỏ bên phần nhỏ, cắt gọn và dùng dây nhỏ, chắc, để cột, ghép, làm sao cho khi bắn không bị vướng vào cánh cung hay bàn tay xạ thủ. ví dụ nếu khe chuôi tên song song với dây cung thì phiếng lông nằm ngoài, phải thẳng góc với dây cung. Còn 2 phiến kia thì nằn áp vào thân cung.
Người ta cũng có thể xếp chuôi tên bằng lá dừa, lá kè, lá buông, … nhưng những mũi tên này thường dùng cho nỏ hơn là cung. Bạn có thể gắn thêm những dải màu sáng, sặc sỡ cho dễ tìm kiếm để thu hồi.
Lưu ý:
- Những hướng dẫn trên đây chỉ là cách làm cung tên tạm thời để sinh tồn nơi hoang dã, không có đủ độ bền chắc.
- Cung và tên tạo thành một vũ khí chết người. Thận trọng khi sử dụng, và không bao giờ nhắm vào bất cứ điều gì bạn không có ý định bắn.
- Luôn luôn tuân thủ những “Quy tắc an toàn” khi tác xạ.
- Hết sức thận trọng khi làm việc với các công cụ sắc bén.
- Cung và tên không phải là loại dễ dàng để sử dụng có hiệu quả. Nếu bạn thấy mình rơi vào tình huống cần phải săn bắn để tồn tại mà tay nghề của bạn chưa cao, tốt nhất là bạn làm những dàn bẫy. Việc này giúp bạn dễ có thức ăn hơn là đi săn với “tay nghề” của bạn.
- Giữ cây cung và tên ra khỏi tầm với của trẻ nhỏ.
Phần III LUYỆN TẬP BẮN CUNG
Như chúng ta đã biết, bắn cung là cả một nghệ thuật. Các bạn muốt phát một mũi tên bay đúng vào hồng tâm thì cần phải khổ luyện. Các bạn phải tập làm sao cho đến khi cảm thấy cánh cung chỉ là một cánh tay nối dài của mình
10 BƯỚC ĐỂ THÀNH CÔNG
Thông thường, không cần hướng dẫn, ai cũng có thể tra tên vào dây cung để bắn. Nhưng nếu muốn thi đấu, các bạn cần phải luyện tập cho đúng bài bản. Sau đây là 10 bước cơ bản trong môn bắn cung.
Bước 1: Thế đứng
Xạ thủ đứng trong tư thế thư giãn và thoải mái, mỗi bàn chân đứng một bên của vạch bắn. Khoảng cách của hai bàn chân bằng chiều rộng của vai. Trọng lượng cơ thể phân bố đều trên hai chân. Tư thế này giúp cho cơ thể được thăng bằng và vững chải.
Sau mỗi lần bắn, vị trí cơ thể cần phải trở lại như cũ, không nên tay đổi chiều hướng cũng như trọng lượng phân bố
.
Để tránh dây cung cọ vào cánh tay khi bắn thì các bạn nên sử dụng thế đứng mở.
Một khi thấy thế đứng của mình vững vàng rồi thì mới bắt đầu tác xạ.
Nếu ở vạch bắn đã in sắn dấu chân của các thế đứng, các bạn nên sử dụng.
Bước 2: Tra tên vào dây cung
Mũi tên được tra vào bằng cách đặt khất của chuôi mũi tên vào dây cung. Hạ ngang cây cung xuống, mũi tên nằm trên cây cung, nơi có bộ khe nhắm đang đối diện với bạn và khất của chuôi mũi tên được gài chắc vào dây cung. Phiến lông thẳng góc với khất của chuôi tên phải nằm trên cánh cung.
Bước 3: Bàn tay cầm cánh cung và bàn tay kéo dây cung
Bàn tay cầm cung: Đặt bàn tay cầm cung vào tay nắm của cánh cung, đường tâm của cánh cung nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Những cơ bắp chính của ngón cái kẹp chặt cánh cung, bàn tay nắm cánh cung chắc chắn. Khi kéo cung, sức ép sẽ đè trực tiếp lên các cơ bắp của ngón cái và cổ tay, khi đó ngón cái và các ngón tay khác được được thư giãn.
Bàn tay kéo dây cung: Các bạn sử dụng ngón tay thứ nhì và thứ ba. Ngón trỏ nằm trên chuôi tên, ngón gữa và ngón áp út nằm phía dưới chuôi tên. Cong những ngón tay chung quanh dây cung và những lóng tay đầu của ba ngón tay liên kết quanh dây cung. Giữ một khoảng cách giữa ngón tay trỏ, ngó tay giữa và chuôi tên, như vậy những ngón tay không kẹp quá chặt chuôi tên. Giữ cho lưng bàn tay càng phẳng càng tốt. Ngón tay cái co vào trong lòng bàn tay. Khi kéo, áp lực của dây cung ép đều lên ba ngón tay.
Bước 4: Nâng cung
Đưa thẳng cánh tay cầm cung ra phía trước. bàn tay nắm chặt cánh cung, đồng thời nâng cánh tay kéo cung lên như hình minh hoạ ở trên. Vai trước thấp hơn vai sau (Vai không được cao hơn mũi tên đang kéo). Giữ cho cánh tay giương cung cao lên.
Bước 5: Kéo cung
Từ vị trí cánh cung phía trước, các bạn sử dụng lực của cơ bắp để kéo khuỷu tay của cánh tay cầm tên ngược ra phía sau một cách uyển chuyển cho đến khi bàn tay kéo chạm vào hàm. Không di chuyển vị trí của đầu và cơ thể. (Kéo dây cung về phía mặt của mình, nhưng không di chuyển mặt theo dây cung)
Lực đẩy của cánh tay cầm cung và lực kéo của cánh tay kéo dây cung bằng nhau sẽ giúp cho cơ thể thăng bằng.
Bước 6: Điểm tựa
Bàn tay kéo dây cung lui chạm vào quai hàm và dây cung chạm mặt. Đây là điều quan trọng, ngón tay trỏ phải chắc chắn được tựa vào cằm, ngón tay cái co vào trong lòng bàn tay. Đây là tư thế giúp cho chúng ta vững vàng khi nhắm bắn, không run tay hay chao đảo mũi tên. Tư thế này còn giúp cho chúng ta dễ dàng trong việc nhắm bắn
Bước 7: Nhắm bắn
Khi nâng cung để hướng về mục tiêu, áp lực sẽ đè lên các cơ sau của cánh tay cầm cầm cung, nếu để càng lâu thì cánh tay càng mỏi. Vì vậy các bạn cần lấy đường nhắm cho nhanh để tác xạ.
Đối với cung hiện đại (cung phức hợp). “Đường nhắm đúng” là một đường thẳng tưởng tượng từ dây cung qua lỗ nhắm hay khe nhắm đến mục tiêu.
Đối với cung thông thường. Đường nhắm đúng lá một đường thẳng tưởng tượng từ dây cung, cánh cung, và mục tiêu, trong khi dây cung ở trước mắt thì trông như mờ đi.
Khi cánh cung được giữ đúng vị trí thì dây cung và cạnh (mép) của cánh cung song song, nếu không như vậy tức là đường nhắm đã bị lệch.
Khi bạn nhắm bắn vào tâm của bia, thông thường thì những phát đầu, những mũi tên cứ cắm lòng vòng, khó mà trúng đích, vì vậy các bạn cần thực hiện lại những thao tác đúng như đã hướng dẫn thì việc nhắm bắn sẽ dễ dàng hơn.
Nếu cung có biểu xích (thước ngắm), hãy điều chỉnh cao thấp, trái phải … tùy theo tầm bay của mũi tên.
Bước 8: Buông tên – Bắn
Buông tên là bước quan trọng nhất trong chuỗi tác xạ. Nếu nó không được thực hiện một cách chính xác, thì tất cả các nỗ lực của chúng ta trong các bước trước đó coi như bỏ.
Để phát đúng mũi tên vào mục tiêu, các ngón tay giữ dây cung phải cho phép nó trượt khỏi các ngón tay. Tất cả ba ngón tay phải buông ra cùng một lúc. Điều này sẽ cho phép dây cung đang kéo từ các ngón tay có độ lệch tối thiểu.
Gồng cứng hay uốn vặn cơ các ngón tay sẽ làm cho lệch dây cung sang một bên và sẽ ảnh hưởng đến đường bay của mũi tên.
Bước 9: Dõi theo mũi tên
Sau khi buông dây cung cho tên bay đi, các bạn duy trì vị trí của cánh tay ở tư thế bắn và nhìn theo cho đến khi mũi tên chạm vào mục tiêu. Như vậy bạn sẽ thấy mũi tên bay như thế nào, lên cao, xuống thấp, sang phải, qua trái … để rút kinh nghiệm trong những lần bắn sắp tới.
Các vị trí của đầu và cơ thể nên giữ ổn định, trong khi tay kéo di chuyển ngược ra phía sau khi buông tên.
Điều quan trọng là không để cho cánh tay cầm cung chúi xuống sau khi buông tên, vì điều này có thể làm cho một số mũi tên bay xuống thấp đến mục tiêu. Đồng thời ngẩn đầu để phán đoán xem mũi tên sẽ cắm vào đâu.
Bước 10: Thư giãn
Sau mỗi lần bắn, các bạn cần phải thư giãn, để cho các cơ bắp phục hồi. Chỉ cần khoảng 20 đến 30 giây là đủ thời gian cho các cơ bắp nạp lại năng lượng, sẵn sàng cho những phát bắn tiếp theo. Nếu không đủ thời gian để cho cơ bắp thư giãn ở giữa hai lần bắn, thì sau đó các cơ sẽ nhanh chóng bị giãn và thậm chí có thể gây ra đau. Khi cơ bắp đã mệt mỏi thì sẽ không thể thực hiện các thao tác một cách nhất quán.
Trong khi để cho cơ thể được thư giãn, thì cũng là lúc các bạn để tâm xem xét các mũi tên đã bắn trước đó và kết quả của nó, kiểm tra để cải thiện có thể có thể .
Vì vậy, trong nghệ thuật bắn cung, người ta có nói: Tâm trí có kiểm soát được các cơ bắp, thì khi phát tên, mũi tên mới chính xác. Do đó, “10 bước để thành công” như là một bản danh sách để các bạn kiểm tra và đánh dấu cho từng bước. Nếu một bước trong trình tự không được kiểm tra và hoàn thành, thì sau đó trình tự phải đượckhởi động lại. Đây là phương pháp cần thiết áp dụng trong thực tế để cải thiện hiệu suất.
QUY TẮC AN TOÀN KHI BẮN CUNG
Bắn cung là một bộ môn thể thao an toàn và thú vị, tuy nhiên chúng ta cũng cần biết những quy tắc để phòng ngừa những tai nạn có thể xảy ra trước, trong, và sau khi tác xạ.
Những quy tắc đó là:
- Xạ thủ chỉ được sử dụng cung tên khi có đủ sức khỏe và hiểu biết các quy tắc an toàn.
- Không bao giờ được tra tên vào cung trừ khi đang đứng ở vạch bắn và có lệnh cho bắn.
- Khi cung đã được tra tên rồi thì đầu mũi tên luôn hướng về mục tiêu (bia). Cấm không được hướng về người khác, vì có thể gây ra thương tích nếu sơ ý sẩy tay.
- Không được bắn chỉ thiên (bắn vu vơ lên trời) vì chúng ta không thể tiên đoán được điểm rơi của mũi tên, vì thế có thể gây tai nạn
- Không bao giờ được bắn vào bất cứ một vật gì, ngoại trừ bia.
- Không bao giờ bắn cung mà không có tên, vì dễ làm gãy cung, đứt dây.
- Cung tên và các thiết bị phải được đặc đùng chỗ và hợp lý, nhất là những tấm bia phải được sắp xếp về một hướng, để không một ai có thể bị thương tích do những mũi tên bay lạc.
- Không được sử dụng những mũi tên cong, hư, nứt, mất chuôi.
- Không một ai được đứng phía trước vạch bắn khi xạ thủ đang bắn.
- Trong khi xạ thủ đang bắn thì những người khác quan sát chung quanh và cảnh báo ngay nếu có sự nguy hiểm bất ngờ.
- Những nơi thường tồn tại những nguy hiểm, khi thấy an toàn, phải bắn liền, không được chần chờ.
- Nếu cảm thấy có bất kỳ một sự nguy hiểm nào thì không nên bắn.
- Khi những người khác đi thu lượm những mũi tên thì phải có ít nhất một người đứng trước bia, không cho bất kỳ ai được bắn.
- Khi một học viên bắn xong những mũi tên của họ thì bước lùi ra sau vạch bắn, để huấn luyện viên thấy rõ ràng là anh đã bắn xong.
- Phải có một khoảng càch rõ ràng từ bia này đến bia klhác.
- Chỉ được đi tới bia để coi kết quả và thu hồi tên khi mọi người đã bắn xong và huấn luyện viên ra lệnh tiến lên.
- Nếu một mũi tên hay một thiết bị nào rơi phía trước vạch bắn trong khi đang bắn thì nó chỉ được nhặt lên sau khi mọi người đã bắn xong.
- Khi thôi bắn, cầm ngang cánh cung hướng xuống đất.
- Phải xem xét xạ trường để chắc chắn rằng đường bay của mũi tên không có bất kỳ một vật cản nào có thể làm bạt mũi tên, gây nguy hiểm.
- Luôn luôn đi bộ lên bia để thu hồi những mũi tên, không nên chạy vì bạn có thể vô tình dẫm phải những mũi tên rơi.
- Nên sử dụng đúng dây cung cho từng loại cung. Điều này sẽ giảm bớt sự thiệt hại tới cây cung cũng như gây thương tích cho xạ thủ.
- Kiểm tra cung cẩn thận trước khi bắn, nếu nghi ngờ bị nứt nẻ hay chớm gãy thì phải loại bỏ.
- Không ai được đứng phía sau lưng người đang rút tên ra từ bia, vì khi rút mạnh, mũi tên bật ra thình lình, có thể chuôi tên sẽ đâm trúng ai đó.
- Tất cả mọi xạ thủ phải cùng nhau tìm kiếm thu hồi những mục tiêu bắn trật bia và bay mất
- Bảo quản các mũi tên, luôn cắm vào ông đựng tên, không phóng ném bừa bãi.
- Không được chạy khi đang mang những mũi tên bên người.
- Khi quay lại vạch bắn, phải kiểm tra kỹ để không có một ai còn ở phía sau bia hay trong xạ trường trước khi ra lệnh tiếp tục.
- Nếu có người hay súc vật (như chó chẳng hạn) bước vào khu vực trong khi xạ thủ đang bắn, hãy cảnh báo bằng tiếng còi hay la lớn, xa thủ phải ngừng lại ngay, cho dù đang gương căng dây cung. Hạ đầu tên xuống đất và chờ cho đến khi trống trải.
- Huấn luyện viên không chỉ quan sát xạ thủ mà phải bao quát toàn bộ xạ trường và thấy rõ mọi người.
- Nên cắt cử một gười làm “Giám sát viên xạ trường”, có nhiệm vụ giám sát và thực hiện những quy tắc an toàn trong những cuộc bắn cung. Nếu ai không tuân thủ thì buộc họ rời khỏi xạ trường.
Bởi: Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân