CHƯƠNG TRÌNH ÔM CÂY SỐNG SÓT


CHƯƠNG TRÌNH ÔM CÂY SỐNG SÓT

A. LỊCH SỬ CHƯƠNG TRÌNH “Hug-a-Tree-and-Survive”

Vào một ngày Thứ Bảy tháng Hai năm 1981, ba anh em nhà Beveridge đã cùng nhau đi lên Núi Palomar, một ngọn núi cách khoảng 60 dặm về phía Đông Bắc của San Diego, California. Họ đi trên con đường mòn tự nhiên cách nửa dặm từ khu cắm trại, nơi cha mẹ của họ đang chuẩn bị cho bữa ăn trưa. Hai trong số các anh em tin rằng Jimmy Beveridge 9 tuổi đã chạy đua với họ để trở lại nơi cắm trại, nhưng em đã không trở lại.

Gia đình đã bỏ ra một giờ để tìm kiếm em nhưng không thấy, họ vội liên lạc với Sở Kiểm Lâm và Sở Cảnh Sát. Điều thường xảy ra trong tháng Hai ở miền Nam California là thời tiết thất thường, không thể đoán trước được. Ban ngày có thể trời nắng đẹp và ấm áp. Nhưng vào ban đêm thì những đám mây và sương mù bao phủ ngọn núi, làm cho nhiệt độ giảm xuống rất thấp.

Đến ngày Thứ Hai, trời đổ mưa gần như liên tục, mây và sương mù vẫn tiếp tục bao phủ đỉnh núi. Các máy bay trực thăng chỉ có thể bay khi những đám mây tan đi, là điều kiện cần cho một chuyến bay an toàn. Gió và mưa đã vô hiệu hóa mùi của Jimmy. Vì vậy các con chó đánh hơi đành phải bất lực. Hy vọng duy nhất là phải tổ chức một cuộc tìm kiếm quy mô có hệ thống trên toàn bộ khu vực, và cầu nguyện để để sớm nhận ra dù chỉ một dấu hiệu nhỏ của cậu bé.

Sáng ngày Thứ Ba, thời tiết đột nhiên thay đổi và mặt trời xuất hiện. Có khoảng 400 người tình nguyện tìm kiếm tại hiện trường, trong đó có hơn 200 lính Thủy quân lục chiến. Cuộc tìm kiếm được tổ chức lớn nhất trong lịch sử của San Diego County.  Chiều hôm đó, người ta tìm thấy chiếc áo khoác và một chiếc giày của cậu bé.  Nhờ đó mà hướng đi cuối cùng của cậu bé đã được xác định. Sáng ngày Thứ Tư, thi thể của Jimmy đã được tìm thấy, cuộn tròn bên cạnh một gốc cây trong một khe núi, khoảng hai dặm từ khu cắm trại.  Em ấy đã chết vì hạ thân nhiệt.

Một nỗi đau buồn khôn xiết đã bao phủ lên gia đình cậu bé và những người tham gia cuộc tìm kiếm. Đó là một cảm giác đau đớn và thât vọng tột cùng, in sâu vào tâm khảm mỗi người trong nhiều tháng sau đó. Nỗi đau mà trong đó vì một cậu bé đã mất đi mạng sống, và vì một cảm giác sai lầm lớn đã xảy ra mà không có ai để đổ lỗi.

Nhiều người bị tác động mạnh bởi thảm kịch này và họ mong muốn tìm một phương cách nào đó để ngăn chặn nó xảy ra lần nữa. Thảm kịch gặm nhấm tâm hồn Ab Taylor, một lính tuần tra theo dấu vết nổi tiếng, và Tom Jacobs, một nhà văn kiêm nhiếp ảnh gia. Cả hai đều là thành viên trong đội tìm kiếm Jimmy. Đây là lần đầu tiên ông bị thất bại đau đớn trong suốt ba mươi mốt năm làm nghề theo dấu vết của Taylor, ông đã không thể tìm thấy một đứa trẻ bị mất tích mà còn sống. Sự đau khổ khiến ông phải hợp tác với Jacobs, Jackie Heet, và Dorothy Taylor trong việc thiết kế một một chương trình để dạy trẻ em ở lứa tuổi 5-12, các nguyên tắc rất cơ bản để có thể lưu trú an toàn ở nơi hoang dã. Nguồn gốc tên của chương trình được lấy từ thông điệp chính của nó: Nếu bạn bị thất lạc, phải ở lại – Hug-a-Tree (nghĩa là hãy Ôm một cây) – cho đến khi nhóm cứu hộ đến.

Trong những thập kỷ sau đó, các nhà khai sáng chương trình ban đầu cùng với một số người khác, bao gồm cả Lillian Taylor (vợ của Ab) cam kết – đào tạo hàng trăm tình nguyện viên để phổ biến chương trình. Tính đến thời điểm này, chương trình đã có được một mức độ thành công đáng kể tại Hoa Kỳ. Trong năm 1999, ý niệm của chương trình đã được du nhập sang Thụy Điển và chương trình bắt đầu được trình bày bởi các tình nguyện viên ở Thụy Điển. Vào năm 2001, phát triển sang Canada và đã được huấn luyện cho RCMP (Royal Canadian Mounted police – Kỵ cảnh Hoàng gia Canada). Và rồi đến một vụ bùng nổ về số lượng trẻ em được chương trình huấn luyện ở Bắc Mỹ khi Hướng đạo Hoa Kỳ đã đưa chương trình này vào huấn luyện cho Ngành Ấu.

Năm 2005, Ab Taylor tặng bản quyền chương trình Ôm cây Sống sót và các tài liệu cho Hiệp hội Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn (Nasar). Mục đích là để Nasar hiện đại hóa chương trình và tiếp tục phổ biến rộng rãi đến với trẻ em. Trong năm 2007, sau hai năm phát triển và áp dụng, người ta góp thời gian và tiền bạc quay một đoạn video mới, để phân phát và sử dụng trong dự án. Trong năm 2008, chương trình huấn luyện bằng video mới được thành lập, giúp cho họ biết cách làm thế nào để trình bày các chương trình, kèm theo nhiều tài liệu hỗ trợ mới được soạn và phát hành (ví dụ: cẩm nang, biểu ngữ, bản tin, tài liệu trình bày …).

Đó là tâm nguyện chân thành của những người đã đóng góp vào dự án này, để cho tất cả trẻ em sẽ có một ngày nào đó được tiếp xúc với các nguyên tắc cứu sinh của chương trình Ôm cây Sống sót.

B. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Sau đây là 7 nguyên tắc cơ bản của Chương trình “Ôm cây Sống sót” để giúp cứu mạng sống một con người:

  1.  Báo cho người lớn. Em đi đâu? Khi nào? Với ai? Để làm gì? Khi nào thì về?
  2. “Ôm cây”. Ngay sau khi em nhận ra rằng mình bị lạc, có nghĩa là dừng lại và “ôm” một cái cây, không đi tiếp. Nếu em càng ở gần nơi mà em được nhìn thấy lần cuối, em càng có cơ hội sẽ được tìm thấy một cách nhanh chóng hơn. Càng đi thì bị lạc càng xa hơn và càng khó tìm hơn.

2

 

  1. Tạo ra một nơi trú ẩn. Thật dễ dàng nếu em mang theo một tấm bạt phù hợp với túi của đeo lưng – có thể đó là một túi nhựa lớn, một tấm chăn, bạt… Cắt hoặc xé một lỗ ở giữa để cho đầu của em vào như một poncho. (Tuy nhiên, hãy giữ cho khuôn mặt của em ló ra để em có thể thở)
  2. Tiết kiệm năng lượng cơ thể. Nếu thời tiết bắt đầu lạnh, hãy cuộn tròn như một con thú bị lạnh. Bảo tồn thân nhiệt và năng lượng cơ thể của em. Rúc trong bụi cây, hốc cây hoặc bất cứ thứ gì mà có thể bảo vệ em khỏi những luồng gió.
  3. Tự làm cho mình lớn lên – Để cho máy bay trực thăng có thể nhìn thấy em dễ dàng. Nếu có thể, em nên tìm một gốc cây trú ẩn gần nơi trống trải. Nếu phát hiện một chiếc máy bay đang tìm kiếm, thì ra chỗ trống vẩy tay hay nằm ngửa dang rộng tay chân ra trên mặt đất và khua tay lên xuống. Nếu có áo màu sáng hay sặc sỡ thì nên mặc bên ngoài.
  4. Tạo ra những tiếng động lớn – Ngoài ra, em phải luôn luôn mang theo một cái còi khi em sinh hoạt ngoài trời, để em có thể tạo ra tiếng kêu lớn, thu hút sự chú ý của lực lượng cứu hộ. Thổi còi, kêu lớn, gõ vào thân cây rỗng hoặc đập các tảng đá với nhau.

3

  1. Trả lời các tiếng gọi – Hãy nhớ rằng mọi người đang tìm kiếm em. Nếu em nghe tiếng mọi người gọi, đừng sợ hãi, hãy kêu lớn để trả lời họ. Họ đang làm hết sức mình để tìm kiếm. Và họ sẽ không từ bỏ cuộc tìm kiếm khi chưa tìm thấy em. Hãy trả lời cho họ, em sẽ được cứu.

 

 C. ĐỀ PHÒNG BỊ LẠC

Luôn luôn ở lại với gia đình của các em. Không đi lang thang một mình. Lúc nào cũng mang theo một cái còi để báo hiệu hay kêu gọi sự giúp đỡ nếu bạn bị lạc. Thổi ba tiếng còi có nghĩa là “tình huống khẩn cấp! cần giúp đỡ”. Tiếng còi ở trong vùng hoang dã vang xa hơn tiếng kêu của các em, và cũng đỡ mệt và đỡ khan cổ hơn.

Trong cơn giông tố, tránh xa các đỉnh đồi và cây các cây đơn độc, vì có thể thu hút sét.

Các dặn dò khác khi bị lạc:

>>Hãy để lại dấu vết

4

Cho dù lên kế hoạch cẩn thận và có hướng dẫn rõ ràng để thực hiện theo các kế hoạch đề ra, thế nhưng đôi khi vẫn có một ai đó tách ra khỏi nhóm và bị lạc. Khi đi bộ đường dài hay băng rừng mà sợ bị thất lạc, các em cần phải biết cách lưu lại những dấu vết để cho mình có thể tìm đường quay lại hoặc những người tìm kiếm có thể theo đó mà lần ra chúng ta.

Để lại dấu vết dễ nhận thấy làm tín hiệu trên đường đi của các em như: vạt một nhát dao vào thân cây, bẻ gãy những cành cây, cột túm những bụi cỏ cao, sắp xếp đá hay cành cây theo một quy ước, cột vải vụn lên các cây nhỏ… Những dấu hiệu này phải dễ dàng phân biệt được với những dấu vết do thú vật hay thiên nhiên tạo ra. Ghi lại màu sắc quần áo của các em trên một mảnh giấy và để nó lại cùng với dấu vết của các em.

Nếu có một người nào đó bị tách ra khỏi nhóm một thời gian mà không thấy họ quay trở lại, chúng ta phải báo cho nhà chức trách và cung cấp cho họ các thông tin cần thiết cho việc tìm kiếm.

>>Hãy ở lại tại chỗ

Nếu các em nhận thấy mình đã bị lạc, ngồi xuống ở nột nơi trống trải dễ nhìn thấy và chờ đợi. Những người tìm kiếm sẽ tìm thấy em. Đừng cố gắng tìm đường quay trở lại, vì như vậy em có thể bị lạc xa hơn, làm cho những người tìm kiếm khó phát hiện ra em hơn.

5

Bởi: Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân

(Visited 791 times, 1 visits today)

Share this post

Trả lời