Sinh Tồn Trên Bè Cứu Sinh

Sinh Tồn Trên Bè Cứu Sinh

1. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI LÊN BÈ CỨU SINH

Sau một vụ tai nạn (chìm tàu hay rơi máy bay), bạn may mắn sống sót và lên được một chiếc bè cứu sinh. Lúc này những khó khăn nguy hiểm vẫn chưa qua. Các bạn còn phải đối mặt với nhiều gian lao thử thách khác để được sinh tồn, cho nên không đượic chủ quan. Khi đã lên bè, các bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau đây:

  • Kiểm tra tất cả các vật dụng trên bè. Các thiết bị sinh tồn và cấp cứu, nước, lương thực thuốc men, dụng cụ y tế. . . Cột chặt các vật dụng mà các bạn đang có vào bè, để khỏi bị sóng đánh hay lật bè làm rơi mất.
  • Cố gắng vớt tất cả các vật trôi nổi chung quanh bè như lương thực, thùng can rỗng, chai lọ, quần áo, đệm ghế, dù… bất cứ vật gì mà bạn nghĩ là sẽ hữu ích cho bạn. Để an toàn, hãy đảm bảo rằng các vật bạn vớt lên bè không có cạnh sắc nhọn có thể đâm thủng bè và không nặng quá trọng tải của bè.
  • Nếu có các bè khác, hãy gọi họ lại gần với nhau trong khoảng cách 5-7 mét để hỗ trợ lẫn nhau và để cho những máy bay tìm kiếm cứu hộ dễ dàng nhìn thấy (một nhóm bè dễ thấy hơn là một cái bè).Và như vậy sẽ dễ cứu hộ hơn là phân tán.
  • Lắp đặt các máy vô tuyến khẩn cấp và đưa nó vào hoạt động.Sử dụng nó để gửi tiếp những tín hiệu “MAYDAY” cầu cứu.
  • Chuẩn bị các thiết bị phát tín hiệu khác sẵn sàng cho việc sử dụng ngay lập tức như pháo sáng, trái khói, kính ra hiệu, pano… Cắt người trực quan sát, nếu thấy máy bay hay tàu đi vào vùng thì lập tức phát tín hiệu cầu cứu. Nếu ban đêm thì bắn pháo sáng dù hay giựt pháo sáng cầm tay, pháo sáng sao. Nếu ban ngày thì sử dụng trái khói, vải màu (pano) hay kính phản chiếu ra hiệu…
  • Hãy nhớ rằng, cứu nạn trên biển là một nỗ lực của tập thể. Sử dụng tất cả những thiết bị tạo hình ảnh hay các thiết bị truyền tin điện tử và vật dụng khác để liên lạc với nhóm cứu hộ. Ví dụ, nâng cao một lá cờ hoặc một tấm vải màu trên một mái chèo (càng cao càng tốt) để thu hút sự chú ý.

2. CÁC LOẠI BÈ CỨU SINH

Hiện nay, người ta sản xuất rất nhiều loại bè cứu sinh có tải trọng và hình dáng khác nhau. Có loại dành cho 1-2 người, nhưng cũng có loại có thể chứa 20-25 người, thậm chí có loại chứa tới 50 người. Có loại đơn giản như một cái phao nổi, nhưng cũng có loại có mái che và được trang bị đầy đủ. 
be

Nếu bè cứu sinh được chuẩn bị tốt, các bạn sẽ có tất cả những vật dụng thiết yếu để tồn tại trên bè trong một thời gian dài .Danh sách các trang bị cần thiết được đề nghị như sau:be1

  • Quần áo thích hợp (nhất là vùng lạnh).
  • Áo phao, thiết bị nổi
  • Nước (và dụng cụ chưng cất nước)
  • Thực phẩm dự trữ
  • Túi cứu thương.
  • Máy bộ đàm
  • Pháo sáng và trái khói, súng hỏa pháo
  • Thiết bị truyền tín hiệu (kính, pano . . .)
  • Dụng cụ đánh bắt cá, hộp câu.
  • Thuốc chống say sóng
  • Một neo nổi (buồm nước)
  • Dao nổi an toàn
  • Mộtbộ dụng cụ sửa chữa,
  • Bơm hơi để bơm bè
  • Đèn pin, pin vàbóng dự phòng
  • Haimái chèo
  • Neo nổi và 30 m dây
  • Bơm hút nước(để tháo nước)
  • Hướng dẫn sinh tồn.

3. CÓ THỂ SỐNG SÓT BAO LÂU TRÊN MỘT CHIẾC BÈ CỨU SINH

Khi tiến hành những cuộc tìm kiếm những người mất tích trên đại dương, người ta thường tự hỏi: Con người có thể tồn tại được bao lâu trên một chiếc bè cứu sinh? Đây là câu hỏi rất khó trả lời. Nó tùy thuộc vào nhiệt độ của vùng, khả năng và ý chí của con người, lương thực và dụng cụ họ có trên bè.

Ngày 02 tháng 07 năm 1816, tàu La Méduse xô vào một dải cát ngầm cách bờ biển châu Phi chừng 180 km, có 149 người; gồm hành khách, thuỷ thủ và sĩ quan chỉ huy kịp xuống một chiếc bè kết tạm. Chiếc bè rời nơi tàu bị nạn và trôi dạt giữa Đại Tây Dương. Họ mang được xuống bè hai thùng nước ngọt và sáu thùng rượu vang. Thế mà, chỉ có mười hai ngày sau, khi có tàu đến cứu, trên bè chỉ còn có mười lăm người sống sót, trong đó mười người đang hấp hối và cũng chết khi vừa được vớt lên tàu.

Nhưng cũng có những câu chuyện rất phi thường về thời gian tồn tại trên một bè cứu sinh. Người đang giữ kỷ lục hiện nay là Poon Lim. Poon Lim – sinh ngày 08/3/1918 – mất ngày 04/1/1991) tại Hải Nam, Trung Quốc. Lim đã làm việc trên tàu buôn SS Benlomond (Anh Quốc)  khi nó bị đánh chìm bởi một tàu ngầm U-boat của Đức vào ngày 23 tháng 11 năm 1942. Sau một vài giờ ngụp lặn trong nước, Lim tìm thấy một chiếc bè gỗ vuông cạnh 2.50 m, trong đó có một số thực phẩm và nước. Khi nguồn cung cấp gần hết, ông câu cá, bắt chim biển và thu thập nước mưa. Ngày 05 tháng Tư năm 1943, ông đã được ba ngư dân Brazil cứu sống khi đang trôi dạt gần bờ biển Brazil sau 133 ngày lênh đênh trên Đại Tây Dương.

Một trường hợp nổi tiếng khác là gia đình của Dougal Robertson, những người đã trải qua 38 ngày trong một chiếc bè sau khi du thuyền của  họ bị chìm.

Ngày 15 tháng 6 1972, chiếc LUCETTE của họ đã đã bị cá voi sát thủ làm thủng và chìm khoảng 200 dặm về phía tây của quần đảo Galapagos. Gia đình gồm 6 người trên tàu đã thoát được lên một chiếc xuồng hơi và một chiếc xuồng vỏ cứng dài 3 mét với một ít công cụ. Trong những ngày lênh đênh trên biển, họ hứng nước mưa để uống,   đánh bắt cá, rùa để ăn.   Sau 16 ngày, chiếc uồng hơi của họ bị hư, do đó 6 người chen chúc nhau trên chiếc xuồng vỏ cứng dài ba mét với những gì họ có. Sau đó, họ tiếp tục sử dụng gió và dòng hải lưu thuận lợi để  di chuyển đến phía Đông Bắc vùng Trung Mỹ. Đến ngày thứ 38 họ đã được tàu đánh cá Tokamaru của Nhật Bản cứu. Câu chuyện của họ đã được viết thành sách (1973) và dựng thành phim (1991).

Nhưng Mike Tipton, giáo sư bộ môn “Con người và sinh lý học ứng dụng” tại Đại học Portsmouth, cho rằng sự tồn tại lâu dài trên một bè cứu sinh gần như lúc nào cũng diễn ra gần đường xích đạo, trong vùng nước ấm. Nhưng ở các vùng nước lạnh, bè cứu sinh có thể thường xuyên bị ngập nước, làm cho việc sinh tồn gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không có bè, một người nào đó ở trong nước lạnh 15oC, sẽ chết trong vòng không quá sáu giờ. “Bất cứ điều gì bên dưới 15C có tác động ngay lập tức trên cơ thể – Hạ thân nhiệt, tăng huyết áp cao, tăng nhịp thở . . . Nó làm cho chúng ta mất hết mọi năng lực, ngay cả những người bơi giỏi…” 

4. SINH HOẠT TRÊN BÈ CỨU SINH

Các bạn có thể lênh đênh trên biển nhiều ngày, cho nên cần phải biết tổ chức cuộc sống cho mình, biết bảo tồn sinh lực, biết những hoạt động nào nên làm và những gì nên tránh.

  • Kiểm tra độ căng (hơi) của bè, sự rò rỉ hơi, và các điểm có thể trầy xước do ma sát. Hãy chắc chắn rằng các khoang hơi chính không có gì thay đổi (vẫn đầy hơi nhưng không quá căng). Xì bớt hơi khi trời nóng và bơm thêm hơi khi trời lạnh.
  • Giữ khô quần áo, mang vớ và găng tay, che tất cả những nơi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng nếu có thể, vì sức nóng của mặt trời có thể đốt cháy da các bạn. Áo quần khô ráo cũng là điều cần thiết giúp chúng ta chống lại với cái lạnh, nhất là về ban đêm trên biển.
  • Tận dụng bóng mát của buồm hay các vật liệu khác để che nắng, cố gắng làm giảm tối thiểu việc tiếp xúc với ánh nắng, vì rất dễ làm cơ thể các bạn mất nước.
  • Kiểm kê toàn bộ lương thực và nước uống, cất giữ một nơi an toàn và thoáng mát, hạn chế ăn uống trong 24 giờ đầu.
  • Lau l bè vì nó sẽ làm bong tróc hay suy giảm tính năng của vỏ bè và có thể phá vỡ các khớp nối được dán bằng keo.  Throw out the sea anchor, or improvise a drag from the raft’s case, bailing bucket, or a roll of clothing. 

5. CƠ HỘI ĐỂ ĐƯỢC CỨU SỐNG

Nếu các bạn đã gửi đi một tín hiệu cầu cứu và toán cứu hộ đã nhận được (xác nhận họ đã trả lời bạn). Và nếu trong bản tin đó, bạn đã gửi cho họ vị trí chính xác của bạn (tại tọa độ tàu đắm) thì các bạn không nên rời xa vị trí đắm tàu, mà nên quanh quẩn gần đó chờ cứu hộ là tốt nhất. Trong khi chờ đợi, các bạn hãy chuẩn bị trong khi chờ đợi bất cứ thiết bị báo hiệu (pháo sáng, khói màu, kính phản chiếu…) hay các thiết bị liên lạc khác trong tư thế sẵn sàng. Một phi cơ hay tàu cứu hộ sẽ không thể tìm thấy một chiếc bè trong đại dương mênh mông nếu không biết vị trí của nó hay nếu không có tín hiệu hoặc liên lạc. Tình trạng thời tiết đôi khi cũng làm cho không thể thực hiện việc tìm kiếm hay liên lạc.

Nếu không có liên lạc và bạn cũng không mong đợi bất cứ đội cứu hộ nào đến cứu bạn (vì họ không biết). Và bạn có thể thấy hoặc định hướng được bờ biển (đặc biệt là nếu gió hay dòng chảy đang đẩy bạn về hướng đó), bạn hãy cố gắng đưa bè về hướng đó (dĩ nhiên).

 Nếu bè đang ở giữa đại dương mênh mông, bạn không thể định hướng được, để tiết kiệm năng lượng, tốt hơn là các bạn nên ở lại tại chỗ. Tuy nhiên, mỗi tình huống có thể gợi cho các bạn một hành động khác nhau. Điều quan trọng là các bạn phải suy nghĩ về tất cả mọi thứ trước khi quyết định rời khỏi địa điểm đắm tàu (hoặc rơi máy bay). Ví dụ, ngay cả khi bạn không gửi bất kỳ tín hiệu cầu cứu nào, vẫn có thể tốt hơn nếu các bạn ở nơi mà bạn đã bị đắm, vì vị trí đó thường nằm trên tuyến đường vận chuyển hàng hải hay hàng không (tàu bị đắm của bạn cũng đang đi trên tuyến đường đó) cho nên các bạn có thể dễ dàng được tìm thấy. Hoặc các hãng hàng không hay tàu thuyền biết máy bay hay tàu của các bạn mất tích, họ sẽ tổ chức tìm kiếm.

6. ĐI VỀ ĐÂU?

Nhưng bạn đang ở giữa đại dương, không có dấu hiệu cho thấy bờ biển.

Cho dù cho dù bạn có bản đồ hay có một cái gì đó cho biết bạn đang ở đâu và chung quanh bạn là những đâu, thì việc quyết định đi đâu vẫn là quyết định quan trọng và khó chọn lựa.

Có thể bạn có một cánh buồm hay “neo nổi” trên bè, nhưng hướng gió hoặc dòng chảy có thể là không thuận tiện để đưa nó về hướng bạn muốn (ngay cả khi nó chỉ cách 50 dặm). Nhiều người đắm tàu đã bị trôi dạt hàng trăm dặm, thậm chí hàng ngàn dặm trước khi tiếp cận đến mảnh đất mà mình đã thấy trước đó..

Dong buồm để đưa bè theo hướng ngược lại với hướng gió để đến bờ biển (hay hải đảo) là một việc rất khó thực hiện, nhưng nó có thể cứu sống bạn. Vì vậy, các bạn nên chọn điểm đến của bạn dựa trên dòng chảy và gió.  Tránh những hòn đảo nhỏ, vì ở đó bạn sẽ không có cơ hội tiếp cận với dân bản địa, không có tài nguyên để sinh tồn. Tốt hơn là các bạn nên hướng tới một nơi tuy xa hơn nhưng đó là bờ biển hay một hòn đảo lớn hơn.

7. DI CHUYỂN BẰNG BÈ CỨU SINH

Khi di chuyền bằng bè, các bạn cần phải chọn lựa một trong hai phương pháp di chuyển: Hoặc là xuôi theo chiều gió, hoặc là nương theo các dòng hải lưu (đừng nghĩ đến chuyện chèo chống, bạn không đủ sức đâu. Có chăng khi chỉ cách bờ biển chửng một vài cây số)

Gió và hải lưu ít khi nào chuyển động theo cùng một hướng, thường thì một thuận và một thì ngược lại. Các bạn cần có một số kiến thức về gió và hải lưu, biết vị trí (tương đối) của mình, biết hướng mình cần đi, biết gió hay hải lưu sẽ đưa mình đến đâu.

Vận dụng các dòng hải lưu:

Dòng hải lưu là những con sông trên biển, những con sông này chuyển động trực tiếp, liên tục, tương đối ổn định và chảy theo một đường nhất định như những con sông trên đất liền. Chúng không có lòng sông, cho nên chúng lớn hơn những con sông trên đất liền nhiều lần. Các dòng sông này người ta gọi là “hải lưu”. Chúng có thể lưu thông trên một quãng đường dài hàng ngàn kilômét. Chúng rất quan trọng trong việc hình thành khí hậu của các lục địa, đặc biệt ở những khu vực gần biển. Ví dụ nổi bật nhất là dòng Gulf Stream. Dòng hải lưu này làm cho vùng Tây Bắc châu Âu có nhiệt độ cao hơn bất kỳ khu vực nào có cùng vĩ độ.

Một chiếc bè không buồm buộc phải bị chi phối bởi các dòng hải lưu, vì vậy các bạn phải biết cách vận dụng để nó giúp mình trong chuyến hải hành.

Để vận dụng dòng hải lưu, người ta thường sử dụng một cái túi bằng vải dày gọi là “buồm gàu” hay “neo nổi” (sea anchor) để thả xuống nước, luồng nước sẽ làm cho gàu bung ra và đẩy nó đi kéo theo chiếc bè. Điều chỉnh dây neo gàu để khi bè trên ngọn sóng, thì neo nổi tại chân sóng

Dụng cụ này rất quen thuộc với các nhà đi biển trước đây, rồi bị xem nhẹ một thời gian. Gần đây người ta sử dụng trở lại, và nó tỏ ra có tác dụng rất tốt. Bất cứ vật gì nửa nổi nửa chìm, buộc vào mũi thuyền bằng một sợi dây, đều có thể coi là “neo nổi”

be2

Nếu không có “neo nổi”, các bạn cũng có thể vận dụng các dòng hải lưu bằng cách làm cho bè ngập một phần trong nước (như xì bớt hơi nếu là bè cao su), cột một cái xô hay một số đồ vật cho chìm trong nước để chịu sự tác động của dòng hải lưu nhiều hơn. Nếu may mắn, dòng chảy sẽ đưa các bạn đi qua các tuyến hải hành của tàu thuyền hoặc mang các bạn vào gần đất liền.

Quấn dây neo gàu với vải hay áo quần để ngăn chặn sự cọ sát của dây lên vỏ bè.

Vận dụng sức gió

Tuy gió là bạn đồng hành của các nhà hàng hải từ ngàn xưa, nhưng nếu chúng ta không nắm vững qui luật của gió thì thay vì đưa chúng ta vào đất liền, gió cũng có thể đưa chúng ta ra xa hơn.

Vùng Biển Đông nước ta nằm trọn trong vùng Đông Nam Á Gió Mùa với hai loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và Gió mùa Tây Nam.

Về cường độ, hai loại gió này thay đổi rất nhiều ở các tháng giao thời (tháng Ba, tháng Tư và tháng Chín, Mười) hướng gió không ổn định.

Gió mùa Đông Bắc hoạt động kéo dài từ tháng Mười đến tháng Ba năm sau.

Gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười và do có nguồn gốc đại dương nên trong thời kỳ này có mưa lớn.

be3

Bè hơi không có khung sườn cứng, do đó, các bạn khó dựng buồm để hứng gió. Tuy nhiên, có một số bè người ta cũng làm lỗ sẵn đế cắm buồm.

Bất cứ ai cũng có thể đưa bè xuôi theo hướng gió. Nhưng để đi lệch với hướng gió thì phải là người chuyên môn, có kinh nghiệm. Do not try to sail the raft unless land is near.Vì vậy, nếu là tay mơ, thì bạn không nên cố gắng dựng buồm trên bè, trừ khi nhìn thấy đất liền (hay hải đảo) cùng chiều với hướng gió.

Nếu các bạn quyết định dựng buồm hướng gió thổi xuôi theo điểm đến mà bạn mong muốn, thì các bạn hãy bơm cho bè phồng lên, ngồi cao, thu hồi neo nổi, dựng buồm lên, và sử dụng mái chèo như một bánh lái.

Cánh buồm lúc này đồng thời cũng là một vật dùng làm dấu hiệu cho các tàu thuyền khác dễ dàng trông thấy.

IVới một bè lớn, các bạn có thể dựng một cánh buồm vuông dựa theo khung của mái vòm, sử dụng các mái chèo như là cột buồm. Bạn có thể dùng một tấm bạt hoặc vật liệu chống thấm để làm buồm.

be4

Khi thời tiết xấu, để đề phòng bè bị lật, hãy giữ cho neo gàu không nằm ở phía mũi tàu. Các hành khách ngồi thấp trong bè, phân phối trọng lượng của họ dàn đều khắp sàn bè. Để ngăn ngừa té ngã ra, họ không được ngồi trên mạn của bè hoặc đứng lên. Tránh những động tác đột ngột mà không có cảnh báo cho các hành khách khác.

Khi không sử dụng neo gàu, cột nó vào bè và xếp gọn nó trong một tư thế sẵn sàng sử dụng ngay lập tức nếu bị lật úp  bè.

8.  ĐƯA BÈ CẬP VÀO BỜ

Để cập bờ cho an toàn khi bè đã tiến gần đến bờ, các bạn hãy:

– Cố gắng tìm một chỗ khuất gió trên đất liền (hay hải đảo) để đổ bộ.

– Không nên đổ bộ vào hướng ngược với mặt trời, ánh sáng và sự phản chiếu từ biển sẽ làm bạn lóa mắt, không thấy được mục tiêu, dễ bị va đập.

– Chọn những nơi ít sóng cồn (ít bọt trắng) sẽ giúp các bạn cập vào bờ dễ dàng và ít hao sức lực.

– Nếu các bạn buộc phải cắt ngang sóng cồn, hãy hạ cột buồm, cột chặt lại các dụng cụ, mặc quần áo, mang giầy, để hạn chế sự trầy xước do va chạm hay cọ sát có thể xảy ra.

– Dùng mái chèo hay sào, gậy… để kiểm tra độ sâu, san hô, đá ngầm…

– Kéo “buồm gàu” lên, nhất là khi vượt qua các rặng san hô hay khi đã gần bờ.

– Tránh những khu vực có sóng vỗ mạnh vào vách đá hay những tảng đá.

– Khi bè chuẩn bị cập bờ, các bạn hãy nhìn thẳng về phía trước, ngồi cho thật vững vàng để có thể chịu đựng được những cú va đập khi bè cập bờ.

– Khi bè vừa chạm đất, các bạn hãy nhảy xuống, nương theo những ngọn sóng để kéo bè vào bờ.

Hổ Hăng Hái

(Visited 996 times, 1 visits today)

Chia sẻ

Trả lời