Sơ Cấp Cứu Sốc – Choáng

Sơ Cấp Cứu Sốc – Choáng

Sốc (Choáng) là tình trạng y khoa nghiêm trọng, có thể xảy ra sau một tai nạn trầm trọng gây mất máu, đau đớn hay sợ hãi quá sức, chấn thương, đau tim, phản ứng dị ứng, nhiễm độc, nhiễm trùng hoặc gây thiệt hại đến hệ thống thần kinh. Sốc làm cho lưu lượng máu trong cơ thể giảm xuống nhanh chóng, có thể gây tổn thương vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.

TRIỆU CHỨNG:

Tùy theo mức độ và thời gian xảy ra.

     Sơ choáng:

  • Da mặt nhợt nhạt, có vẻ ngây dại.
  • Thường bị kích thích thần kinh, nằm ngồi không yên.
  • Vật vã kêu la, đói, khát.
  • Da lạnh và tím xanh.
  • Mạch nhanh hơn 100 lần/phút, huyết áp tăng nhẹ.
  • Hơi thở nhanh.

Sau đó chuyển sang ức chế thần kinh.

     Choáng sâu:

  • Nằm im lìm, lờ đờ, không kêu la dẫy dụa.
  • Tiếng nói yếu đuối phều phào.
  • Mặt nhợt nhạt hốc hác.
  • Mũi tóp lại, cánh mũi phập phồng.
  • Trán rịn mồ hôi, da và chân tay lạnh.
  • Cử chỉ chậm chạp, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt.
  • Huyết áp tụt dần đến không đo được.

Nếu để tình trạng kéo dài, không xử trí, nạn nhân sẽ chết.

CÁC BƯỚC KIỂM TRA NẠN NHÂN BỊ SỐC:

 sochoang

  1. Kiểm tra ý thức nạn nhân: Bằng cách yêu cầu họ nói, cười, giơ tay hay thè lưỡi. Một người trải qua cú sốc có thể có ý thức hay vô thức. Nếu người đó lâm vào tình trạng vô thức, ngay lập tức liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp.
  2. Nếu nạn nhân có ý thức: Xác định xem mức độ ý thức của người đó mờ nhạt, yếu ớt hoặc không thể tập trung được. Đây là những dấu hiệu của sốc : Mắt lờ đờ, đôi khi đồng tử giãn rộngvà người đó có thể dường như nhìn chằm chằm vào mông lung, vẻ mặt ngây dại. Một số người có thể cảm thấy bị kích động, lo lắng, bất an hoặc bị kích thích thần kinh, nằm ngồi không yên, vật vã, kêu la đói khát. Khi choáng sâu thì nằm im lìm, lờ đờ, không kêu la dẫy dụa.
  3. Xem xét màu da: Nếu một người đang trải qua cú sốc, mặt nhợt nhạt, da có thể bị lạnh và dẻo, nhợt nhạt, hoặc tím xanh.

mauda

  1. Kiểm tra hơi thở: Xem bình thường hay bất thường, nhanh hay chậm, thở hổn hển hay kéo dài từng hơi… nhờ đó chúng ta có thể đánh giá sơ choáng hay choáng sâu.
  2. Kiểm tra mạch đập: Một người trải qua cú sốc sẽ có mạch nhanh hơn 100 lần/phút nhưng yếu và huyết áp rất thấp.
  3. Xác định nếu người đó buồn nôn hoặc nôn ói: Đây là những dấu hiệu của sốc.nonoi
  1. Nếu bạn nghi ngờ sốc sau chấn thương: Thm chí ngay c khi người bnh còn bình thường cũng phi gi 115hoặc cơ sở y tế gần nhất.
  2. Liên lạc với dịch vụ khẩn cấp: Trong lúc chờ đợi đặt nạn nhân nằm xuống và kê chân cao lên khoảng 30 cm hoặc cao hơn đầu 1/3 mét Chỉ kê bàn chân cao lên mà thôi, không làm gì gây thêm tổn thương, làm cho nạn nhân trầm trọng hoặc đau đớn hơn.
  3. Giữ người bệnh ấm và thoải mái: Nới lỏng thắt lưng, quần áo. Dùng chăn đắp lên người bệnh.

 

 giuam

  1. Không cho bệnh nhân uống nước: Ngay cả khi bệnh nhân kêu khát.
  2. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng: Để ngăn ngừa sặc khi bệnh nhân nôn hoặc chảy máu ở miệng, tiếp tục theo dõi các dấu hiệu sống mỗi 5 phút cho đến các dịch vụ khẩn cấp đến nơi.

Kiểm tra dấu hiệu sống ( thở, ho, cử động ). Nếu không thấy, hãy tiến hành thủ thuật “Hồi sinh tim phổi”.

CẤP CỨU:

  • Áp dụng “Mô hình Cấp cứu Căn bản DRCAB” [Xem chi tiết]
  • Nếu thấy nạn nhân bất tỉnh hay có vẻ ngạt thở, hãy lật nghiêng qua một bên, đầu thấp hơn mình, kéo hàm và lưỡi về phía trước.
  • Nếu có vật lạ trong họng hay bị nôn, hãy móc ra và lau sạch, đừng để họ hít vào trong phổi.
  • Nếu ngừng thở phải hô hấp nhân tạo.
  • Nếu bị xuất huyết, hãy cầm máu ngay lập tức.
  • Nếu bị thương hay gãy xương, phải băng bó và cố định xương gãy.

Chú ý:

Sau khi cấp cứu nên đợi nạn nhân hết choáng, ổn định, mới xử trí các thương tổn và di chuyển nạn nhân, chống choáng tái phát.

PHÒNG CHỐNG CHOÁNG:

Nếu thấy nạn nhân còn tỉnh và có dấu hiệu bị choáng hay có nguy cơ bị choáng chúng ta phải:

  • Đưa nạn nhân ra khỏi nguyên nhân gây đau đớn.
  • Kê cao chân.
  • Nếu nạn nhân thấy lạnh, phải đắp chăn ủ ấm.
  • Giữ yên tĩnh và thoải mái, động viên tinh thần nạn nhân.
  • Truyền máu, truyền dịch (nếu có thể).

   Phạm Văn Nhân

(Visited 1.893 times, 1 visits today)

Chia sẻ