Kỹ Năng Sinh Tồn

CHƯƠNG TRÌNH ÔM CÂY SỐNG SÓT

A. LỊCH SỬ CHƯƠNG TRÌNH “Hug-a-Tree-and-Survive”

Vào một ngày Thứ Bảy tháng Hai năm 1981, ba anh em nhà Beveridge đã cùng nhau đi lên Núi Palomar, một ngọn núi cách khoảng 60 dặm về phía Đông Bắc của San Diego, California. Họ đi trên con đường mòn tự nhiên cách nửa dặm từ khu cắm trại, nơi cha mẹ của họ đang chuẩn bị cho bữa ăn trưa. Hai trong số các anh em tin rằng Jimmy Beveridge 9 tuổi đã chạy đua với họ để trở lại nơi cắm trại, nhưng em đã không trở lại.

Gia đình đã bỏ ra một giờ để tìm kiếm em nhưng không thấy, họ vội liên lạc với Sở Kiểm Lâm và Sở Cảnh Sát. Điều thường xảy ra trong tháng Hai ở miền Nam California là thời tiết thất thường, không thể đoán trước được. Ban ngày có thể trời nắng đẹp và ấm áp. Nhưng vào ban đêm thì những đám mây và sương mù bao phủ ngọn núi, làm cho nhiệt độ giảm xuống rất thấp.

Đến ngày Thứ Hai, trời đổ mưa gần như liên tục, mây và sương mù vẫn tiếp tục bao phủ đỉnh núi. Các máy bay trực thăng chỉ có thể bay khi những đám mây tan đi, là điều kiện cần cho một chuyến bay an toàn. Gió và mưa đã vô hiệu hóa mùi của Jimmy. Vì vậy các con chó đánh hơi đành phải bất lực. Hy vọng duy nhất là phải tổ chức một cuộc tìm kiếm quy mô có hệ thống trên toàn bộ khu vực, và cầu nguyện để để sớm nhận ra dù chỉ một dấu hiệu nhỏ của cậu bé.

Sáng ngày Thứ Ba, thời tiết đột nhiên thay đổi và mặt trời xuất hiện. Có khoảng 400 người tình nguyện tìm kiếm tại hiện trường, trong đó có hơn 200 lính Thủy quân lục chiến. Cuộc tìm kiếm được tổ chức lớn nhất trong lịch sử của San Diego County.  Chiều hôm đó, người ta tìm thấy chiếc áo khoác và một chiếc giày của cậu bé.  Nhờ đó mà hướng đi cuối cùng của cậu bé đã được xác định. Sáng ngày Thứ Tư, thi thể của Jimmy đã được tìm thấy, cuộn tròn bên cạnh một gốc cây trong một khe núi, khoảng hai dặm từ khu cắm trại.  Em ấy đã chết vì hạ thân nhiệt.

Một nỗi đau buồn khôn xiết đã bao phủ lên gia đình cậu bé và những người tham gia cuộc tìm kiếm. Đó là một cảm giác đau đớn và thât vọng tột cùng, in sâu vào tâm khảm mỗi người trong nhiều tháng sau đó. Nỗi đau mà trong đó vì một cậu bé đã mất đi mạng sống, và vì một cảm giác sai lầm lớn đã xảy ra mà không có ai để đổ lỗi.

Nhiều người bị tác động mạnh bởi thảm kịch này và họ mong muốn tìm một phương cách nào đó để ngăn chặn nó xảy ra lần nữa. Thảm kịch gặm nhấm tâm hồn Ab Taylor, một lính tuần tra theo dấu vết nổi tiếng, và Tom Jacobs, một nhà văn kiêm nhiếp ảnh gia. Cả hai đều là thành viên trong đội tìm kiếm Jimmy. Đây là lần đầu tiên ông bị thất bại đau đớn trong suốt ba mươi mốt năm làm nghề theo dấu vết của Taylor, ông đã không thể tìm thấy một đứa trẻ bị mất tích mà còn sống. Sự đau khổ khiến ông phải hợp tác với Jacobs, Jackie Heet, và Dorothy Taylor trong việc thiết kế một một chương trình để dạy trẻ em ở lứa tuổi 5-12, các nguyên tắc rất cơ bản để có thể lưu trú an toàn ở nơi hoang dã. Nguồn gốc tên của chương trình được lấy từ thông điệp chính của nó: Nếu bạn bị thất lạc, phải ở lại – Hug-a-Tree (nghĩa là hãy Ôm một cây) – cho đến khi nhóm cứu hộ đến.

Trong những thập kỷ sau đó, các nhà khai sáng chương trình ban đầu cùng với một số người khác, bao gồm cả Lillian Taylor (vợ của Ab) cam kết – đào tạo hàng trăm tình nguyện viên để phổ biến chương trình. Tính đến thời điểm này, chương trình đã có được một mức độ thành công đáng kể tại Hoa Kỳ. Trong năm 1999, ý niệm của chương trình đã được du nhập sang Thụy Điển và chương trình bắt đầu được trình bày bởi các tình nguyện viên ở Thụy Điển. Vào năm 2001, phát triển sang Canada và đã được huấn luyện cho RCMP (Royal Canadian Mounted police – Kỵ cảnh Hoàng gia Canada). Và rồi đến một vụ bùng nổ về số lượng trẻ em được chương trình huấn luyện ở Bắc Mỹ khi Hướng đạo Hoa Kỳ đã đưa chương trình này vào huấn luyện cho Ngành Ấu.

Năm 2005, Ab Taylor tặng bản quyền chương trình Ôm cây Sống sót và các tài liệu cho Hiệp hội Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn (Nasar). Mục đích là để Nasar hiện đại hóa chương trình và tiếp tục phổ biến rộng rãi đến với trẻ em. Trong năm 2007, sau hai năm phát triển và áp dụng, người ta góp thời gian và tiền bạc quay một đoạn video mới, để phân phát và sử dụng trong dự án. Trong năm 2008, chương trình huấn luyện bằng video mới được thành lập, giúp cho họ biết cách làm thế nào để trình bày các chương trình, kèm theo nhiều tài liệu hỗ trợ mới được soạn và phát hành (ví dụ: cẩm nang, biểu ngữ, bản tin, tài liệu trình bày …).

Đó là tâm nguyện chân thành của những người đã đóng góp vào dự án này, để cho tất cả trẻ em sẽ có một ngày nào đó được tiếp xúc với các nguyên tắc cứu sinh của chương trình Ôm cây Sống sót.

B. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Sau đây là 7 nguyên tắc cơ bản của Chương trình “Ôm cây Sống sót” để giúp cứu mạng sống một con người:

  1.  Báo cho người lớn. Em đi đâu? Khi nào? Với ai? Để làm gì? Khi nào thì về?
  2. “Ôm cây”. Ngay sau khi em nhận ra rằng mình bị lạc, có nghĩa là dừng lại và “ôm” một cái cây, không đi tiếp. Nếu em càng ở gần nơi mà em được nhìn thấy lần cuối, em càng có cơ hội sẽ được tìm thấy một cách nhanh chóng hơn. Càng đi thì bị lạc càng xa hơn và càng khó tìm hơn.

2

 

  1. Tạo ra một nơi trú ẩn. Thật dễ dàng nếu em mang theo một tấm bạt phù hợp với túi của đeo lưng – có thể đó là một túi nhựa lớn, một tấm chăn, bạt… Cắt hoặc xé một lỗ ở giữa để cho đầu của em vào như một poncho. (Tuy nhiên, hãy giữ cho khuôn mặt của em ló ra để em có thể thở)
  2. Tiết kiệm năng lượng cơ thể. Nếu thời tiết bắt đầu lạnh, hãy cuộn tròn như một con thú bị lạnh. Bảo tồn thân nhiệt và năng lượng cơ thể của em. Rúc trong bụi cây, hốc cây hoặc bất cứ thứ gì mà có thể bảo vệ em khỏi những luồng gió.
  3. Tự làm cho mình lớn lên – Để cho máy bay trực thăng có thể nhìn thấy em dễ dàng. Nếu có thể, em nên tìm một gốc cây trú ẩn gần nơi trống trải. Nếu phát hiện một chiếc máy bay đang tìm kiếm, thì ra chỗ trống vẩy tay hay nằm ngửa dang rộng tay chân ra trên mặt đất và khua tay lên xuống. Nếu có áo màu sáng hay sặc sỡ thì nên mặc bên ngoài.
  4. Tạo ra những tiếng động lớn – Ngoài ra, em phải luôn luôn mang theo một cái còi khi em sinh hoạt ngoài trời, để em có thể tạo ra tiếng kêu lớn, thu hút sự chú ý của lực lượng cứu hộ. Thổi còi, kêu lớn, gõ vào thân cây rỗng hoặc đập các tảng đá với nhau.

3

  1. Trả lời các tiếng gọi – Hãy nhớ rằng mọi người đang tìm kiếm em. Nếu em nghe tiếng mọi người gọi, đừng sợ hãi, hãy kêu lớn để trả lời họ. Họ đang làm hết sức mình để tìm kiếm. Và họ sẽ không từ bỏ cuộc tìm kiếm khi chưa tìm thấy em. Hãy trả lời cho họ, em sẽ được cứu.

 

 C. ĐỀ PHÒNG BỊ LẠC

Luôn luôn ở lại với gia đình của các em. Không đi lang thang một mình. Lúc nào cũng mang theo một cái còi để báo hiệu hay kêu gọi sự giúp đỡ nếu bạn bị lạc. Thổi ba tiếng còi có nghĩa là “tình huống khẩn cấp! cần giúp đỡ”. Tiếng còi ở trong vùng hoang dã vang xa hơn tiếng kêu của các em, và cũng đỡ mệt và đỡ khan cổ hơn.

Trong cơn giông tố, tránh xa các đỉnh đồi và cây các cây đơn độc, vì có thể thu hút sét.

Các dặn dò khác khi bị lạc:

>>Hãy để lại dấu vết

4

Cho dù lên kế hoạch cẩn thận và có hướng dẫn rõ ràng để thực hiện theo các kế hoạch đề ra, thế nhưng đôi khi vẫn có một ai đó tách ra khỏi nhóm và bị lạc. Khi đi bộ đường dài hay băng rừng mà sợ bị thất lạc, các em cần phải biết cách lưu lại những dấu vết để cho mình có thể tìm đường quay lại hoặc những người tìm kiếm có thể theo đó mà lần ra chúng ta.

Để lại dấu vết dễ nhận thấy làm tín hiệu trên đường đi của các em như: vạt một nhát dao vào thân cây, bẻ gãy những cành cây, cột túm những bụi cỏ cao, sắp xếp đá hay cành cây theo một quy ước, cột vải vụn lên các cây nhỏ… Những dấu hiệu này phải dễ dàng phân biệt được với những dấu vết do thú vật hay thiên nhiên tạo ra. Ghi lại màu sắc quần áo của các em trên một mảnh giấy và để nó lại cùng với dấu vết của các em.

Nếu có một người nào đó bị tách ra khỏi nhóm một thời gian mà không thấy họ quay trở lại, chúng ta phải báo cho nhà chức trách và cung cấp cho họ các thông tin cần thiết cho việc tìm kiếm.

>>Hãy ở lại tại chỗ

Nếu các em nhận thấy mình đã bị lạc, ngồi xuống ở nột nơi trống trải dễ nhìn thấy và chờ đợi. Những người tìm kiếm sẽ tìm thấy em. Đừng cố gắng tìm đường quay trở lại, vì như vậy em có thể bị lạc xa hơn, làm cho những người tìm kiếm khó phát hiện ra em hơn.

5

Bởi: Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân

Chi tiết...

Xác Định Phương Hướng Trên Biển

1. GIỚI THIỆU

phuonghuongTừ rất lâu, trước khi các tàu của người châu Âu đến được Ấn Độ Dương, những người đi biển Ả-rập và Trung Hoa từ phương Đông đã ngang dọc trên đại dương này. Thật vậy, người Châu Âu đầu tiên là Vasco da Gama đến được Ấn Độ an toàn là nhờ sự giúp đỡ của một hoa tiêu người Ả-rập tên Ibn Majid. Ông đã hướng dẫn chuyến hải trình vượt Ấn Độ Dương dài 23 ngày cho các con tàu của Da Gama. Cách đây 3.000 năm, các thủy thủ người Phoenicia khởi hành từ cảng quê nhà ở bờ biển phía đông Địa Trung Hải đến châu Âu và Bắc Phi để giao thương buôn bán. Làm thế nào những hoa tiêu thời xưa tìm được phương hướng trên biển?

2. ƯỚC ĐOÁN VỊ TRÍ

Những người đi biển thời xưa phụ thuộc vào cách ước đoán vị trí. Cách này đòi hỏi họ phải biết ba điều:

  • Thứ nhất: Điểm khởi hành
  • Thứ hai: Vận tốc
  • Thứ ba: Hướng đi.

Biết điểm khởi hành thì dễ, nhưng làm thế nào chọn được hướng đi?

Từ thời nhà Tống (960–1279), người Trung Quốc đã biết dùng la bàn (gọi là Kim chỉ nam). Nhưng khi chưa có la bàn, các hoa tiêu đi biển dựa vào mặt trời và các ngôi sao. Khi trời có mây, các thủy thủ định hướng bằng các cơn sóng lừng đều đều do gió tạo nên. Họ quan sát hướng những cơn sóng này so với vị trí lặn mọc của mặt trời và các ngôi sao.

Làm thế nào họ tính được vận tốc?

Trước đây người ta tính vận tốc bằng thời gian mà con tàu vượt qua một vật được quăng xuống nước ngay mũi tàu. Sau này, họ thả qua mạn tàu một miếng gỗ buộc với cuộn dây có thắt nút đều đặn theo khoảng cách ấn định. Khi con tàu chạy, miếng gỗ nổi kéo sợi dây ra khỏi cuộn. Sau một thời gian ấn định, người ta kéo sợi dây lên và đếm nút, họ sẽ biết vận tốc của tàu. Khi biết vận tốc, hoa tiêu có thể tính được quảng đường mà con tàu đi được trong một ngày. Ông sẽ vẽ một đường trên hải đồ để biết con tàu đã đi tới đâu so với tuyến đường đã định.

Tất nhiên dòng hải lưu và gió thổi ngang có thể đẩy con tàu đi chệch hướng. Do đó, theo định kỳ, hoa tiêu phải tính toán và ghi lại những điều chỉnh cần thiết để giữ con tàu đi đúng hướng.

3. TÌM HƯỚNG VỀ ĐẤT LIỀN HAY HẢI ĐẢO BẰNG MÂY BẤT ĐỘNG

phuonghuong1

Khi bị rơi uống biển hay lênh đênh trên một chiếc bè, việc trước tiên là các bạn phải biết định hướng để tìm đường vào đất liền hay hải đảo. Các bạn nhìn xung quanh mình và cố gắng để tìm thấy bất kỳ dấu hiệu từ các đám mây. Những đám mây bất động sẽ làm cho chúng ta chú ý vì nó đứng yên một chỗ trong khi các đám mây chung quanh vẫn chuyển động.

Mây bất động thường xuất hiện phía trên các hòn đảo (hoặc đồi, núi ở trên đảo) là do những ngọn gió mang nhiều hơi nước liên tục thổi vào đảo, khi đụng các khối đất ở đảo thì bốc lên cao, gặp khí lạnh thì ngưng tụ lại thành mây (đám mây này bất động là do được cung cấp hơi nước liên tục). Những hòn đảo này nằm dưới Đường Chân Trời nên rất khó thấy.

Sau khi qua khỏi đảo, ngọn gió xuống thấp và ấm lại nên không thể hình thành đám mây khác.

phuonghuong2

Những đám mây cũng có thể cho chúng ta biết hướng của đất liền, vì chúng thường hình thành trên lục địa. Hình ảnh một đám mây  khổng lồ đang phồng lên là một sự đảm bảo đó là hướng đất liền.

Một đám mây đang phồng lên

                        Một đám mây đang phồng lên

4. TÌM ĐẤT LIỀN BẰNG CHIM

Các nhà hàng hải ngày xưa họ đi biển mà không có bản đồ và hải bàn, họ chỉ dựa trên kinh nghiệm, sự phán đoán và một số mẹo vặt. Để tìm ra hướng có đất liền, họ mang theo một số chim sống ở lục địa. Khi cần, họ thả chim ra, nếu thấy đất liền, chim sẽ bay thẳng về hướng đó, nếu không, chim sẽ quay trở về thuyền.

phuonghuong4

                                                   Minh họa: Ước đoán khoảng cách đất liền bằng chim biển

phuonghuong5

Chú ý: Hướng bay của chim hải yến, cốc biển, hải âu cổ rụt, bồ câu biển vào lúc bình minh và hoàng hôn là hướng đất liền.

5. ĐỊNH VỊ VÀ TÌM PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BIỂN

Ở giữa biển khơi, việc xác định vị trí và phương hướng rất quan trọng. vì các bạn cần phải biết hiện tại mình đang ở đâu và mình cần đi về đâu.

Hoa tiêu thời xưa nhìn mặt trời mọc và lặn để biết hướng đông và hướng tây. Ban đêm, họ có thể nhìn mặt trăng để biết phương hướng, giờ giấc. Ở Bắc bán cầu họ có thể định vị nhờ sao Bắc Cực (trước đây thường gọi là sao Bắc Đẩu). Ở tận phía Nam, chòm sao Nam Thập giúp họ định vị hướng Nam. Vì vậy, vào đêm quang đãng, dù bất cứ đang ở đâu ngoài biển khơi, họ vẫn có thể biết được hướng đi của mình nhờ ít nhất một vì sao dẫn lối. Khi trời nhiều mây, các thủy thủ định hướng bằng các cơn sóng lừng đều đều do gió tạo nên. Họ quan sát hướng những cơn sóng này so với vị trí lặn mọc của mặt trời và các ngôi sao.

Xem thêm Tìm Phương Hướng để bết thêm  Sử dụng la bàn tìm phương hướng và Ứng dụng thiên văn tìm phương hướng.

Các thủy thủ ngày xưa còn phát hiện những cơn gió thường gặp trong một số khu vực, giúp thiết lập những đường hàng hải chính cho tàu buồm ngoài biển cả. Các hoa tiêu đã biết tận dụng những cơn gió này.

SỬ DỤNG KÍNH LỤC PHÂN (SEXTANT)

phuonghuong6

Kính Lục Phân là dụng cụ thiên văn hàng hải dùng để đo góc giữa một thiên thể nào đó với đường chân trời hoặc góc giữa hai thiên thể nhằm xác định vị trí của của tàu thuyền trên biển. Ngoài hải đồ và la bàn, 2 công cụ quan trọng để xác định tọa độ trên biển là đồng hồ chuẩn, để xác định kinh độ so với kinh tuyến gốc và kính lục phân để xác định vĩ độ là những phát minh cực kỳ quan trọng.

Tên gọi quen thuộc của loại thước đo góc này là kính lục phân, sextant, hay kính phần sáu. Vì thước đo của nó là 1/6 đường tròn (60o). Ngoài ra, tùy vào nhu cầu sử dụng, người ta có thể dùng thước đo bát phân (octant), hay tứ phân (quadrant) nhưng tại Việt Nam người ta vẫn quen gọi là kính lục phân.

Nguyên lý hoạt động Kính Lục Phân:

Ánh sáng từ đường chân trời đi xuyên qua gương chân trời tới qua ống ngắm.

Ánh sáng từ thiên thể đến gương hướng dẫn sẽ bị phản xạ từ gương hướng dẫn đến 1 nửa gương chân trời (điều cần thiết là phải chỉnh sao cho hình ảnh của thiên thể tới mắt song song với hình ảnh của đường chân trời). Kéo dài đường thẳng của gương hướng dẫn ra đúng số đo nào thì đó là chiều cao của thiên thể cần đo. Từ đó tính được vĩ độ. Kết hợp với đồng hồ đo múi giờ thì ta biết được kinh độ. Từ đó, chúng ta biết tọa độ của chúng ta. Ngoài ra còn có thể đo góc giữa 2 ngôi sao cũng tương tự cách trên.

phuonghuong7 phuonghuong8

Minh hoạt: Nguyên lý hoạt động kính lục phân

Thiết kế này cho phép người quan sát (D) đồng thời nhìn thấy đường chân trời (h) và ảnh thiên thể (A) phản chiếu qua gương bán mạ B. chỉ số góc đọc thẳng trên thước (C).

Cái tên của quang cụ này cũng đồng thời phản ảnh nhược điểm của nó: thiên thể cần đo độ cao nằm phía sau lưng người quan sát nên rất khó sử dụng.

Kính lục phân không chỉ dùng để định vị trên biển, mà nó còn là một công cụ quan trọng trong việc khảo sát chuyển động của các thiên thể, đo đạc vẽ bản đồ sao và thiên văn hàng hải.

Cho đến ngày nay, tuy đã có thiết bị định vị GPS, nhưng người ta vẫn mang theo kính lục phân để dự phòng, do đặc điểm đơn giản, dễ sử dụng, nhưng có độ chính xác cao và nhất là không dùng điện như các thiết bị định vị hiện đại, hay lệ thuộc vào một thiết bị khác (như định vị bằng vệ tinh), do đó kính lục phân vẫn được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng hải.

ƯỚC LƯỢNG VĨ ĐỘ BẰNG SAO BẮC CỰC

phuonghuong9

Khi lênh đênh trên các vùng biển ở Bắc Bán Cầu, các bạn có thể nhìn sao Bắc Đẩu để ước lượng chúng ta đang ở Vĩ độ (Bắc) nào. Các bạn lấy điểm Thiên đỉnh và Đường Chân Trời tạo thành hai cạnh của góc vuông, giao nhau ở chính bạn. Đường Chân Trời là 0o và điểm Thiên Đỉnh là 90o, nếu sao Bắc Đẩu nằm ở bao nhiêu độ trong góc vuông thì chúng ta đang ở đúng ngay Vĩ độ đó trên mặt biển.

Trong hình minh họa, chúng ta thấy sao Bắc Đẩu đang ở 45o (giữa Thiên Đỉnh và Đường Chân Trời). Như vậy, chúng ta đang ở 45o vĩ Bắc.

Cho dù các bạn không có “kính lục phân”, các bạn cũng có thể dùng phương pháp trên để ước lượng khoảng cách khá chính xác bằng cách tính sự chênh lệch của sao Bắc Đẩu sau mỗi đoạn đường di chuyển. Cứ mỗi độ chênh lệch thì tương đương với 60 dặm (miles) hay 90 km trên mặt biển (hay mặt đất).

TỰ CHẾ DỤNG CỤ ĐO ĐỘ CAO THIÊN THỂ ĐƠN GIẢN

Độ cao của thiên thể được do bằng đơn vị góc. Hãy tưởng tượng bầu trời như một mái vòm trên đầu bạn từ chân trời trước mắt bạn là 0o lên đến thiên đỉnh (đỉnh đầu) là 90o và ở chân trời phía sau lưng là 180o.

Muốn biết chính xác một thiên thể đang ở độ cao bao nhiêu, nếu không có kính lục phân, chúng ra có thể tự chế một cái rất đơn giản bằng những vật liệu dễ tìm.

Vật liệu:

  • 1 tấm bìa carton cứng hoặc miếng nhựa
  • 1 sợi dây chỉ hoặc dây nhợ
  • 1 vật nặng (có thể là viên đá, bù lon, đoạn cây, cục chì)
  • 2 ống tròn nhỏ cỡ ngón tay bằng giấy hay nhựa.
  • Băng keo hoặc keo dán
  • Compa, thước kẻ, thước đo độ, viết, kéo.

Cách làm:

Trước tiên các bạn vẽ lên bìa cứng hay một tấm ván mỏng một thước đo có hình cung bằng một phần tư hình tròn như dưới đây, chia ra từ 0o cho đến 90o,  xong rồi cắt ra. Khi cắt nhớ chừa lại đường biên còn khoảng 1 cm.

Tại điểm giao nhau của hai đường 0o và 90o, khoét một lỗ để luồn dây qua rồi cột lại, bên dưới sợi dây cột một vật nặng như một sợi dây dọi (lập lòn).

phuonghuong10 phuonghuong11

Minh họa: chế tạo và sử dụng dụng cụ đo độ cao thiên thể

Để làm “ống ngắm”, các bạn dùng giấy để cuốn quanh một cây bút chì rồi dán lại. Sau khi lấy bút chì ra, các bạn đính ống ngắm vào cạnh 90o của cung một phần tư bằng hồ dán hay băng keo. Như vậy là các bạn đã có thước đo cung một phần tư.

Sử dụng:

Nếu các bạn đang ở Bắc Bán Cầu, hãy tìm cho được sao Bắc Cực. Nhìn xuyên qua ống ngắm thẳng đến sao Bắc Cực, chờ cho sợi dây dọi ổn định xong thì kẹp chặt nó. Sợi dây dọi nằm ở chỉ số góc độ nào thì các bạn cũng đang đứng tại vĩ độ đó.

Bởi: Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân

Chi tiết...

Tìm Phương Hướng Bằng Thiên Văn

Để không bị thất lạc, để đi đúng đường, đến đúng điểm đã định, để thoát ra khỏi một vùng hoang vu, xa lạ … các bạn nhất thiết cần phải tìm ra phương hướng, dù không có la bàn hay thiết bị GPS trong tay.

Có nhiều cách để tìm phương hướng chỉ dựa vào thiên nhiên, sau đây là những cách thông thường dễ sử dụng.

 1. BẰNG MẶT TRỜI

Ai cũng biết mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây, Thực ra điều này không hoàn toàn đúng. Trong thực tế, do độ lệch của trục trái đất, nên vị trí mọc và lặn của mặt trời trong năm không cố định, mà thay đổi theo chu kỳ: Mặt trời chỉ mọc đúng hướng Đông và lặn đúng hướng Tây vào tiết Xuân Phân (20-21 tháng 3 AL) và Thu Phân (23-24 tháng 9 AL) mà thôi. Những ngày Hạ Chí (21-22 tháng 06 AL) thì mặt trời mọc ở Đông Bắc và lặn ở Tây Bắc. Những ngày Đông Chí (21-22 tháng12) thì mặt trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam.

Lưu ý là buổi trưa, mặt trời hơi chếch về hướng Nam (áp dụng tại Việt Nam hay các nước ở Bắc Bán Cầu khác), lúc nầy bóng mọi vật đổ về hướng Bắc. Khoảng 8 –9 giờ sáng, mặt trời ở hướng Đông Nam. Từ 15-16 giờ chiều thì ở hướng Tây Nam.

Thien van

 

2. BẰNG ĐỒNG HỒ VÀ MẶT TRỜI

a) Khi bạn ở Bắc Bán Cầu: Dùng một que nhỏ (cỡ cây tăm) cắm thẳng góc với mặt đất, que sẽ cho ta một cái bóng. Ta đặt đồng hồ sao cho bóng của cây tăm trùng lên kim chỉ giờ. Đường phân giác của góc hợp bởi kim chỉ giờ và số 12 cho ta hướng Nam, vậy đối diện là hướng Bắc (N).

b) Khi bạn ở Nam Bán Cầu: Các bạn xoay đồng hồ sao cho bóng que trùng lên trên số 12. Đường phân giác của góc hợp bởi số 12 và kim chỉ giờ sẽ cho ta hướng Bắc (N). Như vậy, hướng đối diện là hướng Nam.

 2 mat troi NB

 

3. BẰNG BÓNG GẬY VÀ MẶT TRỜI

Còn gọi là phương pháp Owendoff. Dùng một cây gậy thẳng dài khoảng 90cm, cắm thẳng góc với mặt đất. Bạn ghi dấu đầu bóng của cây gậy, lần thứ nhất gọi là điểm A.

3 bong gay

Sau đó khoảng 20 phút, bóng gậy sẽ di chuyển qua chỗ khác, bạn lại đánh dấu bóng của đầu gậy lần thứ hai, gọi là điểm B. Nối điểm A và B lại, ta có một đường thẳng chỉ hướng Đông Tây. Nếu chân trái của bạn đứng ở điểm A và chân phải đứng điểm B thì phía trước mặt bạn là hướng Bắc.

 4. BẰNG SAO VÀ CHÒM SAO (ban đêm)

Ban đêm các bạn có thể dùng sao để định hướng. Có nhiều sao và chòm sao để tìm phương hướng, nhưng dễ nhất là những chòm sao sau đây.

a) Sao Bắc Cực

Muốn tìm sao Bắc Cực, trước hết các bạn phải tìm cho được chòm Đại Hùng Tinh.

4 sao bac cuc

Chòm Đại Hùng Tinh giống như cái muỗng lớn, gồm 7 ngôi sao, các bạn lấy hai ngôi sao đầu của cái muỗng, kéo dài một đoạn thẳng tưởng tượng bằng 5 lần khoảng cách của hai ngôi sao đó, sẽ gặp một ngôi sao sáng lấp lánh, dễ nhận thấy đó là sao Bắc Cực. Sao này luôn luôn ở hướng Bắc.

Cũng có thể tìm thấy sao Bắc Cực từ chòm Tiểu Hùng tinh. Chòm này có 7 ngôi sao nhưng nhỏ hơn Đại Hùng tinh. Ngôi sao chót của cái đuôi Tiểu Hùng tinh là sao Bắc Cực.

 

b) Chòm sao Liệp hộ (Orion)

Còn gọi là sao Cày, sao Ba, sao Thần Săn, sao Chiến Sĩ.

5 chom sao5. 1 Orion

Chòm Liệp Hộ có hình dáng một người mang kiếm ngang thắt lưng (thắt lưng là 3 ngôi sao sáng xếp thành hàng ngang, còn 3 ngôi sao hơi mờ là thanh kiếm).

Nếu các bạn vạch một đường thẳng tưởng tượng từ thanh kiếm đi qua ngôi sao Capelle (sao Thiên Dương) là hướng tới Bắc Cực.

c) Chòm Nam Thập tự (Southern Cross)

Chòm sao Nam Thập Tự (hay Nam Tào, Chữ Thập Phương Nam, Nam Thập , gồm 4 ngôi sao xếp thành hình chữ thập, sao Nam Thập ở khoảng giữa chòm sao Nhân Mã và Thiên Thuyền,

Ở Nam Cực không có ngôi sao nào nằm ngay điểm cực nam như sao Bắc Đẩu ở cực bắc, cho nên người ta chỉ dựa vào những chòm sao xoay quanh điểm Nam Cực để định hướng, mà chòm Nam Thập là chòm sao dễ nhận thấy nhất.

6 nam thap

Ta gọi đường chéo dài của sao nam thập là đoạn AB. Các đoạn kéo đoạn AB đó dài ra bốn lần) rưỡi, định một điểm tưởng tượng. Điểm đó là điểm Nam Cực, nó cho ta hướng Nam địa dư, nằm ở cạnh chòm sao Kính bát phân (Octans). Ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể thấy sao Nam Thập từ chập tối trong khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.

 

5. BẰNG MẶT TRĂNG

Trăng thượng tuần: (từ mùng 1 đến mùng 10 Âm lịch). Nhưng chỉ thấy rõ trăng từ  mùng 4 Âm lịch. Trăng khuyết, hai đầu nhọn quay về hướng Đông.

Trăng trung tuần: (từ mùng 10 đến 20 Âm lịch). Như mặt trời, trăng mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây.

Trăng hạ tuần: (từ 20 đến 29-30 Âm lịch). Nhưng hết thấy rõ trăng từ 25 Âm lịch. Trăng khuyết, hai đầu nhọn quay về hướng Tây.

Trong dân gian có câu: Đầu trăng, khuyết đằng Đông. Cuối trăng, khuyết đằng Tây. Hoặc một câu đơn giản dễ nhớ: Đầu tháng Tây trắng. Cuối tháng Tây đen.

Nếu là thượng tuần thì phần “trắng” sáng (lưng cong) của trăng chỉ hướng Tây. Nếu là hạ tuần thì phần đen (tức hai đầu nhọn) của trăng chỉ hướng Tây.

6 mat trang dong tay

Ngoài ra các bạn có thể vạch một đường thẳng tưởng tượng đi qua hai đầu nhọn của mặt trăng thẳng xuống đất, điểm tiếp xúc đó là hướng Nam.

6. BẰNG RÊU MỐC

Gặp thời tiết xấu không nhìn rõ mặt trời, trăng, sao… các bạn có thể phỏng định phương hướng bằng cách nhìn vào thân cây. Ở vùng Bắc Bán Cầu, phía nào ẩm ướt nhiều là hướng Bắc (vì mặt trời không đi qua hướng này). Từ đó các bạn suy ra các hướng khác.

Cách này không chính xác lắm, bạn nên xem xét thêm nhiều thứ xung quanh.

 7. BẰNG CÂY XANH

Cây xanh không bao giờ mọc đối xứng, nhất là những cây mọc đơn độc, không phải chen lấn để tranh dành ánh sáng. Những cây này thường có xu hướng “nặng” ở một bên. Nhìn vào hình hai cây dưới đây thì các bạn nhận ra điều này.

7 bong cay

Cách này đòi hỏi các bạn phải có một cặp mắt tinh tế và một số kinh nghiệm nhất định.

Ở vùng Bắc bán cầu, mặt trời dành phần lớn thời gian của mình ở phía Nam. Tất cả các loại cây đều cần mặt trời để tồn tại và phát triển. Điều này dẫn đến việc cây mọc không đối xứng. Phía mà được ánh nắng mặt trời chiếu nhiều hơn – phía Nam – thì cành lá sẽ phát triển dày đặc hơn và có vẻ “nặng” hơn. Hiệu ứng này lrất dễ nhận thấy khi cây rụng lá.

Một sai lầm mà nhiều người trong chúng ta thường mắc phải, đó là nhìn vào một cái cây chỉ từ một góc rồi sau đó tự hỏi tại sao nó không cung cấp chúng ta những bí mật của nó. Thật ra những khác biệt của cây chỉ được nhận thấy khi bạn đi bộ chung quanh nó. Và vì vậy điều quan trọng là bạn nên làm một vài vòng quanh một thân cây nếu có thể.

Mặt trời cũng tác động đến các cành cây. Các nhánh ở phía Nam có xu hướng phát triển theo chiều ngang hơn, về phía mặt trời, trong khi các nhánh phía Bắc có xu hướng vươn thẳng đứng lên.

Ngoài ra, chúng ta cũng biết hoa hướng dương lúc búp hoa còn non, luôn hướng theo đường đi của mặt trời. Khi đã nở hoa thì luôn quay về hướng Đông.

8. BẰNG GIÓ

Chúng ta có thể căn cứ vào ngọn gió để tìm phương hướng. Gió có thể thổi từ hướng nào, những ngọn cây nghiêng về hướng đó.

8 gio

Việt Nam ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cho nên nước ta có hai loại gió mùa:

Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 11 đến tháng 3 Dương lịch – Thổi từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

Gió mùa Tây Nam: Từ tháng 5 đến tháng 10 Dương lịch – Thổi từ Tây Nam ngược lên Đông Bắc.

Có nhiều cách để biết hướng gió ngoài cách nhìn ngọn cây:

Tạo một đám khói và nhìn hướng khói bay.

Thả rơi một số giấy vụn hay lá khô vò nát.

Ngậm ngón tay trỏ vào miệng trong 10 giây, sau đó lấy ra đưa lên cao. Phía nào lạnh trước là gió đến từ hướng đó (khi ngậm tay trong miệng, các bạn làm cho ngón tay ẩm ướt và ấm lên. Khi đưa ngón tay lên gió, nó sẽ làm cho độ ẩm bốc hơi nhanh làm lạnh phía mà gió tiếp xúc).

Bởi: Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân

(Code 8.1.3.2)

Chi tiết...

Nhận Biết Kỳ Hiệu Hàng Hải

1. GIỚI THIỆU

Trên tàu biển có treo nhiều loại cờ trông khá đẹp mắt. Đây không phải là cờ trang trí mà tác dụng chính của những lá cờ đó là truyền thông. Mỗi lá cờ này đều mang một mẫu tự và một thông tin. Nếu ghép hai cờ lại với nhau thì lại là một thông tin khác. Đây là phương pháp truyền tin quốc tế, không phân biệt ngôn ngữ, quốc gia, lãnh thổ.kyhieu

Thí dụ: Nếu thấy một lá cờ hình chữ nhật gồm các vạch vàng và xanh thẫm xen kẽ nhau theo chiều thẳng đứng, có nghĩa là “I require a pilot” (Tôi cần một hoa tiêu).

Còn lá cờ hình chữ nhật, màu vàng, có nghĩa là mọi thuyền viên trên tàu đều khỏe mạnh (về mặt y tế, không có ai bị ốm đau gì), xin phép vào cảng” (My vessel is healthy and I request free pratique).

Khi gặp tàu treo lá cờ hình chữ nhật chia làm 3 phần theo chiều ngang, phần ở giữa màu xanh thẫm, 2 phần còn lại có cùng màu vàng: “tránh xa tôi ra, tôi đang di chuyển rất khó khăn” (keep clear of me, I am manoevering with difficulty).

2. Ý NGHĨA CỦA NHỮNG LÁ CỜ HIỆU HÀNG HẢI

2.1 CỜ SỐ (numeric pennants)

Và còn có những lá cờ để chỉ các con số:
kyhieu1

2.2 CỜ CHỮ ALPHABET

Có bao nhiêu chữ cái (A, B, C…) thì có bấy nhiêu lá cờ với ý nghĩa khác nhau:

kyhieu2

kyhieu3

kyhieu4

2.3 CỜ GHÉP:

Người ta còn ghép hai cờ lại với nhau theo chiều đứng (một cái trên, một cái dưới) tạo thành những hiệu lệnh khác.
kyhieu5

2.4 CỜ TRẢ LỜI (answering pennant)
kyhieu6

2.3 CỜ THAY THẾ (substitute pennants) 

kyhieu7 kyhieu8  kyhieu9
Thay thế 1 Thay thế 2 Thay thế 3

3. SỬ DỤNG BẠT HAI MÀU

Các bạn có thể dùng một tấm bạt (hay vải buồm) hình vuông, cạnh từ 1 – 2 mét, có 2 màu xanh và vàng (hoặc bất cứ màu gì miễn là hai màu khác nhau rõ rệt) xếp các góc và các cạnh theo mẫu qui định dưới dây để ra hiệu cho phi cơ.

kyhieu10

Bởi: Hổ Hăng Hái

Chi tiết...

Giữ Gìn Sức Khoẻ Để Sinh Tồn Trên Biển

Bạn đã sống sót qua một tai nạn trên biển! Bạn đã lên được một chiếc bè và được ở một nơi ấm áp, khô ráo!.  Bây giờ bạn đã sẵn sàng để tồn tại trên biển trong một thời gian không rõ là bao lâu!

Cũng như trên đất liền, ở trên biển chúng ta vẫn áp dụng các quy tắc cơ bản của sự sống. Trước tiên bạn phải tự bảo vệ mình khỏi các yếu tố bất lợi chung quanh, sau đó tìm cách (hay làm) ra nước và thực phẩm. Tiếp theo là chuẩn bị dụng cụ để báo hiệu cho các đội tìm kiếm, các tàu bè qua lại . . . để giúp tăng cơ hội được tìm thấy và cứu thoát . . .

suckhoe

VẦN ĐỀ Y TẾ VÀ SỨC KHỎE

Sau sự chết đuối, nguy hiểm lớn nhất đến từ việc tiếp xúc với môi trường: giá lạnh, gió, nhiệt, mặt trời, muối . . .

Việc cơ thể của bạn đề kháng với các yếu tố này cũng bị giảm sút do sợ hãi, căng thẳng, và năng lượng thì cũng đã tiêu hao nhiều trong việc tìm kiếm phương tiện đào thoát.

Trên biển, bạn có thể bị say sóng, bị những vết loét do nước mặn, hoặc đối mặt với một số vấn đề y tế cũng như trên đất liền, như mất nước hoặc bị say nắng (sốc nhiệt). Những vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chữa trị hay  điều tiết.

suckhoe1

Say sóng

Say sóng là chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa, nó gây ra do sự chuyển động của chiếc bè dưới tác động của sóng. Tình trạng này có thể dẫn  tới:

  • Sự mất mát chất lỏng làm cơ thể nhanh chóng bị kiệt sức.
  • Mất hết ý chí sống còn.

Say sóng còn do bởi sự chăm chú nhìn vào những con cá mập (hoặc các đàn cá) bơi lượn quanh bè hoặc do các chất bẩn do người khác nôn ra.

Xử lý

  • Rửa cả bệnh nhân và bè để họ không thấy chất bẩn và không ngửi mùi hôi.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống gì cho đến khi sự buồn nôn biến mất.
  • Để bệnh nhân nằm xuống và nghỉ ngơi.

Cho uống thuốc chống say sóng nếu có. Nếu bệnh nhân không thể uống thì nhét vào hậu môn để cơ thể hấp thu chúng.

suckhoe2

Lưu ý: Một số người sống sót đã cho biết, nếu lắp đặt một mái vòm hay sử dụng đường chân trời như là một tiêu điểm để nhìn chăm chú, sẽ giúp khắc phục được bịnh say sóng. Những người khác thì cho rằng, bơi cùng với chiếc bè trong thời gian ngắn sẽ giúp hết say sóng, nhưng phải có sự quan tâm đặc biệt của người khác  trong lúc bơi.

Lở loét do tiếp xúc lâu với muối.Salt exposure tiếp xúc lâu vớ

Tiếp xúc với muối trong một thời gian dài sẽ kích thích da và có thể làmcháy da, mọng nước, các tổn thương này sẽ thành vết loét. Nếu có thể, các bạn nên rửa sạch vết thương bằng nước mưa và giữ cho vết thương luôn khô ráo, sát trùng và uống kháng sinh (nếu có). Tránh bất kỳ sự tiếp xúc thêm nào với muối (nước biển).

Tiếp xúc với nắng

Vấn đề chính của việc tiếp xúc với nắng là  tiếp xúc với tia tử ngoại  gây mất nước và bỏng da. Trên một chiếc bè giữa biển, nước ngọt là sản vật có giá trị nhất của bạn.  Một cách để giảm mức tiêu thụ nước ngọt cần thiết là không để cho cơ thể bạn mất chất lỏng. Để làm được như vậy bạn có để giảm vận động và tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.

Tạo dựng một bóng mát bằng bất kỳ phương tiện nào có thể, giữ da ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhất. Nếu có thể làm cho chúng có bóng râm che tối đa bề mặt trên bè trong khi vẫn để cho các luồng không khí thông thoáng.

Khi các bạn quá nóng thì hãy bơi lội (nhưng nhớ luôn luôn buộc mình vào chiếc bè.suckhoe3

Giữ ẩm quần áo trong thời tiết khô nóng sẽ giữ cho bạn mát hơn (nó cũng sẽ bảo vệ bạn khỏi bị bỏng)

Cháy nắng (bỏng nắng)

Cháy nắng là một vấn đề nghiêm trọng trong sự sống còn ở biển. Nó gây đau rát rất khó chịu và cũng có thể gây lở loét. Hãy cố gắng tránh bị cháy nắng bằng cách ở trong bóng râm, giữ đầu và làn da của bạn luôn được che chắn. Sử dụng kem hoặc sáp chống nắng từ túi cứu thương của bạn. Hãy nhớ rằng, sự phản xạ từ nước biển cũng gây cháy nắng.

Nếu đang ở trong nước

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống sót:

  • Cân nặng – những người to lớn và người mập có khả năng sống sót lâu hơn người gầy
  • Quần áo – mặc nhiều lớp quần áo mỏng sẽ giúp kéo dài thời gian sống sót
  • Tư thế cơ thể – bằng cách áp dụng tư thế HELP hoặc tư thế co cụm, bạn sẽ che chắn được những bộ phận dễ mất nhiệt của cơ thể như háng, nách và hai bên ngực.

Các yếu tố sau đây được coi là những mối nguy cho con người trong quá trình sơ tán trên biển:suckhoe4

  • Sốc nhiệt
  • Mất nhiệt
  • Giảm thân nhiệt
  • Say sóng
  • Không duy trì được chất lỏng trong cơ thể đúng cách, dẫn tới mất nước.
  • Uống phải nước biển hoặc nước tiểu
  • Đám cháy hoặc váng dầu trên biển

 Giảm thân nhiệt

Hạ nhiệt là nguyên nhân chính gây tử vong do tiếp xúc với các yếu tố lạnh giá.  Việc mất nhiệt cơ thể ở trong nước lớn hơn 25 lần trong không khí.  Ngay cả khi ở vùng nhiệt đới, một người dầm mình (không có bảo vệ) trong khoảng thời gian dài, cũng sẽ chết vì hạ thân nhiệt. (Vào năm 1980 một chiếc thuyền bị chìm trong nước ấm tại biển Cortez (vịnh California). Những người sống sót là những người đã mặc áo mưa khi nhảy xuống nước, thế mà họ vẫn còn bị hạ thân nhiệt). Còn nếu ở trong nước lạnh, cái chết vì hạ thân nhiệt có thể đến trong một vài phút.

Gặp những trường hợp này, các bạn cần mặc càng nhiều quần áo càng tốt. nhất là các loại đi mưa hoặc chống lạnh.

suckhoe5 suckhoe6

Trên bè

Cách tổ chức cuộc sống trên bè

  • Xác định người chỉ huy các hoạt động trên bè
  • Bố trí canh phòng
  • Mở hộp thiết bị
  • Phân phát thuốc chống nôn và túi nôn (nếu chưa phân phát trước lúc sơ tán)
  • Tát hết nước trong bè, làm khô sàn bè và làm phồng nếu thấy phù hợp.
  • Lái bè hướng về các bè cứu sinh khác, kết các bè lại với nhau.
  • Phân chia số người và thiết bị giữa các bè với nhau cho đồng đều
  • Cởi quần cáo ướt, vắt kiệt nước và mặc lại
  • Bố trí canh phòng và phân công nhiệm vụ.
  • Kiểm tra bè đã hoạt động tốt hay chưa, sửa chữa những hư hại nếu có.
  • Kiểm tra hoạt động của khe sáng trên mái bè, tiết kiệm năng lượng trong thời gian ban ngày.
  • Điều chỉnh các cửa trên mái bè để bảo vệ những người trong bè khỏi ảnh hưởng của thời thiết, hoặc để thông gió cho bè một cách phù hợp.
  • Chuẩn bị và sử dụng thiết bị phát tín hiệu cấp cứu EPIRB, thiết bị phản xạ sóng rada SART và radio.
  • Thu gom những vật dụng có ích trôi quanh bè.
  • Bảo vệ những người trong bè khỏi ảnh hưởng của cái nóng, cái lạnh và điều kiện ẩm ướt.
  • Xác định khẩu phẩn thức ăn và nước uống.
  • Thực hiện biện pháp nhằm ổn định tinh thần cho mọi người.
  • Đề ra các quy định về vệ sinh để duy trì môi trường sống phù hợp trong bè.
  • Bảo quản và duy trì tình trạng hoạt động của bè.
  • Sử dụng các trang bị sinh tồn trong bè một cách hợp lý
  • Chuẩn bị cho các hành động khi có tàu cứu hộ; khi được lai dắt và khi có máy bay cứu hộ đến.

Bảo vệ da

Nước muối làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da và làm cháy da, đẩy nhanh sự mất nước. Da có thể nhanh chóng bị khô, nứt nẻ và sưng tấy. Bảo vệ làn da của bạn bằng cách mặc quần áo có màu sáng.

Nước có thể làm cho bạn mát, nhưng tiếp xúc liên tục với muối có thể kích thích làn da của bạn nhiều hơn (không để cho nước muối thấm vào các vùng da bị bỏng).

Các bạn cũng cần phơi quần áo của bạn khô trước khi đêm đến. Ngay cả ở vùng nhiệt đới, ban đêm trên biển cũng có thể rất lạnh.

Nếu bạn không có loại thuốc chống nắng nào thì bất kỳ loại mỡ hoặc chất béo nào cũng có thể giúp bảo vệ làn da của bạn. (Chất béo có thể được tìm thấy trong các loài chim biển và nhiều loài động vật khác).

Bảo vệ mắt

Trên đại dương, ánh áng mặt trời phản chiếu bởi nước biển có thể gây mù tạm thời hoặc vĩnh viễn. Các bạn phải sử dụng kính râm trong mọi hoạt động ở dưới nước (kính phân cực 100% UV là tốt nhất).

Nếu không có bất kỳ loại kính mát nào, bạn nên bắt chước người dân ở vùng cực để chế tạo một cái kính. Sử dụng một miếng da, họ cắt thành hình cái kính, rạch hai khe hẹp để nhìn. Những khe hở hẹp này làm giảm thiểu sự tiếp xúc với tia sáng mặt trời. Bạn có thể sử dụng loại vải dày hay vỏ cây để chế tao một cái kính bảo vệ mắt như cách nói trên.

suckhoe7

Nếu mắt bạn đang bị sưng hoặc bỏng, bạn có thể áp dụng băng ướt để làm mát và giảm thiểu ánh sáng. Tốt hơn là sử dụng nước ngọt, nếu bạn có. Don’t apply the bandage for too long. Tuy nhiên không nên sử dụng băng  quá lâu.

Hổ Hăng Hái

Chi tiết...