Giữ Gìn Sức Khoẻ Để Sinh Tồn Trên Biển

Category: Hành Trang Hiệp Sĩ, Kỹ Năng Sinh Tồn

Giữ Gìn Sức Khoẻ Để Sinh Tồn Trên Biển

Bạn đã sống sót qua một tai nạn trên biển! Bạn đã lên được một chiếc bè và được ở một nơi ấm áp, khô ráo!.  Bây giờ bạn đã sẵn sàng để tồn tại trên biển trong một thời gian không rõ là bao lâu!

Cũng như trên đất liền, ở trên biển chúng ta vẫn áp dụng các quy tắc cơ bản của sự sống. Trước tiên bạn phải tự bảo vệ mình khỏi các yếu tố bất lợi chung quanh, sau đó tìm cách (hay làm) ra nước và thực phẩm. Tiếp theo là chuẩn bị dụng cụ để báo hiệu cho các đội tìm kiếm, các tàu bè qua lại . . . để giúp tăng cơ hội được tìm thấy và cứu thoát . . .

suckhoe

VẦN ĐỀ Y TẾ VÀ SỨC KHỎE

Sau sự chết đuối, nguy hiểm lớn nhất đến từ việc tiếp xúc với môi trường: giá lạnh, gió, nhiệt, mặt trời, muối . . .

Việc cơ thể của bạn đề kháng với các yếu tố này cũng bị giảm sút do sợ hãi, căng thẳng, và năng lượng thì cũng đã tiêu hao nhiều trong việc tìm kiếm phương tiện đào thoát.

Trên biển, bạn có thể bị say sóng, bị những vết loét do nước mặn, hoặc đối mặt với một số vấn đề y tế cũng như trên đất liền, như mất nước hoặc bị say nắng (sốc nhiệt). Những vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chữa trị hay  điều tiết.

suckhoe1

Say sóng

Say sóng là chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa, nó gây ra do sự chuyển động của chiếc bè dưới tác động của sóng. Tình trạng này có thể dẫn  tới:

  • Sự mất mát chất lỏng làm cơ thể nhanh chóng bị kiệt sức.
  • Mất hết ý chí sống còn.

Say sóng còn do bởi sự chăm chú nhìn vào những con cá mập (hoặc các đàn cá) bơi lượn quanh bè hoặc do các chất bẩn do người khác nôn ra.

Xử lý

  • Rửa cả bệnh nhân và bè để họ không thấy chất bẩn và không ngửi mùi hôi.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống gì cho đến khi sự buồn nôn biến mất.
  • Để bệnh nhân nằm xuống và nghỉ ngơi.

Cho uống thuốc chống say sóng nếu có. Nếu bệnh nhân không thể uống thì nhét vào hậu môn để cơ thể hấp thu chúng.

suckhoe2

Lưu ý: Một số người sống sót đã cho biết, nếu lắp đặt một mái vòm hay sử dụng đường chân trời như là một tiêu điểm để nhìn chăm chú, sẽ giúp khắc phục được bịnh say sóng. Những người khác thì cho rằng, bơi cùng với chiếc bè trong thời gian ngắn sẽ giúp hết say sóng, nhưng phải có sự quan tâm đặc biệt của người khác  trong lúc bơi.

Lở loét do tiếp xúc lâu với muối.Salt exposure tiếp xúc lâu vớ

Tiếp xúc với muối trong một thời gian dài sẽ kích thích da và có thể làmcháy da, mọng nước, các tổn thương này sẽ thành vết loét. Nếu có thể, các bạn nên rửa sạch vết thương bằng nước mưa và giữ cho vết thương luôn khô ráo, sát trùng và uống kháng sinh (nếu có). Tránh bất kỳ sự tiếp xúc thêm nào với muối (nước biển).

Tiếp xúc với nắng

Vấn đề chính của việc tiếp xúc với nắng là  tiếp xúc với tia tử ngoại  gây mất nước và bỏng da. Trên một chiếc bè giữa biển, nước ngọt là sản vật có giá trị nhất của bạn.  Một cách để giảm mức tiêu thụ nước ngọt cần thiết là không để cho cơ thể bạn mất chất lỏng. Để làm được như vậy bạn có để giảm vận động và tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.

Tạo dựng một bóng mát bằng bất kỳ phương tiện nào có thể, giữ da ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhất. Nếu có thể làm cho chúng có bóng râm che tối đa bề mặt trên bè trong khi vẫn để cho các luồng không khí thông thoáng.

Khi các bạn quá nóng thì hãy bơi lội (nhưng nhớ luôn luôn buộc mình vào chiếc bè.suckhoe3

Giữ ẩm quần áo trong thời tiết khô nóng sẽ giữ cho bạn mát hơn (nó cũng sẽ bảo vệ bạn khỏi bị bỏng)

Cháy nắng (bỏng nắng)

Cháy nắng là một vấn đề nghiêm trọng trong sự sống còn ở biển. Nó gây đau rát rất khó chịu và cũng có thể gây lở loét. Hãy cố gắng tránh bị cháy nắng bằng cách ở trong bóng râm, giữ đầu và làn da của bạn luôn được che chắn. Sử dụng kem hoặc sáp chống nắng từ túi cứu thương của bạn. Hãy nhớ rằng, sự phản xạ từ nước biển cũng gây cháy nắng.

Nếu đang ở trong nước

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống sót:

  • Cân nặng – những người to lớn và người mập có khả năng sống sót lâu hơn người gầy
  • Quần áo – mặc nhiều lớp quần áo mỏng sẽ giúp kéo dài thời gian sống sót
  • Tư thế cơ thể – bằng cách áp dụng tư thế HELP hoặc tư thế co cụm, bạn sẽ che chắn được những bộ phận dễ mất nhiệt của cơ thể như háng, nách và hai bên ngực.

Các yếu tố sau đây được coi là những mối nguy cho con người trong quá trình sơ tán trên biển:suckhoe4

  • Sốc nhiệt
  • Mất nhiệt
  • Giảm thân nhiệt
  • Say sóng
  • Không duy trì được chất lỏng trong cơ thể đúng cách, dẫn tới mất nước.
  • Uống phải nước biển hoặc nước tiểu
  • Đám cháy hoặc váng dầu trên biển

 Giảm thân nhiệt

Hạ nhiệt là nguyên nhân chính gây tử vong do tiếp xúc với các yếu tố lạnh giá.  Việc mất nhiệt cơ thể ở trong nước lớn hơn 25 lần trong không khí.  Ngay cả khi ở vùng nhiệt đới, một người dầm mình (không có bảo vệ) trong khoảng thời gian dài, cũng sẽ chết vì hạ thân nhiệt. (Vào năm 1980 một chiếc thuyền bị chìm trong nước ấm tại biển Cortez (vịnh California). Những người sống sót là những người đã mặc áo mưa khi nhảy xuống nước, thế mà họ vẫn còn bị hạ thân nhiệt). Còn nếu ở trong nước lạnh, cái chết vì hạ thân nhiệt có thể đến trong một vài phút.

Gặp những trường hợp này, các bạn cần mặc càng nhiều quần áo càng tốt. nhất là các loại đi mưa hoặc chống lạnh.

suckhoe5 suckhoe6

Trên bè

Cách tổ chức cuộc sống trên bè

  • Xác định người chỉ huy các hoạt động trên bè
  • Bố trí canh phòng
  • Mở hộp thiết bị
  • Phân phát thuốc chống nôn và túi nôn (nếu chưa phân phát trước lúc sơ tán)
  • Tát hết nước trong bè, làm khô sàn bè và làm phồng nếu thấy phù hợp.
  • Lái bè hướng về các bè cứu sinh khác, kết các bè lại với nhau.
  • Phân chia số người và thiết bị giữa các bè với nhau cho đồng đều
  • Cởi quần cáo ướt, vắt kiệt nước và mặc lại
  • Bố trí canh phòng và phân công nhiệm vụ.
  • Kiểm tra bè đã hoạt động tốt hay chưa, sửa chữa những hư hại nếu có.
  • Kiểm tra hoạt động của khe sáng trên mái bè, tiết kiệm năng lượng trong thời gian ban ngày.
  • Điều chỉnh các cửa trên mái bè để bảo vệ những người trong bè khỏi ảnh hưởng của thời thiết, hoặc để thông gió cho bè một cách phù hợp.
  • Chuẩn bị và sử dụng thiết bị phát tín hiệu cấp cứu EPIRB, thiết bị phản xạ sóng rada SART và radio.
  • Thu gom những vật dụng có ích trôi quanh bè.
  • Bảo vệ những người trong bè khỏi ảnh hưởng của cái nóng, cái lạnh và điều kiện ẩm ướt.
  • Xác định khẩu phẩn thức ăn và nước uống.
  • Thực hiện biện pháp nhằm ổn định tinh thần cho mọi người.
  • Đề ra các quy định về vệ sinh để duy trì môi trường sống phù hợp trong bè.
  • Bảo quản và duy trì tình trạng hoạt động của bè.
  • Sử dụng các trang bị sinh tồn trong bè một cách hợp lý
  • Chuẩn bị cho các hành động khi có tàu cứu hộ; khi được lai dắt và khi có máy bay cứu hộ đến.

Bảo vệ da

Nước muối làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da và làm cháy da, đẩy nhanh sự mất nước. Da có thể nhanh chóng bị khô, nứt nẻ và sưng tấy. Bảo vệ làn da của bạn bằng cách mặc quần áo có màu sáng.

Nước có thể làm cho bạn mát, nhưng tiếp xúc liên tục với muối có thể kích thích làn da của bạn nhiều hơn (không để cho nước muối thấm vào các vùng da bị bỏng).

Các bạn cũng cần phơi quần áo của bạn khô trước khi đêm đến. Ngay cả ở vùng nhiệt đới, ban đêm trên biển cũng có thể rất lạnh.

Nếu bạn không có loại thuốc chống nắng nào thì bất kỳ loại mỡ hoặc chất béo nào cũng có thể giúp bảo vệ làn da của bạn. (Chất béo có thể được tìm thấy trong các loài chim biển và nhiều loài động vật khác).

Bảo vệ mắt

Trên đại dương, ánh áng mặt trời phản chiếu bởi nước biển có thể gây mù tạm thời hoặc vĩnh viễn. Các bạn phải sử dụng kính râm trong mọi hoạt động ở dưới nước (kính phân cực 100% UV là tốt nhất).

Nếu không có bất kỳ loại kính mát nào, bạn nên bắt chước người dân ở vùng cực để chế tạo một cái kính. Sử dụng một miếng da, họ cắt thành hình cái kính, rạch hai khe hẹp để nhìn. Những khe hở hẹp này làm giảm thiểu sự tiếp xúc với tia sáng mặt trời. Bạn có thể sử dụng loại vải dày hay vỏ cây để chế tao một cái kính bảo vệ mắt như cách nói trên.

suckhoe7

Nếu mắt bạn đang bị sưng hoặc bỏng, bạn có thể áp dụng băng ướt để làm mát và giảm thiểu ánh sáng. Tốt hơn là sử dụng nước ngọt, nếu bạn có. Don’t apply the bandage for too long. Tuy nhiên không nên sử dụng băng  quá lâu.

Hổ Hăng Hái

(Visited 480 times, 1 visits today)

Share this post

Trả lời