Sơ Cứu Trẻ Em Bị Ngạt Thở

Category: Hành Trang Hiệp Sĩ, Ứng Phó Khẩn Cấp

Sơ Cứu Trẻ Em Bị Ngạt Thở

Cho dù bạn tiến hành sơ cứu một trẻ nhỏ hay một người lớn bị nghẹt thở do dị vật lọt vào đường hô hấp thì chắc chắn điều quan trọng nhất lúc đó mà bạn nhận thấy là phải được chuẩn bị trước hay phải được đào tạo đầy đủ về sơ cứu.

Các kỹ thuật thông thường là vỗ lưng và đẩy ngực hoặc bụng để đánh bật dị vật gây tắc nghẽn đường thở ra ngoàitreem. Tiếp theo là tiến hành kỹ thuật hồi sinh tim phổi đã được sửa đổi (modified CPR) nếu trẻ nhỏ bất tỉnh. Lưu ý rằng có nhiều kỹ thuật khác nhau có thể thực hiện tùy thuộc vào việc bạn đang sơ cứu một trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi hoặc một trẻ nhỏ hay trẻ mới biết đi hơn 1 tuổi – cả hai đều có những kỹ thuật khác nhau.

Những điều cần làm:

  • Khuyến khích trẻ ho, nếu trẻ nhỏ đang ho hoặc nôn khan, điều này có nghĩa rằng đường thở của trẻ chỉ bị tắc nghẽn một phần vì vậy trẻ không bị thiếu oxy hoàn toàn.treem1
  • Hãy đứng bên cạnh cổ vũ, động viên bé tiếp tục ho. Phản xạ ho và ọe có thể giúp bé tống được vật lạ ra ngoài trong vòng một phút.
  • Tỏ ra bình tĩnh để bé hiểu rằng mọi chuyện vẫn ổn, như vậy bé sẽ không bị hoảng sợ. Theo dõi xem sau khi ho bé có dễ thở hơn hay không.treem2
  • Kiểm tra miệng bé và lấy ra những thứ bạnnhìn thấy trong đó. Tuyệt đối không dùng ngón tay mò mẫm tìm vật lạ, chỉ móc ra những thứ mà bạn nhìn thấy. Dù bạn có làm gì thì cũng không được cố gắng loại bỏ tắc nghẽn bằng cách chọc tay của bạn vào họng của trẻ. Điều này có thể làm cho dị vật chui vào họng sâu hơn hoặc gây tổn thương họng của trẻ hoặc kích thích gây co thắt thanh quản.
  • Không cho bé uống bất cứ thứ gì trừ khi bé sặc phải đồ vật khô, ví dụ như bánh quy. Việc đưa thêm nước vào có thể làm tình hình tồi tệ hơn.
  • Nếu sau khi cơn ho dịu đi, bạn vẫn tiếp tục nghe thấy tiếng thở ồn ào hay tiếng ho thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức, có thể vật lạ đã đi sâu vào phế quản.
  • Nếu bé thở khó khăn trong vòng vài phút, gọi ô tô cấp cứu ngay.

 Nếu trẻ không thể khóc hoặc kêu la thì chứng tỏ đường thở đã bị tắc nghẽn hoàn toàn và trẻ sẽ không thể tự loại bỏ tắc nghẽn khi ho. Các triệu chứng khác chứng tỏ đường thở bị tắc nghẽn bao gồm:

  • Trẻ phát ra âm thanh kỳ cục, the thé hoặc không thể phát ra âm thanh nào được.
  • Nắm chặt cổ họng.
  • Da chuyển mầu đỏ ửng hoặc xanh.
  • Môi và móng tay chuyển mầu xanh.
  • Bất tỉnh.

Hãy tiến hành sơ cứu ngay lập tức:

Nếu có thể, nhờ một người gọi điện cho dịch vụ cấp cứu y tế (115) ngay lập tức, trong khi bạn thực hiện sơ cứu.

Nếu bạn chỉ có một mình bên cạnh bé, tiến hành sơ cứu ngay lập tức, tiến hành sơ cứu trong 2 phút, sau đó dừng lại và gọi dịch vụ cấp cứu y tế; tiếp tục quay lại tiến hành sơ cứu cho tới khi nhân viên y tế đến. 

ĐỂ THÔNG ĐƯỜNG THỞ CHO BÉ SƠ SINH:

  • Giữ em bé nằm sấp giữa cánh tay của bạn, cho đầu của em bé thấp hơn so với phần còn lại của cơ thể. Bạn có thể tì cẳng tay của bạn trên chân của bạn để hỗ trợ.
  • Vổ em bé một cách nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, 5 lần vào giữa lưng bằng cách sử dụng gan bàn tay của bạn.
  • Tiếp theo, quay mặt bé lên, chăm sóc để bảo vệ đầu của bé. Tựa cánh tay của bạn trên đùi để hỗ trợ.

treem3

  • Đặt hai ngón tay của bạn lên giữa ngực của bé, ngang dưới hai núm vú, rồi đẩy xuống, mạnh và nhanh. Bạn nên đẩy từ 1/3 đến ½ độ sâu ngực của bé năm lần.
  • Cố gắng đánh bật các dị vật với mỗi lần đẩy. Không nên làm tất cả năm cái một lúc.
  • Kiểm tra miệng của bé sau mỗi lần đẩy và loại bỏ các dị vật làm ngạt.
  • Lặp lại việc vỗ lưng và đẩy ngực cho đến khi em bé của bạn đã nôn ra các dị vật gây ngạt thở. Bạn sẽ biết khi nào thì điều này xảy ra, bởi vì lúc đó em bé của bạn sẽ bắt đầu khóc, thở, hoặc ho.
  • Nếu em bé của bạn bị bất tỉnh, hãy làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Khi nào thì gọi bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu:

Đưa con bạn đi chăm sóc y tế khẩn cấp sau khi trải qua bất kỳ trường hợp ngạt thở nặng.

Cũng cần phải chăm sóc y tế khẩn cấp cho một đứa trẻ nếu:

  • Có những cơn ho dai dẳng, chảy nước dãi, nôn, thở khò khè, khó nuốt, hoặc khó thở.
  • Da của em chuyển sang màu xanh, người chao đảo hoặc vô thức trong sinh hoạt, ngay cả khi em có vẻ như đã phục hồi.
  • Bạn nghĩ rằng đứa trẻ đã nuốt phải một vật lạ sản xuất từ nước ngoài như một món đồ chơi hoặc pin.

Nếu con của bạn đã có một triệu chứng có vẻ như là ngạt thở nhưng đã hồi phục hoàn toàn sau một cơn ho. Tuy bé không cần chăm sóc y tế ngay lập tức nhưng bạn cũng nên gọi cho bác sĩ của bạn.

THÔNG ĐƯỜNG THỞ CHO THIẾU NIÊN:

Những thủ thuật ở trên, chúng ta chỉ áp dụng cho trẻ sơ sinh nhưng đối với trẻ đã lớn, chúng ta phải dùng cách khác.

Nếu thấy trẻ có một vài triệu chứng dưới đây:

  • Không thể khóc hoặc kêu la.
  • Cổ khò khè, thở hổn hển, the thé thì thầm.
  • Lỗ mũi đỏ lên.
  • Thành ngực giữa xương sườn và các phần mềm trên xương cổ và xương ngực giãn ra.
  • Hai tay ôm chặt vào cổ họng.
  • Lăn lộn xung quanh và chảy nước dãi.
  • Chảy nước mắt.
  • Da chuyển mầu đỏ ửng hoặc xanh.
  • Môi và móng tay chuyển mầu xanh.
  • Bất tỉnh.

Hãy lập tức tiến hành sơ cứu ngay.

Nếu nạn nhân còn tỉnh:

treem4

1/ Vỗ lưng:

  • Trấn an trẻ.
  • Để trẻ đứng hay ngồi, gập người ra phía trước, đầu thấp hơn ngực.
  • Động viên trẻ ho khạc vật gây ngạt ra.
  • Vỗ mạnh 5 lần lên lưng nạn nhân, chỗ giữa hai xương vai.
  • Nếu vỗ lưng như vậy mà không thấy hiệu quả, các bạn hãy thử sử dụng phương pháp Heimlich để tận dụng lượng không khí còn trong buồng phổi nạn nhân để đẩy vật lạ ra ngoài.

2/ Phương pháp Heimlich:

Các bạn đứng sau lưng của trẻ, hai chân đứng theo tư thế trước sau, chân trước đặt giữa hai chân của trẻ, choàng tay qua người của trẻ. Nắm hai tay sao cho lòng bàn tay úp xuống, đặt vị trí  của ngón tay cái dựa vào phần dưới của mỏm xương ức của trẻ. Kéo thật mạnh tay theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên. Kiểm tra miệng của nạn nhân  xem dị vật đã văng ra chưa, nếu chưa thì kéo mạnh 5 cái. Kiểm tra lại rồi ấn 5 cái nữa. Tiếp tục kiểm tra cho đến khi thấy sạch những chất đã gây ngạt thở cho trẻ.

treem5

Nếu trẻ bất tỉnh:

Nếu thức ăn hoặc dị vật bị mắc kẹt trong cổ họng và chặn dòng chảy của oxy đến não, thì cuối cùng trẻ sẽ mất ý thức. Việc chuẩn bị sẵn sàng để xử trí với một đứa bé bị ngạt thở bất tỉnh bằng cách sử dụng thủ thuật hồi sức tim phổi (CPR). Việc điều trị có hơi khác nhau giữa người lớn và trẻ em dưới 9 tuổi.

treem6

  1. Để cho trẻ nằm ngữa trên một cái bàn, giường hoặc sàn nhà.
  2. Tìm những vật lạ mà bạn nhìn thấy ở trong miệng của trẻ. Dùng ngón tay để lấy ra, nhưng không thọc sâu vào khí quản của trẻ.

treem7

  1. Nhẹ nhàng nghiêng đầu của trẻ trở lại để mở đường thở.
  2. Nghiêng tai của bạn sát miệng đứa trẻ, để bạn có thể nghe và cảm nhận hơi thở của bé. Nếu bé không thở thì tiến hành bước tiếp theo.treem8
  1. Phủ miệng và mũi của bé bằng miệng của bạn và thổi một hơi ngắn nhanh. Hãy để không khí đi ra và lặp lại một lần nữa. Nên nhớ phổi của bé nhỏ hơn nhiều so với bạn và bạn chắc không muốn làm hỏng chúng.
  2. Thực hiện ép nén ngực với một tốc độ khá nhanh, khoảng100 cái/phút. Bạn có thể đếm to để dễ nhớ. Mỗi lần nén 30 cái.

       Cách nén:

  • Hãy tưởng tượng một đường thẳng được vẽ giữa 2 núm vú của em bé.
  • Tìm tâm điểm giữa 2 núm vú của bé và đặt 2 bàn tay của bạn lệch bên dưới một chút.
  • Nhấn 2 bàn tay vào ngực để nén xuống 1.5 inches (4 cm).
  • Mỗi chu kỳ nén là 2 lần thổi ngạt và 30 cái ép ngực.

treem9

  1. Kiểm tra hơi thở của bé. Nếu không thấy bé thở, lặp lại thổi 2 hơi và tiếp theo là 30 cái ép ngực. Tiếp tục kiểm tra sau mỗi chu kỳ và thực hiện hô hấp nhân tạo cho đến khi bé có thể vượt qua tình trạng khẩn cấp.

 daosaigon.org

(Visited 4688 times, 1 visits today)

Share this post

Trả lời