Hành Trang Hiệp Sĩ

SỐNG SÓT TAI NẠN MÁY BAY

Ngày nay, máy bay là một phương tiện giao thông nhanh chóng, an toàn và phổ biến, tỉ lệ tai nạn rất nhỏ so với giao thông đường bộ. Nhưng khi xảy ra tai nạn thì thường rất thảm khốc, số lượng người chết nhiều do sự va chạm mạnh hoặc do các toán cứu hộ không tìm ra địa điểm xảy ra tai nạn sớm. Những tai nạn máy bay lại thường xảy ra trên những vùng hoang vu hay giữa biển khơi, nên số nạn nhân bị tử vong sau tai nạn do chết đuối, lạnh cóng, đói khát … cũng rất nhiều.

Một thực tế đáng ngạc nhiên là chỉ riêng tại Mỹ, từ năm 1983 đến 2000, đã có 568 vụ rơi máy bay. Trong số 53.487 người đi trên những chiếc máy bay đó, thì có 51.207 người sống sót.

Những tiến bộ trong khoa học và công nghệ hiện nay đã giúp hơn 90% hành khách trong các vụ tai nạn máy bay sống sót. Và tất nhiên có rất nhiều điều bạn cần phải xem xét để tăng cơ hội sống sót.

3 phút và 8 phút

Trong thế giới hàng không, người ta thường đề cập đến ba phút đầu tiên sau khi cất cánh và tám phút cuối cùng trước khi hạ cánh. Theo các nhà điều tra, gần 80% của các tai nạn máy bay xảy ra trong khoảng thời gian này. Giữa các khoảng thời gian này, tức là khi máy bay đang bay, cơ hội xảy ra một vụ tai nạn máy bay là không đáng kể. Vì vậy, nếu bạn muốn có cơ hội sống sót thì bạn cần phải nâng cao cảnh giác và sẵn sàng hành động trong 3 phút đầu tiên và 8 phút cuối cùng.
maybay

AN TOÀN KHI ĐI MÁY BAY

Khi đi máy bay, các bạn cần có một số hiểu biết cơ bản để được an toàn, thoải mái và dễ chịu:

–  Nếu có thể, nên chọn chỗ ngồi phần nửa thân trước của máy bay, gần cửa ra vào hay cửa thoát hiểm (Emergency Exit),

–  Nên mặc quần áo thoáng rộng, nhưng không hở hang,

–  Cố gắng nắm các chỉ dẫn khi lên máy bay, dùng tai mắt quan sát và kiểm tra các vì trí và vật liên quan chỉ dẫn,

–  Không nên ăn quá no và uống rượu khi đi máy bay,

–  Nên uống đủ nước trên đường bay,

–  Nếu bay đường dài, nên cố gắng ngủ thật nhiều để điều chỉnh cơ năng sinh lý,

–  Khi máy bay thay đổi độ cao, lỗ tai sẽ cảm thấy căng trương (ù tai) do thay đổi áp suất không khí, các bạn hít một hơi sâu rồi ngậm miệng, bịt mũi thở ra thật mạnh hoặc hắt hơi thì sẽ khỏi. Người ta nói nếu nhai kẹo cao su thì cũng giảm bớt ù tai,

–  Nếu bị nghẹt mũi, viêm xoang, cảm sốt, nhức răng, sắp sinh … thì không nên đi máy bay,

maybay1

–   Thắt đai an toàn lúc máy bay ra vào đường băng, khi cất cánh, lúc hạ cánh và khi có tín hiệu đèn đỏ.

Bạn chỉ có 90 giây để thoát ra

Các bạn phải nhớ đây là điều quan trọng để sống sót, và nó sẽ là xương sống của tất cả các thủ thuật khác trong bài viết này. Nếu bạn vẫn còn sống sau một vụ hạ cánh khẩn cấp, thì bạn đang có một cơ hội tốt để thoát ra khỏi máy bay. Tuy nhiên, bạn chỉ có 90 giây để thực hiện điều đó. Đây là “thời gian vàng”

Bạn thấy đấy, điều giết chết hành khách trong một vụ tai nạn máy bay không phải do tác động va chạm, mà đó là lửa. Nó thường nuốt chửng các máy bay sau đó. Đừng quá vui mừng vì sống sót sau các tác động va chạm và trở nên tự mãn mà quên đi những nguy hiểm khác. Một đám cháy có thể lan rộng và tiêu hủy một chiếc máy bay trong nháy mắt. Khảo sát cho thấy hầu hết mọi người đều tưởng rằng, họ thực sự có khoảng 30 phút để thoát ra khỏi một chiếc máy bay đang cháy. Thực tế là ngọn lửa chỉ mất trung bình trên dưới 90 giây để hoàn thành sứ mệnh nuốt chửng kia. Nghe có vẻ đáng sợ, cho nên: bạn cần phải nhớ là bạn chỉ có 90 giây để ra khỏi một chiếc máy bay!

Những chỗ ngồi an toàn

Những chỗ ngồi cạnh lối thoát hiểm thường được coi là an toàn nhất trên máy bay. Nhưng trên trang web của nhà sản xuất Boeing họ coi đây chỉ là “một chỗ ngồi an toàn như các chỗ khác”. Ý kiến chung của những người thường đi máy bay thì cho rằng, chỗ ngồi phía sau phi cơ an toàn hơn. Một số khác lại nghĩ chỗ ngồi ở phần cánh là an toàn vì đó là nơi chắc chắn nhất của máy bay.

Trong khi đó các vụ tai nạn máy bay hết sức đa dạng, đôi khi chỉ những người ngồi ở phía trước hoặc chỉ những người ngồi ở phần gần cánh còn sống. Năm 2007, tạp chí Popular Mechanics tiến hành nghiên cứu tất cả các vụ rơi máy bay từ năm 1971 để tìm hiểu chỗ ngồi nào trên phi cơ thường có người sống sót. Họ phát hiện những người ngồi phía đuôi máy bay có tỷ lệ an toàn cao hơn. Tỷ lệ sống sót của những người ngồi khu vực này là 69% so với 56% ngồi ở phần cánh và 49% ngồi ở phần đầu máy bay.

maybay2Quy tắc 5 hàng ghế

Thay vì lo lắng về việc ngồi ở đâu thì an toàn, bạn tập trung vào việc tìm kiếm một chỗ ngồi gần lối thoát hiểm (Emergency Exit). Theo các nhà nghiên cứu, những người sống sót sau một vụ tai nạn máy bay thường chỉ phải di chuyển qua 5 hàng ghế để thoát ra.

maybay3

Như vậy, các chỗ ngồi tốt nhất là những chỗ ngồi gần cửa lên xuống hay cửa thoát hiểm nhất, vì trong vòng 90 giây, các bạn chỉ có thể vượt qua được 5 hàng ghế để thoát ra ngoài. Nếu bạn không thể có được chỗ ngồi như vậy thì nên chọn chỗ ngồi gần lối đi, vì không những giúp bạn có thể đi đến phòng vệ sinh dễ dàng, mà còn có cơ hội 64% sống sót so với 58% hàng ghế ngồi kề bên cửa sổ.

XỬ TRÍ CHỦ ĐỘNG KHI GẶP TAI NẠN MÁY BAY

Khi lên máy bay, các bạn đừng quá chủ quan mà bỏ qua những lời dặn dò của các hướng dẫn viên hàng không. Nên lấy Bảng hướng dẫn ứng xử khi gặp các trường hợp khẩn cấp ở trong túi lưng ghế trước ra xem để xem sơ đồ máy bay, các cách ứng xử khi gặp tình huống khẩn cấp. Các bạn cũng cần phải biết những điều sau đây:

  • Hiểu biết tính năng và cách sử dụng các thiết bị cứu hộ (mặt nạ cung cấp oxy, phao cứu sinh)
  • Biết vị trí cửa thoát thoát hiểm (Emergency Exit) trên máy bay và cách mở ra (cho dù khói mịt mù bạn vẫn tiếp cận và mở ra được). Ghi nhớ vị trí của các cửa thoát hiểm gần chỗ mình ngồi nhất và cho dù trong làn khói dày đặc, cũng có thể tìm thấy để mở ra
  • Khi có dấu hiệu của sự cố, nhân viên phục vụ sẽ cảnh báo. Tuyệt đối tuân theo lời hướng dẫn của họ, không được tự tiện làm theo ý mình, không được hoảng loạn, mất bình tĩnh, vì nếu không các bạn sẽ cho sự việc càng xấu thêm.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đã mang giày vào và cột dây cẩn thận. Nếu bạn đang đi với vợ hoặc bạn gái, hãy nhắc cô ấy không đi giày cao gót.Thật khó để chạy nhanh trên một đôi giày cao gót.
  • Nếu tình hình trở nên xấu, nhân viên phi hành sẽ khởi động cho mặt nạ dưỡng khí từ trên trần phi cơ rơi xuống. Bạn hãy lấy để mang vào. Nếu bên cạnh bạn có trẻ em hay người già cả thì nên giúp đỡ họ. Đeo mặt nạ càng sớm càng tốt: Vì khoang máy bay được điều áp, do đó bạn có thể thở bình thường ở cao độ trên 10 km. Nhưng khi khoang bị mất áp lực, có rất ít không khí. Do đó, mặt nạ là con đường duy nhất để cung cấp dưỡng khí cho não của bạn.

11

 

12

Hầu hết mọi người nghĩ rằng, họ có thể sống sót một giờ mà không có mặt nạ sau khi một chiếc máy bay bị mất áp lực. Thật ra, bạn chỉ có một vài mươi giây. Chỉ cần một vài giây thiếu ôxy có thể gây ra sự suy nhược tinh thần ngay. Vì vậy, nếu bạn muốn thoát khỏi một chiếc máy bay bị rơi mà còn sống, muốn tất cả các khả năng tinh thần của bạn còn nguyên vẹn, hãy đeo mặt nạ của bạn trước khi giúp đỡ người khác. Bạn sẽ không giúp được ai nếu bạn không nhận được oxy cho não của bạn.

  • Khi được báo có thể xảy ra tai nạn, ngay lập tức cởi mắt kính, gỡ răng giả, lấy các vật cứng nhọn ở trong túi ra để tránh tự gây thương tích. Thắt đai an toàn và ngồi theo tư thế được hướng dẫn.
  • Khi phi cơ hạ cánh khẩn cấp, cho dù là chạm mặt nước hay mặt đất, đều có những cú bật nẩy tung hay dằn xóc mạnh. Hãy ngồi ở “Tư thế tự bảo vệ”, che mặt và cúi đầu thấp xuống.

Phao cứu sinh

Trong trường hợp máy bay sẽ rơi xuống biển, các tiếp viên hay nhân viên phi hành sẽ cảnh báo cho hành khác mặc áo phao. Hầu hết các máy bay thương mại đều để áo phao dưới gầm ghế ngồi của hành khách, các bạn chỉ cần cúi xuống kéo ra rồi mặc vào, cài và điều chỉnh các dây đai cho vừa vặn. Đừng thổi phồng áo phao khi đang ở trong máy bay, vì nó sẽ làm cho bạn vướng víu khi cần thoát khỏi máy bay. Sau khi mặc xong áo phao cho mình, hãy quay sang giúp người già, trẻ em và những người lúng túng không biết cách mặc.

13

1. Lấy áo phao ghế     2. Mặc vào

14

3. Cài và điều chỉnh dây đai    4. Hoàn tất

Tư thế tự bảo vệ

Trong trường hợp cần hạ cánh khẩn cấp, các nhân viên phi hành sẽ hướng dẫn cách làm thế nào để các bạn thục hiện tư thế tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, tai nạn thường bất ngờ, vì vậy đôi khi họ không kịp hướng dẫn, cho nên bạn cần phải biết thế nào là Tư thế tự bảo vệ.

Khi bạn nghe lời cảnh báo như “Ôm đầu và cúi xuống”, hoặc bạn thấy đèn báo thắt dây an toàn (bên phải) bật sáng liên tục, ngay lập tức thực hiện Tư thế tự bảo vệ. Cần lưu ý là có hai vị trí khác nhau. Một là các bạn có thể dựa đầu vào ghế ở phía trước, hai là vị trí mà đầu bạn dựa không tới.

15

Tư thế 1 (như hình trên): Nếu bạn có thể dựa đầu vào lưng ghế ở phía trước

  • Đảm bảo dây an toàn của bạn đã thắt chặt. Dùng 2 bàn tay của bạn ôm lấy đầu (không đan các ngón tay vào nhau), hay bám tay vào lưng ghế trước.
  • Cúi mình về phía trước càng xa càng tốt, để đầu của bạn chạm vào lưng của ghế ở phía trước hay úp mặt vào cánh tay.
  • Cánh tay của bạn che phủ các bên của khuôn mặt để bảo vệ nó khỏi các mảnh vỡ.
  •  Nếu có em bé thì ôm vào lòng, cúi thâp xuống, dùng một cánh tay che mặt em bé.

16

Tư thế 2 (như hình trên): Nếu bạn không thể dựa đầu vào lưng ghế hoặc vách ngăn ở phía trước

  • Đảm bảo dây an toàn của bạn được gắn chặt.
  • Cúi mình về phía trước sao cho đầu nằm giữa hai đầu gối của bạn.
  •  Hai tay ôm đầu hoặc vòng quanh chân của bạn để ngăn chặn cơ thể bị di chuyển về phía trước trong ảnh hưởng của lực quán tính khi va chạm.

Rời phi cơ khẩn cấp

Bình tĩnh và khôn ngoan

Một trong những việc then chốt có thể giúp bạn sống sót là lắng nghe và thực hiện theo những chỉ dẫn của phi hành đoàn.

Tránh ngạt khói

Lửa là nguyên nhân chính dẫn tới cái chết của hành khách trong các tai nạn máy bay, nhưng khói còn nghiêm trọng hơn.

Bị bỏng một vài nơi các bạn vẫn có thể sống sót và di chuyển được, nhưng chỉ cần hít phải khói trong vài giây cũng có thể khiến các bạn bị gục ngã. Do đó hãy tìm mọi thứ có thể tẩm ướt để che mũi và miệng của mình, như khăn tay hoặc miếng đệm lót ghế phía sau đầu và di chuyển bằng cách bò sát sàn máy bay (vì khói có khuynh hướng bốc lên cao). Ai không biết điều này thì khó mà rời khỏi máy bay.

Di chuyển thật nhanh

“Thời gian vàng” của việc thoát thân trong một vụ tai nạn máy bay thường chỉ kéo dài tối đa khoảng 02 phút. Do đó hãy lắng nghe chỉ dẫn của các tiếp viên và tiến tới cửa thoát hiểm một cách nhanh nhất, đồng thời thoát ra ngoài máy bay mà mất ít thời gian nhất có thể.

Đừng phồng áo phao ra trong giai đoạn này.

Bạn có nên dừng lại để giúp đỡ người khác thoát thân không? Điều này tùy thuộc vào bạn cũng như tình huống cụ thể.

Rảnh tay

Mọi người thường có những hành động khác thường sau khi tai nạn máy bay xảy ra, một trong những việc đó là cố gắng vơ lấy tất cả tư trang của mình. Điều tối quan trọng là hãy từ bỏ chúng, vì bạn sẽ không có đủ thời gian và tư trang sẽ làm bạn bị chậm khi thoát ra ngoài. Do đó cần phải để hai tay mình không vướng bận bất cứ thứ gì để có thể rảnh tay dỡ bỏ chướng ngại vật khi chạy, hoặc che mũi và miệng tránh ngạt khói. Tuy nhiên, nếu bên cạnh bạn có một em bé. Hãy ẵm nó theo bạn, vì đây là mạng sống con người, không thể bỏ lại. Tóm lại: BỎ LẠI HÀNH LÝ, MANG THEO EM BÉ.

Thoát khỏi máy bay

Nếu tai nạn xảy ra khi vừa cất cánh hay hạ cánh khẩn cấp (có nghĩa là máy bay còn ở trên mặt đất) thì mới được mở cửa máy bay. Các loại máy bay chở hành khách, ở cửa thoát hiểm (emergency exit) thường có thang cứu sinh khí nén tự phồng lên khi mở cửa máy bay.

Cửa thoát hiểm (Emergency Exit)

Cửa thoát hiểm được thiết kế dọc thân máy bay để sơ tán khẩn cấp hành khách trong trường hợp nguy hiểm. Cửa này chỉ có thể mở chúng từ bên trong và nó sẽ bung ra phía ngoài.

Cho dù có gặp sự cố, bạn cũng phải chờ hiệu lệnh của các nhân viên phi hành, không được tự động mở cửa. Sau khi có lệnh, người khỏe và ngồi gần cửa nhất, tiếp cận, mở chốt, nâng lên và đẩy ra, giựt chốt kích hoạt thang cứu sinh, thang sẽ tự thổi phồng lên. Các bạn tháo giày cao gót, khoanh tay chéo trước ngực nhảy vào thang, trượt xuống đất.

Lưu ý: Nếu không gặp tình huống khẩn cấp, đừng bao giờ dại dột tự động mở cửa thoát hiểm. các bạn sẽ bị phạt rất nặng và có thể còn bị truy tố nữa!

17

1. Mở chốt cửa >>>2. Vừa nâng vừa kéo>>>3. Đẩy ra

18

4. Kích hoạt thang cứu sinh >>> 5. Khoanh tay nhảy vào

Thoát nhanh ra khỏi máy bay, (đừng tiếc nuối hành lý, sinh mạng là quan trọng) chạy đến một khoảng cách an toàn đề phòng máy bay bị cháy nổ.

SAU KHI THOÁT KHỎI MÁY BAY

Sau khi đã ổn định và không thấy còn nguy hiểm thì các bạn mới quay lại máy bay để lấy hành lý, thu lượm thực phẩm và những vật dụng cần thiết (phi cơ thường được trang bị rất  đa dạng) tìm kiếm các Túi cứu thương (First Aid Kit), Túi mưu sinh (Survival Kit), Máy truyền tin (Radio) …

Quan sát, nhận định tình hình, tìm đường và định hướng. Nếu thấy chúng ta đang ở gần khu dân cư thì tốt nhất là nên cử một vài người khoẻ mạnh, tháo vát …đi đến đó để kêu gọi sự  trợ giúp.

Nhưng nếu chung quanh chúng ta là một vùng hoang vu vô tận thì sao? Các bạn hãy yên tâm, vì thông thường thì sau những tai nạn như thế này, chính quyền sở tại và những tổ chức khác sẽ phái những đội cứu hộ đi tìm kiếm.

Vì vậy,  các bạn và  những người đồng hành không nên rời quá xa địa điểm xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), vì đây là một mục tiêu dễ nhận thấy bằng mắt thường từ phi cơ cứu hộ. Hơn nữa phần còn lại của máy bay (thân, cánh) là một nơi trú ẩn tránh mưa nắng rất an toàn và tiện lợi, (nhưng phải chắc chắn là không còn sự nguy hiểm cháy nổ nào)

Minh họa: Thân và cánh máy bay là nơi trú ẩn tốt nhất

Minh họa: Thân và cánh máy bay là nơi trú ẩn tốt nhất

Tổ chức sinh hoạt cho nhóm sống sót sau tai nạn

Vì không biết bao lâu thì những người cứu hộ mới đến, nên các bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối phó, vì có khi hàng tuần, thậm chí hàng tháng người ta mới có thể tìm ra các bạn, cho nên các bạn phải biết cách tổ chức để duy trì ổn định cuộc sống những người sống sót trong thời gian này. Ra các quyết định tập thể khôn ngoan, sử dụng nguồn lực hiệu quả … là các công việc tối cần mọi người làm việc chung.

Nếu là một nhóm, thì cũng như trong bài thất lạc, các bạn phải bầu chọn một nhóm trưởng để điều hành mọi sinh hoạt của nhóm, ngoài những sinh hoạt thường lệ như đã đề cập phần trước, các bạn còn có những công việc như: chăm sóc người bị thương, chôn cất người chết (nếu có), tìm kiếm nước uống và lương thực. Và nhất là phải chuẩn bị những vật liệu để làm tín hiệu liên lạc với phi cơ cứu hộ như: các chất tạo khói, lửa, ánh sáng (cỏ khô, củi, đèn pin…), các vật phản chiếu ánh sáng mặt trời (gương soi, kim loại bóng…), các pa-nô, vải hay giấy màu thật nổi so với địa thế chung quanh, máy truyền tin, hỏa pháo, khói màu…

Bởi: Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân

Xin xem thêm phần:  Kỹ năng sinh tồn

Chi tiết...

Làm Cầu Treo

Như chúng ta đã biết,và hẳn không ít người trong mỗi chúng ta đã một hoặc vài lần được đi qua các cây cầu được treo bằng cáp, có thể là những cây cầu cáp treo hiện đại hoặc chỉ là những cây cầu cáp treo đơn giản..Nhưng có thể cũng ít ai để ý rằng chúng được làm như thế nào.(demo)

Chi tiết...

Cắm Trại

Cắm trại là một hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời mà trong đó những người tham gia được gọi là những người cắm trại muốn tránh xa nền văn minh và thưởng thức tự nhiên trong lúc trải qua một hoặc hai đêm ở một khu cắm trại. Cắm trại có thể bao gồm việc sử dụng một lều, một cấu trúc đơn sơ hoặc không có chỗ trú thân gì cả.(demo)

Chi tiết...

Cứu Hộ Đuối Nước

Con người giữ sự sống bằng cách hít thở không khí vào phổi. Khi một người ngưng thở thì đây là một tình trạng đe dọa mạng sống được gọi là ngưng hô hấp. Thường thì khi nạn nhân ngừng thở, họ có thể thở lại nếu người ta tìm cách đưa không khí vào phổi họ, làm kích thích cho họ thở lại. Tuy nhiên, nếu nạn nhân ngừng thở  thì có thể kéo theo việc tuần hoàn – hô hấp ngừng hoạt động, nghĩa là họ không còn thở và tim cũng không còn đập.

Nếu phổi của nạn nhân ngừng tiếp nhận khí oxy, thì nạn nhân sẽ bị tổn thương não tùy theo thời gian dài hay ngắn, tính từ lúc nạn nhân ngưng thở như sau:

  • Từ 4 – 6 phút: có thể tổn thương não.
  • Từ 6 – 10 phút: não đã bị tổn thương.
  • Trên 10 phút: não bị tổn thương không hồi phục và chết.

Vì thế, một trong những điều quan trọng là chúng ta phải tái lập lại hơi thở một cách nhanh chóng và chính xác.

hhnt

Kỹ Thuật Hô Hấp Nhân Tạọ là một phương pháp đưa không khí từ ngoài vào phổi và đẩy không khí ở trong phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi nạn nhân ngừng thở. Việc ngừng thở sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong máu và tế bào thần kinh.

Do đó, cấp cứu người bị ngạt thở phải tranh thủ thời gian từng giây. Vì vậy, người cấp cứu cần phải:

  • Phát hiện sớm sự ngạt thở.
  • Biết cấp cứu nhanh chóng và đúng phương pháp.
  • Biết những việc nên làm và những việc không nên làm trong những trường hợp đặc biệt.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY NGẠT THỞ :

  • Chết đuối: Người không biết bơi (kể cả người biết bơi cũng có thể chết đuối), bị ngã chìm xuống nước chỉ sau 2 – 3 phút sẽ bị ngạt thở.
  • Bị vùi lấp: Nhất là khi ngực bị đè ép, mũi, miệng bị đất cát nhét kín, nạn nhân có thể bị ngạt thở nhanh chóng.
  • Hít khí độc: Người ở lâu trong hầm kín chật hẹp, thiếu dưỡng khí hoặc bị ngạt thở bởi khí CO (Monoxit carbon) tạo ra do cháy, nổ…
  • Tắt đường hô hấp trên: Do thắt cổ hay bị bóp cổ, do chất nôn, do thức ăn vào ngược từ dạ dày bịt tắt đường thở, do tụt lưỡi ở nạn nhân hôn mê, điện giật… 

NHẬN BIẾT NẠN NHÂN BỊ NGẠT THỞ :

Khi một người bị ngạt thở, họ sẽ có những biểu hiện sau:

  • Hô hấp ngừng hoàn toàn, lồng ngực, thành bụng bất động.
  • Nạn nhân nằm yên, bất tỉnh, không cử động.
  • Sắc mặt nhợt nhạt hoặc tím tái, tứ chi giá lạnh.
  • Tim có thể ngưng đập, mạch không sờ thấy.

Kiểm tra nạn nhân thấy ngưng thở bằng cách đặt má của bạn trước miệng nạn nhân (cách khoảng 3 – 5 cm), và nhìn vào ngực họ. Nếu muốn, bạn cũng có thể đặt một bàn tay lên vùng trung tâm của ngực họ. Việc này giúp bạn kiểm tra được xem nạn nhân có thở không theo phương pháp: Cảm nhận, Nghe, Nhìn, Ngửi:

  1. Bạn có thểCảm nhận hơi thở nạn nhân phả vào má bạn.
  2. Bạn có thểNghe thấy không khí vào và ra khỏi phổi của nạn nhân.
  3. Bạn có thểNhìn thấy độ nâng lên và hạ xuống của ngực nạn nhân.
  4. Bạn có thểNgửi thấy hơi thở của họ khi không khí thoát ra.hhnt1

Nếu bạn đặt tay của bạn lên ngực nạn nhân, bạn cũng có thể cảm thấy ngực của họ nâng lên hạ xuống dựa vào tay bạn. Tìm những dấu hiệu này trong khoảng 10 giây. Nếu không thấy dấu hiệu (hoặc chỉ thở chậm hơn 6 lần/phút), thì nạn nhân không có khả năng để tự đưa không khí vào trong cơ thể họ. Để giúp họ, bạn cần phải thực hiện sơ cứu về hô hấp.

CÁCH XỬ TRÍ :

Loại bỏ nguyên nhân ngạt thở – Cố gắng khai thông đường thở càng nhanh càng tốt –  Tiến hành hô hấp nhân tạo.

+ Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt thở:

Các bạn cần đưa nạn nhân ra khỏi nơi gây ngạt thở như bới đất cho người bị vùi lấp, vớt người chết đuối, kéo người bị ngạt thở ra khỏi nơi đầy khói, cắt dòng điện đối với người bị điện giật.

+ Khai thông đường thở:

  • Nới rộng cổ áo, cà vạt, dây nịt, dây thắt cổ.
  • Cố gắng mở miệng nạn nhân bằng cách dùng một tay chịu ở trán, một tay ấn ở cằm hoặc đẩy góc xương hàm dưới ra trước.
  • Lau chùi đất, máu, đờm dãi ở mũi, miệng, dùng ngón tay, nếu có quấn vải càng tốt, thọc tay vào miệng móc đàm, ngoại vật, thức ăn ói mửa ra. Khi cần, ta có thể hút trực tiếp bằng miệng cho sạch đờm dãi.

hhnt2

+ Tiến hành hô hấp nhân tạo:

 Có nhiều phương pháp nhưng thông dụng và hiệu quả nhất là phương pháp “Miệng qua miệng” (Mouth by mouth). Nếu ngưng tim thì kết hợp với “Hồi sinh tim phổi CPR”.

Khi làm hô hấp nhân tạo cần chú ý:

  • Làm ở chỗ thoáng khí, không để nhiều người xúm quanh.
  • Không để nạn nhân nằm ở chỗ giá lạnh.
  • Móc đàm nhớt hay chất ói mửa thường có ở nạn nhân bị ngạt.
  • Làm rất kiên trì cho đến khi hô hấp tự nhiên hồi phục.

Lưu ý: Bình tĩnh và kiên nhẫn. Các bạn làm các động tác đúng theo nhịp điệu, không nhanh quá và cũng không chậm quá. Các động tác có khi kéo dài hàng giờ nên không được chán nản. Vì vậy các bạn cần phải có người hỗ trợ khi quá mệt mõi.

CÁC PHƯƠNG PHÁP HÔ HẤP NHÂN TẠO:

 PHƯƠNG PHÁP MIỆNG QUA MIỆNG:

Đây là phương pháp dễ làm và có hiệu quả nhất.hhnt3

Đặt nạn nhân nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, dây nịt, cà vạt… Nếu có thể thì nên để nạn nhân nằm ngửa trên một mô đất cao, hay bàn ghế, giường… để chúng ta đỡ cúi mặt gập người khi thao tác. Nếu trong miệng và cổ họng nạn nhân có vướng cái gì. Hãy quấn vải vào đầu ngón tay móc sạch ra, đoạn lau miệng cho sạch.

Cách thao tác:

  • Kéo đầu nạn nhân càng ngửa về phía sau càng tốt, kéo hoặc đẩy hàm dưới cho miệng nạn nhân mở ra (hình 1).
  • Dùng bàn tay vừa đẩy trán nạn nhân vừa bịt mũi của họ lại bằng ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay kia dùng banh hàm nạn nhân và kéo miệng mở ra.
  • Hít đầy lồng ngực, đoạn há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân. Thổi hơi mạnh đồng thời liếc mắt nhin lồng ngực của nạn nhân xem có phồng lên không? (hình 2).

hhnt4

  • Nghiêng đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra (hình 3).
  • Lặp lại động tác 2 và 3 với nhịp điệu:
  • Người lớn: 12 lần trong 1 phút
  • Trẻ em; 20 lần (thổi nhẹ)
  • Tiếp tục như vậy cho đến khi nạn nhân trở lại bình thường.

Chú ý: Nếu thấy thổi hơi vào và không thở hơi ra. Hãy kiểm soát lại vị trí đầu và cằm.
PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC (HỒI SINH TIM PHỔI = CPR):

Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), bạn phải tiến hành cấp cứu tại chỗ ngay lập tức bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực (tức Hồi sinh tim phổi CPR).

Cách thao tác:

Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, bạn quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú, ấn sâu xuống khoảng 4 – 5 cm rồi nới lỏng tay ra. Nhịp độ ép nén 100 lần/phút. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút. Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 30 lần ép tim lại thổi ngạt 2 lần,

 hhnt5

     Cách thổi ngạt:

  1. Một tay kéo đầu nạn nhân càng ngửa về phía sau càng tốt,tay kia kéo hoặc đẩy hàm dưới cho miệng mở ra.
  2. Dùng bàn tay vừa đẩy trán nạn nhân vừa bịt mũi của họ lại bằng ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay kia dùng banh hàm nạn nhân và kéo miệng mở ra.
  3. Hít đầy lồngngực, đoạn há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân. Thổi hơi mạnh trong khoảng 1 giây, vừa thổi vừa liếc mắt nhìn lồng ngực của nạn nhân. Nếu thổi thành công sẽ thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên.

Sau khi bệnh nhân tự thở được, cho nằm ở tư thế hồi phục và tìm cách đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị tiếp.

PHƯƠNG PHÁP NIELSEN:

Đây là phương pháp hơi cổ điển, hiện nay ít người áp dụng. Nhưng nếu bạn không muốn áp miệng mình vào miệng người bệnh vì một lý do nào đó thì đây là phương pháp khả thi.

Ðặt nạn nhân nằm sấp trên mặt cứng, hai tay gấp, mỏm khuỷu ngang vai, hai bàn tay úp chồng lên nhau và kê dưới cằm để đầu hất ngược ra sau. Bạn quỳ gối trước đầu nạn nhân, đặt hai bàn tay lên hai xương bả vai ngang nách của nạn nhân.

hhnt7 hhnt6

Bạn giữ hai tay thẳng, chồm người tới trước, ấn mạnh xuống lưng nạn nhân rồi buông ra đột ngột.

hhnt8

Hít vào: Nắm hai cánh tay của nạn nhân gần mỏm khuỷu, kéo cánh tay lên trên và về phía đầu nạn nhân, đồng thời bạn hơi ngã người ra sau (khi kéo, hai bàn tay nạn nhân không rời khỏi cằm, đầu không nhấc lên khỏi bàn tay), xong đặt tay về tư thế lúc đầu và tiếp tục làm thao tác giúp thở ra.

Làm với nhịp độ 10 – 12 lần trong 1 phút. Phương pháp này thích hợp trong cấp cứu chết đuối vì cần cho nạn nhân nằm sấp để tống nước trong bụng ra ngoài. Bạn cần có người đứng gần kế bên để thay thế cho mình khi quá mệt, tránh gián đoạn việc hô hấp.

PHƯƠNG PHÁP SYLVESTER:

Đây cũng là phương pháp cổ điển, ít người áp dụng, nhưng cũng rất hiệu quả.

Ðặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt đất cứng. Nâng cao vai nạn nhân bằng cách lót mền, gối, để đầu bật ngửa ra sau, cằm hướng lên trời. Người cấp cứu quỳ ở phía đầu nạn nhân, nắm chặt hai cổ tay nạn nhân.

Thở ra: Ðưa 2 cẳng tay nạn nhân gập vào trước ngực và ép mạnh. Tư thế người cấp cứu nghiêng mình tới trước, hai tay duỗi thẳng.

Hít vào:  Người cấp cứu ngã người ra sau, đến khi mông đặt lên gót chân; đồng thời kéo bẹt hai tay nạn nhân ra cho đến khi chấm đất.

hhnt9

Ðộng tác này làm nâng cao xương sườn, giúp không khí chui vào phổi. Làm với nhịp 15 – 20 lần trong 1 phút. Phương pháp này áp dụng cho nạn nhân không nằm sấp được, như nạn nhân ngạt thở do bị vùi lấp, mới bới được nửa người trên.

 daosaigon.org

Chi tiết...

Sơ Cứu Trẻ Em Bị Ngạt Thở

Cho dù bạn tiến hành sơ cứu một trẻ nhỏ hay một người lớn bị nghẹt thở do dị vật lọt vào đường hô hấp thì chắc chắn điều quan trọng nhất lúc đó mà bạn nhận thấy là phải được chuẩn bị trước hay phải được đào tạo đầy đủ về sơ cứu.

Các kỹ thuật thông thường là vỗ lưng và đẩy ngực hoặc bụng để đánh bật dị vật gây tắc nghẽn đường thở ra ngoàitreem. Tiếp theo là tiến hành kỹ thuật hồi sinh tim phổi đã được sửa đổi (modified CPR) nếu trẻ nhỏ bất tỉnh. Lưu ý rằng có nhiều kỹ thuật khác nhau có thể thực hiện tùy thuộc vào việc bạn đang sơ cứu một trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi hoặc một trẻ nhỏ hay trẻ mới biết đi hơn 1 tuổi – cả hai đều có những kỹ thuật khác nhau.

Những điều cần làm:

  • Khuyến khích trẻ ho, nếu trẻ nhỏ đang ho hoặc nôn khan, điều này có nghĩa rằng đường thở của trẻ chỉ bị tắc nghẽn một phần vì vậy trẻ không bị thiếu oxy hoàn toàn.treem1
  • Hãy đứng bên cạnh cổ vũ, động viên bé tiếp tục ho. Phản xạ ho và ọe có thể giúp bé tống được vật lạ ra ngoài trong vòng một phút.
  • Tỏ ra bình tĩnh để bé hiểu rằng mọi chuyện vẫn ổn, như vậy bé sẽ không bị hoảng sợ. Theo dõi xem sau khi ho bé có dễ thở hơn hay không.treem2
  • Kiểm tra miệng bé và lấy ra những thứ bạnnhìn thấy trong đó. Tuyệt đối không dùng ngón tay mò mẫm tìm vật lạ, chỉ móc ra những thứ mà bạn nhìn thấy. Dù bạn có làm gì thì cũng không được cố gắng loại bỏ tắc nghẽn bằng cách chọc tay của bạn vào họng của trẻ. Điều này có thể làm cho dị vật chui vào họng sâu hơn hoặc gây tổn thương họng của trẻ hoặc kích thích gây co thắt thanh quản.
  • Không cho bé uống bất cứ thứ gì trừ khi bé sặc phải đồ vật khô, ví dụ như bánh quy. Việc đưa thêm nước vào có thể làm tình hình tồi tệ hơn.
  • Nếu sau khi cơn ho dịu đi, bạn vẫn tiếp tục nghe thấy tiếng thở ồn ào hay tiếng ho thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức, có thể vật lạ đã đi sâu vào phế quản.
  • Nếu bé thở khó khăn trong vòng vài phút, gọi ô tô cấp cứu ngay.

 Nếu trẻ không thể khóc hoặc kêu la thì chứng tỏ đường thở đã bị tắc nghẽn hoàn toàn và trẻ sẽ không thể tự loại bỏ tắc nghẽn khi ho. Các triệu chứng khác chứng tỏ đường thở bị tắc nghẽn bao gồm:

  • Trẻ phát ra âm thanh kỳ cục, the thé hoặc không thể phát ra âm thanh nào được.
  • Nắm chặt cổ họng.
  • Da chuyển mầu đỏ ửng hoặc xanh.
  • Môi và móng tay chuyển mầu xanh.
  • Bất tỉnh.

Hãy tiến hành sơ cứu ngay lập tức:

Nếu có thể, nhờ một người gọi điện cho dịch vụ cấp cứu y tế (115) ngay lập tức, trong khi bạn thực hiện sơ cứu.

Nếu bạn chỉ có một mình bên cạnh bé, tiến hành sơ cứu ngay lập tức, tiến hành sơ cứu trong 2 phút, sau đó dừng lại và gọi dịch vụ cấp cứu y tế; tiếp tục quay lại tiến hành sơ cứu cho tới khi nhân viên y tế đến. 

ĐỂ THÔNG ĐƯỜNG THỞ CHO BÉ SƠ SINH:

  • Giữ em bé nằm sấp giữa cánh tay của bạn, cho đầu của em bé thấp hơn so với phần còn lại của cơ thể. Bạn có thể tì cẳng tay của bạn trên chân của bạn để hỗ trợ.
  • Vổ em bé một cách nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, 5 lần vào giữa lưng bằng cách sử dụng gan bàn tay của bạn.
  • Tiếp theo, quay mặt bé lên, chăm sóc để bảo vệ đầu của bé. Tựa cánh tay của bạn trên đùi để hỗ trợ.

treem3

  • Đặt hai ngón tay của bạn lên giữa ngực của bé, ngang dưới hai núm vú, rồi đẩy xuống, mạnh và nhanh. Bạn nên đẩy từ 1/3 đến ½ độ sâu ngực của bé năm lần.
  • Cố gắng đánh bật các dị vật với mỗi lần đẩy. Không nên làm tất cả năm cái một lúc.
  • Kiểm tra miệng của bé sau mỗi lần đẩy và loại bỏ các dị vật làm ngạt.
  • Lặp lại việc vỗ lưng và đẩy ngực cho đến khi em bé của bạn đã nôn ra các dị vật gây ngạt thở. Bạn sẽ biết khi nào thì điều này xảy ra, bởi vì lúc đó em bé của bạn sẽ bắt đầu khóc, thở, hoặc ho.
  • Nếu em bé của bạn bị bất tỉnh, hãy làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Khi nào thì gọi bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu:

Đưa con bạn đi chăm sóc y tế khẩn cấp sau khi trải qua bất kỳ trường hợp ngạt thở nặng.

Cũng cần phải chăm sóc y tế khẩn cấp cho một đứa trẻ nếu:

  • Có những cơn ho dai dẳng, chảy nước dãi, nôn, thở khò khè, khó nuốt, hoặc khó thở.
  • Da của em chuyển sang màu xanh, người chao đảo hoặc vô thức trong sinh hoạt, ngay cả khi em có vẻ như đã phục hồi.
  • Bạn nghĩ rằng đứa trẻ đã nuốt phải một vật lạ sản xuất từ nước ngoài như một món đồ chơi hoặc pin.

Nếu con của bạn đã có một triệu chứng có vẻ như là ngạt thở nhưng đã hồi phục hoàn toàn sau một cơn ho. Tuy bé không cần chăm sóc y tế ngay lập tức nhưng bạn cũng nên gọi cho bác sĩ của bạn.

THÔNG ĐƯỜNG THỞ CHO THIẾU NIÊN:

Những thủ thuật ở trên, chúng ta chỉ áp dụng cho trẻ sơ sinh nhưng đối với trẻ đã lớn, chúng ta phải dùng cách khác.

Nếu thấy trẻ có một vài triệu chứng dưới đây:

  • Không thể khóc hoặc kêu la.
  • Cổ khò khè, thở hổn hển, the thé thì thầm.
  • Lỗ mũi đỏ lên.
  • Thành ngực giữa xương sườn và các phần mềm trên xương cổ và xương ngực giãn ra.
  • Hai tay ôm chặt vào cổ họng.
  • Lăn lộn xung quanh và chảy nước dãi.
  • Chảy nước mắt.
  • Da chuyển mầu đỏ ửng hoặc xanh.
  • Môi và móng tay chuyển mầu xanh.
  • Bất tỉnh.

Hãy lập tức tiến hành sơ cứu ngay.

Nếu nạn nhân còn tỉnh:

treem4

1/ Vỗ lưng:

  • Trấn an trẻ.
  • Để trẻ đứng hay ngồi, gập người ra phía trước, đầu thấp hơn ngực.
  • Động viên trẻ ho khạc vật gây ngạt ra.
  • Vỗ mạnh 5 lần lên lưng nạn nhân, chỗ giữa hai xương vai.
  • Nếu vỗ lưng như vậy mà không thấy hiệu quả, các bạn hãy thử sử dụng phương pháp Heimlich để tận dụng lượng không khí còn trong buồng phổi nạn nhân để đẩy vật lạ ra ngoài.

2/ Phương pháp Heimlich:

Các bạn đứng sau lưng của trẻ, hai chân đứng theo tư thế trước sau, chân trước đặt giữa hai chân của trẻ, choàng tay qua người của trẻ. Nắm hai tay sao cho lòng bàn tay úp xuống, đặt vị trí  của ngón tay cái dựa vào phần dưới của mỏm xương ức của trẻ. Kéo thật mạnh tay theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên. Kiểm tra miệng của nạn nhân  xem dị vật đã văng ra chưa, nếu chưa thì kéo mạnh 5 cái. Kiểm tra lại rồi ấn 5 cái nữa. Tiếp tục kiểm tra cho đến khi thấy sạch những chất đã gây ngạt thở cho trẻ.

treem5

Nếu trẻ bất tỉnh:

Nếu thức ăn hoặc dị vật bị mắc kẹt trong cổ họng và chặn dòng chảy của oxy đến não, thì cuối cùng trẻ sẽ mất ý thức. Việc chuẩn bị sẵn sàng để xử trí với một đứa bé bị ngạt thở bất tỉnh bằng cách sử dụng thủ thuật hồi sức tim phổi (CPR). Việc điều trị có hơi khác nhau giữa người lớn và trẻ em dưới 9 tuổi.

treem6

  1. Để cho trẻ nằm ngữa trên một cái bàn, giường hoặc sàn nhà.
  2. Tìm những vật lạ mà bạn nhìn thấy ở trong miệng của trẻ. Dùng ngón tay để lấy ra, nhưng không thọc sâu vào khí quản của trẻ.

treem7

  1. Nhẹ nhàng nghiêng đầu của trẻ trở lại để mở đường thở.
  2. Nghiêng tai của bạn sát miệng đứa trẻ, để bạn có thể nghe và cảm nhận hơi thở của bé. Nếu bé không thở thì tiến hành bước tiếp theo.treem8
  1. Phủ miệng và mũi của bé bằng miệng của bạn và thổi một hơi ngắn nhanh. Hãy để không khí đi ra và lặp lại một lần nữa. Nên nhớ phổi của bé nhỏ hơn nhiều so với bạn và bạn chắc không muốn làm hỏng chúng.
  2. Thực hiện ép nén ngực với một tốc độ khá nhanh, khoảng100 cái/phút. Bạn có thể đếm to để dễ nhớ. Mỗi lần nén 30 cái.

       Cách nén:

  • Hãy tưởng tượng một đường thẳng được vẽ giữa 2 núm vú của em bé.
  • Tìm tâm điểm giữa 2 núm vú của bé và đặt 2 bàn tay của bạn lệch bên dưới một chút.
  • Nhấn 2 bàn tay vào ngực để nén xuống 1.5 inches (4 cm).
  • Mỗi chu kỳ nén là 2 lần thổi ngạt và 30 cái ép ngực.

treem9

  1. Kiểm tra hơi thở của bé. Nếu không thấy bé thở, lặp lại thổi 2 hơi và tiếp theo là 30 cái ép ngực. Tiếp tục kiểm tra sau mỗi chu kỳ và thực hiện hô hấp nhân tạo cho đến khi bé có thể vượt qua tình trạng khẩn cấp.

 daosaigon.org

Chi tiết...